[TĐH: “Chùa chiền không phải là một tổ chức thông thường, không có quy chế rõ ràng, không có con dấu, không có người đại diện theo pháp luật… Do đó bản thân tổ chức ấy (chùa) không thể tham gia giao dịch với tư cách một chủ thể độc lập bình thường…”
Đây là một điều rất yếu kém trong chính sách quản lý tôn giáo. Tại sao đã đến thế kỷ 21 rồi mà các cơ sở tôn giáo không được có tư cách pháp nhân tương đương với một công ty thương mãi, với mọi quyền lợi và trách nhiệm gần giống như một công ty thương mãi (với một số khác biệt tất nhiên)?]
vietnamnet.vn
Sau bài viết “Nhà sư viên tịch, gần 140 ngàn đô ai hưởng?” đăng trên VietNamNet, rất nhiều bạn đọc đã chia sẻ ý kiến về vấn đề này. Để bạn đọc hiểu rõ hơn vụ việc, chúng tôi đăng lại bài viết phân tích của Luật sư Trần Thị Thúy Hằng trên báo Dân Trí.
Theo quy định tại khoản 2 điều 15 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự như “ quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản”.
Tại điều 5 BLDS cũng quy định “trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”.
Như vậy theo luật pháp Việt Nam không có quy định riêng với những người xuất gia tu hành, mọi người đều bình đẳng và có quyền tài sản như nhau. Do đó nếu đơn thuần xét chứng cứ hiện có (sổ tiết kiệm đứng tên bà Đỗ Thị Thiềng…) thì đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Thiềng và sau khi bà mất đi mà không có di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế của bà sẽ được hưởng di sản của bà để lại theo quy định của pháp luật.
Mặc dù tài sản được gửi Ngân hàng và sổ tiết kiệm – là những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu- mang tên bà Đỗ Thị Thiềng nhưng chúng ta cần xem xét đến nguồn gốc hình thành khối tài sản trên.
Đọc tiếp Ai hưởng 140 ngàn đô của ni sư viên tịch? →