Nhà báo Lan Hương: Kính chào quý vị độc giả của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thế giới đang chuyển dịch về phương Đông. Cùng hòa vào dòng chảy này của thế giới, châu Âu đang xích lại gần châu Á, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Tại Hội nghị tổng kết 20 năm hợp tác Việt Nam – EU cuối năm 2010, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định đó là mối quan hệ “lâu dài, phát triển không ngừng, nhanh chóng, thay đổi về chất” một cách toàn diện trên các lĩnh vực cũng như trong hợp tác đối phó với các thách thức toàn cầu.
Rõ ràng vị trí địa chính trị, địa kinh tế của hai bên có tầm quan trọng và cả hai bên đều đã nhận ra điều đó.
Đáp lại lời ông Khoan, ông Sean Doyle, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam nhận định mối quan hệ giữa hai bên đã thay đổi, chuyển từ “dự án” sang “chương trình”, chuyển từ “hỗ trợ chính sách” sang “hỗ trợ kinh tế”.
Có mặt tại studio của VEF hôm nay là ông Sean Doyle, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu EU và ông Vizi László, Đại sứ Hungary tại Việt Nam. Từ tháng 1/2011, Hungary chính thức giữ chức chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng. Hai vị khách mời sẽ cùng thảo luận về mối quan hệ kinh tế Việt Nam – EU và những bài học từ EU trên con đường công nghiệp hóa.
Với tổng số vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1996 – 2009 là 10 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) hiện là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam. Việt Nam vốn bị đánh giá là giải ngân ODA khá chậm. Thưa đại sứ Sean Doyle, ông đánh giá ra sao về thực trạng sử dụng ODA của Việt Nam?
Trưởng phái đoàn EU Sean Doyle: Vốn ODA mà EU cấp cho Việt Nam được chia thành các hình thức khác nhau. Thứ nhất là viện trợ không hoàn lại khoảng 1 tỉ USD, được dùng cho các hoạt động trao đổi chuyên gia, hợp tác đào tạo nâng cao năng lực cho các bộ ngành, hỗ trợ cải cách thể chế…
Đọc tiếp Việt Nam mất lợi thế khi thành nước thu nhập trung bình →