Anh là người trên núi, hãy lên đây.
Anh là người cày trong thung lũng, mặt đầy bùn.
Vâng, anh đang loạng choạng và anh biết xe anh không nổ máy
Vâng, anh đang loạng choạng và anh biết anh chơi đàn rất tồi
Cho anh uống một chút từ ly yêu của em
Chỉ một ngụm và anh sẽ gục say
TĐH: Hôm nay thấy được loạt bài “Hành trình tư tưởng của L. Tolstoi” về đại văn hào Nga Leo Tolstoi, trên vietnamnet.vn. Bài này, “Không vào hùa với những kẻ nói dối, dù chúng đông”, rất hợp với nguyên lý tư duy tích cực mình nhắc đến thường xuyên trên Đọt Chuối Non, nên post bài này làm bài Trà Đàm thế cho bài của mình.
Hành trình tư tưởng của L. Tostoi:
Không vào hùa với những kẻ nói dối, dù chúng có đông!
Lev Nikolaevich Tolstoi (1828-1910)
– Tolstoi ưa dẫn lời dạy của Kitô: “Đừng lo lắng cho ngày mai, bởi vì ngày nào có nỗi lo của ngày ấy”, và ông cũng đưa ra châm ngôn của mình: “Việc gì quan trọng nhất trên đời? Việc ta đang làm”.
Cái chương trình ấy được biết đến dưới tên thuyết “không kháng cự” (non – resistance) hay “không chống lại cái ác bằng vũ lực”, thời nay gọi ngắn gọn là thuyết phi bạo lực (non – violence). Ở châu Âu và phương Tây nó có nguồn gốc trong đạo Kitô, ở phương Đông – trong những học thuyết tôn giáo – triết học rất cổ xưa của Ấn Độ và Trung Quốc. Tolstoi đã tự đến với thuyết này trong quá trình tìm tòi chân lý và đã tìm thấy chỗ dựa cho những xác tín mới của mình trong những lời dạy của Kitô được diễn đạt tập trung trong bài giảng trên núi nổi tiếng.
Nhà thờ Hà Dừa, Diên Khánh, Khánh HòaĐã có nhiều thầy cô trong đời đi học mấy mươi năm, nhưng những vị thầy ảnh hưởng mình mạnh nhất vẫn là các soeurs dạy tiểu học, trong ngôi trường hai phòng nhỏ xíu của xứ đạo Hà Dừa.
Cả nhà theo ba, từ Pleiku về Nha Trang mùa hè năm 1960. Gọi là Nha Trang nhưng thực sự là Thành. Đây là một ngôi thành cổ do Võ Tánh xây từ thời Gia Long, khoảng 10km phía tây thành phố Nha Trang. Tòa quận trưởng và đơn vị quân đội của quận Diên Khánh ở trong thành. Ba mình, thượng sĩ trong quân đội, đã chuyển về làm việc trong quận. Mẹ, có tiệm ăn đang hái ra tiền ở Pleiku, nhưng đành bán tiệm đưa cả nhà về Thành theo ba. Và mình bắt đầu lớp ba tại Trường Tiểu Học Hà Dừa. (Lớp ba thời đó cũng là lớp ba ngày nay).
Lần đầu tiên thấy xe ngựa ở Thành, chạy phom phom, bóp còi te te, mình cảm thấy Thành rất văn minh, so với Pleiku. Pleiku thuở đó chẳng thấy gì ngoài những hàng thông, đất đỏ, và vài chiếc xe đò thỉnh thoảng ngừng tại trạm kiểm soát gần nhà, và hành khánh đổ vào tiệm ăn ồ ạt.
Với tâm nguyện vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai nước, GS Vũ Đức Vượng, kiều bào Mỹ, đã không quản gian lao đưa học sinh Mỹ tới Việt Nam để vừa học chữ, vừa tìm hiểu văn hóa.
Nỗ lực của ông đã được đền đáp khi người Mỹ và cả những người Mỹ gốc Việt hiểu đúng và sâu hơn về văn hóa Việt. Chương trình giáo dục School Year Abroad ở Việt Nam (SYA-VN) do ông làm Giám đốc đã gặt hái những thành công bước đầu.
“Vô tri bất mộ”
Chia sẻ với Đất Việt, GS Vượng cho biết khóa học này của SYA-VN có 13 học sinh phổ thông người Mỹ. Vẫn chương trình trung học bình thường như ở Mỹ, vẫn giáo viên Mỹ, điểm khác biệt duy nhất đó là các em cắp sách đi học… ở Việt Nam trong vòng một năm. Thêm vào đó, mỗi ngày các em được học hai tiết tiếng Việt và một tiết văn hóa Việt.
Truyền thông mấy hôm nay viết: “Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đinh Văn Hùng là người mua một chiếc trống đồng có niên đại được xác định vào khoảng 2.000 năm”. Theo thông tin ban đầu, giá của chiếc trống cổ được ông Hùng mua là 1,2 triệu USD”.
Đồng thời, ông nguyên bí thư này còn “chơi” một đôi lục bình sản xuất vào khoảng thế kỷ 17-18, trị giá 1,8 tỷ đồng. Nói nguyên bí thư vì mới đây ông Hùng không làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nữa nhưng khi mua những cổ vật trên, ông đương chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.
– Quan niệm chất vấn “không phải để vạch lá tìm sâu”, song ĐBQH Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) kể có lần chị nhận được công văn yêu cầu phải đính chính việc chất vấn Bộ trưởng GTVT. Chị cũng tiếc vì đã không quay phim, chụp ảnh thực tế để minh họa cho câu chất vấn của mình tại nghị trường.
“Tôi thấy mình bị xúc phạm”
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông – Vận tải kỳ họp 7, sau khi nghe xong câu trả lời của Bộ trưởng về tuyến đường Nam sông Hậu và quốc lộ 1A đoạn qua Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, chị đã tiếp tục đứng lên và nói sẵn sàng đi thực tế cùng Bộ trưởng để chứng minh vấn đề chị nêu ra là sự thật chứ không hề bịa đặt. “Mạnh miệng” truy Bộ trưởng như vậy, chị có e ngại?
– Chất vấn là để làm rõ trách nhiệm người đứng đầu bộ, ngành. Vì vậy tôi không nêu bức xúc của cá nhân mình, mà chất vấn trên cơ sở kiến nghị của cử tri.
ĐBQH Trần Thị Hoa Ry chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại kỳ họp thứ bảy: “Rất mong không phải chất vấn Bộ trưởng lần nữa”. Ảnh: Lê Anh Dũng
Báo cáo của Mỹ nhắc đến biến cố Bát Nhã liên quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế vừa công bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bà Nguyễn Phương Nga ngày hôm nay nói: “Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”