Clair de Lune – Debussy

 
Claude-Achille Debussy (1862 – 1918) làm một nhạc sĩ Pháp hàng đầu trong trường phái ấn tượng cận hiện đại, và là người có ảnh hưởng hàng đầu trên âm nhạc Âu châu vào đầu thế kỷ 20. Ông được phong Chevalier de la Légion d’honneur (Kỹ sĩ Đoàn quân Danh dự) năm 1903.

Sau đây ta có Clair de Line (Ánh Trăng) của Debussy qua (1) piano độc tấu, (2) tiếng violin của David Oistrakh (1908-1974), thiên tài Ukraine về violin, và (3) tiếng guitar cổ điển của John Williams và Julian Bream.

 
Continue reading Clair de Lune – Debussy

Không thoải mái khi ngồi trong nhóm?

Chào các bạn,

Tiếng Anh có từ social anxiety (“SA”), tạm dịch là “áy náy trước đám đông” để chỉ tình trạng rất nhiều người gặp phải là áy náy, không thoải mái, khi ngồi trong một nhóm, như là một nhóm bạn cùng trường, cùng lớp hay cùng công ty, cảm thấy rất ngần ngại bồn chồn, và chỉ thoải mái khi ngồi một mình.

Người ta có thể đoán vài l‎ý do như di truyền, thói quen trong đời sống, các chuyện đã gặp phải trong đời, v.v… Dù là lý do gì thì hiện tượng chung là người gặp SA thường hay lo lắng là người khác sẽ phán đoán phê phán mình, họ có thể nói mình ngu, sai, tồi. Cảm giác này còn tăng mạnh hơn khi ngồi chung với những người không phải là bạn rất thân của mình, những người thuộc văn hóa khác (như người nước ngoài hay khác tôn giáo, khác chủng tộc). Và đối với sinh viên du học thì có cơ hội cho SA tăng cao thêm vì phải ngồi chung với các bạn bè khác văn hóa với mình hàng ngày.

Continue reading Không thoải mái khi ngồi trong nhóm?

12 năm đến trường bằng tay

 

(Dân trí) – Đôi chân bị liệt không thể đi lại được, nhưng ham chữ nên suốt 12 năm qua, Sùng A Đế đã “bò” đến trường đi học bằng chính đôi tay của mình. Nghị lực phi thường của cậu học trò nghèo nơi miền sơn cước đã khiến nhiều người phải khâm phục.
>> 9 năm đến trường trên đôi chân của bạn


Chặng đường đến trường với Sùng A Đế rất khó khăn nhưng Đế luôn tươi cười
 

Đó là trường hợp của Sùng A Đế, ở bản Suối Hộc, xã Trung Lý, huyện vùng cao Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Suốt 12 năm học qua, hình ảnh cậu học trò Sùng A Đế đến trường bằng chính đôi tay của mình đã khiến nhiều người cảm phục.

 
Continue reading 12 năm đến trường bằng tay

Thách thức cho ban lãnh đạo mới

Vinashin

Trong khi Đại hội Đảng XI đang diễn ra tại Hà Nội, giới chuyên gia nói nhiều về các thách thức kinh tế mà một ban lãnh đạo mới sẽ phải tập trung đối phó.

Đài BBC nói chuyện với Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong từ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tệ-Xã hội Hà Nội, một trong những người đã đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng trong thời gian vừa qua.

TS Nguyễn Minh Phong: Thực ra trong các dự thảo Cương lĩnh, Báo cáo Chính trị và Chiến lược Kinh tế trình Đại hội Đảng, các thách thức đặt ra cho ban lãnh đạo mới cũng đã được đề cập.

Ở đây tôi xin lược quan một vài thách thức chính: trước hết là phải tạo ra được sự đột phá về thể chế, và không chỉ trong thể chế kinh tế. Phải tạo ra một sự đột phá toàn diện và nói theo tinh thần Đại hội Đảng XI thì đây là đại hội của sự hội nhập toàn diện chứ không còn chỉ là hội nhập về kinh tế nữa.

Continue reading Thách thức cho ban lãnh đạo mới

Mỹ-Trung: Nhìn xa trông rộng, tránh thế long hổ tương tranh

Tác giả: Trang Thư

 

(VEF) – GS. Stephen Walt đã thể hiện đúng tư duy hiện thực và phong cách trực diện của mình khi phát biểu tại Lễ công bố 500 DN lớn nhất VN (VNR 500) ngày 15/1. Vị giáo sư Harvard đã không úp mở mà đi thẳng vào những khía cạnh gai góc nhất trong mối quan hệ Mỹ-Trung.

GS Stephen Walt khẳng định ngay từ đầu rằng ông có đôi chút “bi quan” về sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, bởi e ngại rằng “mối quan hệ cộng sinh Trung Mỹ có thể khó giữ vững và bị thay thế bởi nguy cơ xung đột.”

Quan điểm này của một người theo trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế như GS Walt là điều dễ đoán trước. Những nhận định của ông vẫn mang hơi hướng của một nhà nghiên cứu luôn coi lợi ích là yếu tố chính chi phối chính sách đối ngoại quốc gia.

“Trung Quốc sẽ có xu hướng xác định lợi ích cốt lõi của mình theo cách rộng hơn khi quyền lực được củng cố, và nước này sẽ cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo các bên khác không thể đe dọa những lợi ích này. Nếu sức mạnh của Trung Quốc tiếp tục dâng cao, mối quan hệ Trung – Mỹ chắc chắn sẽ ngày một cạnh tranh hơn. Trung Quốc có lẽ muốn trở thành một siêu cường khu vực, còn Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn điều này.”

GS Stephen Walt: Mỹ – Trung ở thế long hổ tương tranh. Ảnh: Linh Phạm

Continue reading Mỹ-Trung: Nhìn xa trông rộng, tránh thế long hổ tương tranh