Thứ hai, 22 – 11 – 2010 16:20 |
Tại miền núi Quảng Nam, đồng bào Cơ Tu sinh sống phân bố trong 197 buôn, làng thuộc các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang thành ba vùng: người Cơ Tu vùng cao (Cơ Tu đriu), người Cơ Tu vùng trung (Cơ Tu nal) và người Cơ Tu vùng thấp (Cơ Tu phương). Dù ở vùng nào, khi lập làng, dựng nhà thì người Cơ Tu đều chọn đất, chọn rừng nơi núi cao, nơi đầu con suối, con sông.
Làng (Vêêl, Kar non, Bươl) của người Cơ Tu tồn tại theo hình thức đơn vị cư trú, tự quản, đứng đầu có chủ làng (tako vel) do hội đồng già làng bầu ra. Làng của người Cơ Tu chứa đựng nhiều mối quan hệ xã hội như: gia đình – gia tộc, láng giềng, xóm… Mỗi làng (Vêêl, Kar non, Bươl) thường có một cái tên riêng, hoặc mang tên nguồn nước, khe suối, đồi núi… nơi đồng bào Cơ Tu cư trú.

Mô hình nhà dài truyền thống vào loại cổ nhất của người Cơ Tu còn sót lại trên vùng Trường Sơn hiện nay được phục dựng tại “Làng truyền thống Cơ Tu” ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Đọc tiếp Nhà dài truyền thống của người Cơ Tu →