“Let’s Stay Together” là bài hát của ca sĩ Mỹ Al Green trong album năm 1972 của anh có cùng tên với bản nhạc này. Trước đó, năm 1971 Al Green đã phát hình bản này trên đĩa đơn, lên đến số 1 đến 16 tuần trên bảng Billboard Hot 100, và số 1 trên bảng R&B (Rhythm and Blues) của Billboard trong 9 tuần. Billboard chấm bài này số 11 trong số các bài hát 1972.
Đọc tiếp Let’s stay together – Al Green
Lưu trữ ngày: Tháng Một 28, 2011
Tiếng khảy móng tay
- Không thấy được sức mạnh trong lành (cũng như sức mạnh rác rến) của chính mình là một nghiệp tội rất lớn, tạo ra chỉ vì ta mê muội về chính mình.
Chào các bạn,
Một tiếng khảy móng tay có thể rung động đến vô lượng thế giới. Ta thường nghe như thế, nhưng ta có hiểu câu này gần gũi với đời sống cơm gạo hàng ngày của ta thế nào không? Đây có vẻ như là một loại ẩn ngữ chỉ một số người đặc biệt có thể hiểu được? Hay chỉ là một loại nói phóng đại không thực sự chính xác?
Thật ra, nếu bạn nhậy cảm với đời, bạn có thể thấy được sự thật về ảnh hưởng liên hoàn trong cuộc đời như thế. Hãy quan sát một cái còn nhỏ hơn cả tiếng khảy của móng tay—một tư tưởng. Tư tưởng trong đầu ta chẳng có một âm thanh nào nhưng vẫn có thể rung động đến vô lượng thế giới. Chúng ta có biết điều đó không?
Inh lả ơi, xao nọong ơi!
“Inh lả ơi, xao nọong ơi! Khắp núi rừng Tây bắc sáng ngời, mùa xuân đến ngàn hoa hé cười…”, mỗi khi lời bài dân ca Thái: “Inh Lả ơi” trong sáng tươi vui cất lên, mỗi người như lại được nồng say trong vòng xòe mê đắm. Ca từ và tiết tấu đơn giản, mượt mà, thấm đượm hồn dân ca Thái làm cho mỗi người như cảm nhận được sự giao hòa của Đất trời, con người cùng vạn vật trong bước đi rộn rã của mùa xuân. Bài hát được nhiều ca sỹ, nghệ sỹ trình diễn rất thành công ở trong và ngoài nước.
Sư thầy chùa Hương nói chuyện sống “ảo”
Đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương nói giới trẻ đang “lệ” quá nhiều vào cuộc sống hiện đại, internet, không chỉ “sống ảo” mà còn “sống vội”.
![]() |
Dân gian thường nói: Thứ nhất tu nhà, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa cơ mà. Tại sao không tu ở nhà mà lại phải vào chùa?
Vì chưa biết tu chùa. Như nhiều người vào đây không biết gặp tôi nên bắt tay hay chắp tay. Chưa ở trong chùa, chưa tu trong chùa thì chưa biết phép tắc nhà chùa rồi chưa biết cách tu học thì làm sao tu nhà được, mang cái gì về để tu bây giờ? Cha ông ta vẫn nói: học ăn – học nói – học gói – học mở nhưng chưa biết Phật thì làm sao tu được ở nhà? Phải tu ở trong chùa, ở xã hội rồi mới tu ở gia đình. Tu cũng phải có cấp độ khác nhau chứ không phải cứ nhất là nhất mà đó là dễ nhất vì tu nhà không phải chịu sự ràng buộc quản lý.
Thầy có thấy ngày càng nhiều bạn trẻ đang tìm đến cửa chùa?
Tản mạn câu chuyện hóa rồng
Vào những năm đầu của thập niên 1990, khi những nhà kinh tế của Đại học Harvard Mỹ cùng nhau phác thảo một con đường phát triển cho nền kinh tế Việt Nam mà họ đặt tên là “Theo Hướng Rồng Bay”, thế giới đã tin tưởng rằng giấc mơ hóa rồng của Việt Nam sẽ sớm trở thành hiện thực.
Trong vòng hai thập niên, Việt Nam sẽ đứng vào hàng ngũ những nền kinh tế mới công nghiệp hóa (newly industrialized countries-NICs), những con hổ của Đông Á. Kỳ vọng đó không có gì quá xa vời, lúc đó Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh, đang hừng hực khí thế Đổi mới và Mở cửa, có một lực lượng lao động trẻ, giỏi và siêng năng, có nguồn tài nguyên dồi dào và các nhà lãnh đạo đầy quyết tâm đưa đất nước vượt ngọn thác vũ môn để tiến đến cường thịnh.
Hai mươi năm không phải là một thời gian dài, nhưng hai mươi năm là một thời gian đủ để một nền kinh tế cất cánh. Nhật Bản trong thập niên 1960, 1970, Hàn Quốc, Đài Loan trong thập niên 1970, 1980, Singapore, Hồng Kông trong thập niên 1980, 1990 và gần đây là Trung Quốc trong hai mươi năm kể từ thập niên 1990 là những ví dụ điển hình về khả năng hiện thực của tăng tốc và cất cánh.
Nhưng sau hai mươi năm, đối với người dân Việt niềm mơ ước hóa rồng vẫn còn là niềm mơ ước.
Tổng bí thư và thông điệp dân chủ
– Có lẽ mong muốn lớn nhất của người dân là cơ chế dân chủ phải bắt đầu ngay từ bầu cử Quốc hội sắp tới.
Trong diễn văn ra mắt sau khi được bầu làm người đứng đầu Đảng khóa XI, tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã long trọng cam kết trước toàn Đảng, toàn dân “kiên định độc lập dân tộc, phát huy dân chủ”.
Trong cuộc họp báo sau đó, không ít lần, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc đến từ dân chủ và nhấn mạnh phải xây dựng cơ chế như thế nào để có dân chủ thực chất chứ không phải là dân chủ hình thức, là “trình diễn cho có dân chủ”.
Điều cốt yếu là làm. Dân chủ đã có nhiều người viết và nói rất hay. Tuy nhiên để đi vào cuộc sống lại không đơn giản. Người dân chỉ mong muốn giản dị là được quyền nói chính kiến của mình, nói đúng nguyện vọng của mình, nói thật thực trạng mình đang chứng kiến, làm những điều gì có lợi cho mình, đồng bào mình, dân tộc mình. Và đó là bản chất nhất của dân chủ. Bác Hồ diễn đạt điều này thật nôm na dễ hiểu “Dân chủ là người dân được quyền mở miệng”.
Cử tri huyện Cái Nước, Cà Mau xem xét kỹ tiểu sử của các ứng cử viên để lựa chọn đúng đắn người có đủ đức, tài bầu vào đại biểu Quốc hội khóa XII. Ảnh: baoanhdatmu |
Vấn đề đúng như Tổng bí thư nhấn mạnh chính là xây dựng cơ chế. Chừng nào chưa có cơ chế thì dân chưa dám nói ra những điều mình nghĩ mình tâm huyết, vẫn lo sợ “đấu tranh, tránh đâu”.