70s Rock – I Don’t Wanna Miss A Thing – Aerosmith

Anh không muốn mất một điều gì

(Aerosmith)

Anh có thể thức chỉ để nghe em thở
Ngắm em cười trong giấc ngủ
Xa xôi và mơ màng
Anh có thể dùng cả đời anh trong tận hiến ngọt ngào này
Anh có thể lạc trong giây phút này vĩnh viễn
Ôi, mỗi phút sống bên em
Là một quý báu anh gìn giữ

Đọc tiếp 70s Rock – I Don’t Wanna Miss A Thing – Aerosmith

Mỗi chúng ta là một phần của tổng thể

Chào các bạn,

Mỗi khi nói về thay đổi tư duy hay hành động, ví dụ như không vứt rác bừa bãi, xếp hàng ở nơi  công cộng để làm gương cho những người khác, người Việt hay phủ nhận bằng câu nói “Ôi giời, một mình mình thì làm được gì”. Chúng ta thường nghĩ rằng bản thân chúng ta là quá nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn (dù là “xã hội” theo nghĩa hẹp chỉ là nhóm 2-3 người) và trở nên rất thụ động trong việc thay đổi thói quen. Mặt khác, chúng ta có xu hướng mong chờ một vài hay nhiều cá nhân khác thay đổi và bắt chước theo và có một niềm tin mãnh liệt rằng “một con én không làm nên mùa Xuân”. Tất nhiên, một con én không làm nên mùa xuân có nghĩa là nhiều con én sẽ làm nên mùa Xuân. Vậy ai sẽ là con én đầu tiên đây nếu như ai cũng chờ các con én khác?

Đọc tiếp Mỗi chúng ta là một phần của tổng thể

Biết nói sao đây?

Chào các bạn,

Có lẽ các bạn đã biết vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết cô bạn gái một cách rất man rợ, và bị tòa tuyên án tử hình. Mới đây tòa phúc thẩm Hà Nội đã phán quyết giữ y án tử hình.

Mình không thích án tử hình bao giờ, nhưng đó không phải là điểm mình muốn nói đến. Điểm làm cho mình nhức nhối là bà mẹ của Nghĩa. Đây là một người phụ nữ yết ớt cả đời chỉ biết làm nội trợ và lo cho chồng con. Đùng một cái bà có tin con trai rất tử tế và hiền dịu của mình phạm án sát nhân rất dã man, đối diện án tử hình. Rồi chồng bà chạy đáo để lo “chạy” cho con, bị đụng xe trên đường đi mượn tiền lo án phí, và qua đời. Và bây giờ đứa con trai sắp sửa bị tử hình. (Xem hai bài báo dưới đây)

“Giờ tôi mất hết rồi… Không biết còn ai đau khổ hơn tôi nữa không? Không biết tôi còn có thể sống tiếp được nữa không?”.

Đọc tiếp Biết nói sao đây?

Không thể biện minh việc dùng vũ lực ở Biển Đông

Tác giả: Anh Phương – Huỳnh Phan

Kiềm chế, minh bạch yêu sách và chính sách, tăng sử dụng cơ chế hợp tác khu vực, bắt đầu từ những lĩnh vực dễ, ít nhạy cảm… là con đường để kiểm soát xung đột Biển Đông, các học giả kết luận tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông chiều 12/11.

>> VN tổ chức hội thảo quốc tế lần 2 về Biển Đông
>> Biển Đông: Hết mưa trời lại nắng

Sau hai ngày thảo luận với 7 phiên, Hội thảo Quốc tế: “”Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” đã kết thúc chiều 12/11 tại Hà Nội.

Ghi nhận thành công của Hội thảo, GS Leszek Buszynski, Trung tâm Chiến lược và quốc phòng, Đại học quốc gia Úc còn gợi ý “thậm chí cần tính trao giải Nobel Hòa bình cho các hội thảo này vì đã có đóng góp thực sự hữu ích đối với hòa bình trên thế giới”.

Đọc tiếp Không thể biện minh việc dùng vũ lực ở Biển Đông

Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm ‘hơi chặt’

BBC


Quốc hội có khuôn khổ để bỏ phiếu tín nhiệm nhưng ‘chưa có tiền tệ’.

Quốc hội Việt Nam đã bác bỏ đề nghị của một dân biểu yêu cầu lập ủy ban điều tra vụ Vinashin.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã trả lời bằng công văn cho đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói “chưa cần thiết trình Quốc hội việc thành lập ủy ban lâm thời” để điều tra vụ Vinashin.

Đọc tiếp Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm ‘hơi chặt’

Chống tham nhũng thế nào khi xã hội không biết xấu hổ?

    Những người trẻ tuổi sẽ có hệ giá trị riêng của họ. Hãy cùng họ tạo ra hệ giá trị đúng, trong đó không có chỗ cho tham nhũng.”

    Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva

Với chủ đề “Khôi phục lòng tin: Hành động toàn cầu vì sự minh bạch”, Hội nghị chống tham nhũng quốc tế đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan đặt cược vào việc thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình như những phương thuốc hiệu nghiệm chống tham nhũng.

Diễn ra trong 4 ngày (10 – 13/11) với 4 phiên họp toàn thể và khoảng 40 phiên thảo luận nhóm, những người muốn học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng tha hồ loay hoay, bởi ngày làm việc nào cũng kéo dài đến tối muộn. Cùng một thời điểm, có đến 5, 7 phiên thảo luận nhóm về đủ mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục… Tất cả đều được soi chiếu ở lăng kính của tham nhũng.

Bởi thế, hoàn toàn vắng bóng những “thành tựu” kinh tế đáng tự hào, những lợi nhuận khổng lồ, những mức thu nhập bình quân đầu người đứng nhất, nhì thế giới. Mọi người có mặt ở hôi nghị dù đến từ những nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Nhật Bản, nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, hoặc những nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi đều chia sẻ những bất an, với ít điểm sáng trong công cuộc phòng chống tham nhũng của quốc gia mình.

 

Mô tả ảnh.
Cam kết chính trị chống tham nhũng của Thủ tướng Thái Lan và lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Đọc tiếp Chống tham nhũng thế nào khi xã hội không biết xấu hổ?