Đam mê tuyệt vời

Chào các bạn,

Mấy năm về trước (2004) mình có viết một bài trong diễn đàn VNBIZ, nhan đề là Passion for Excellence. Sau đó một thời gian, bài này được chuyển đi rộng rãi trong giới sinh viên học sinh trên mạng và được một số bạn chuyển sang tiếng Việt.

Gần đây có một bạn gửi mình một bản tiếng Việt. Hôm nay gửi đến các bạn cả bản tiếng Việt lẫn bản tiếng Anh. Mình không biết bạn nào dịch bài tiếng Việt này, rất hay. Nếu các bạn nào biết, cho mình gửi lời cám ơn đến người dịch.

Các chữ in đậm trong này là từ trên mạng. Trong bài nguyên thủy tiếng Anh, mình không in đậm chỗ nào cả.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

________________

Các bạn thân mến,

Có điều này cứ khiến tôi trăn trở từ khoảng 10 năm nay. Giờ có lẽ chính là lúc để tôi chia sẻ với các bạn.

Thường thì khi chỉ ra một điểm yếu kém hay một vấn đề nào đó của quốc gia, sẽ có người phản biện rằng, “Chúng ta còn tốt hơn nhiều nước châu Phi,” hay “Nhiều nước đang phát triển còn tệ hơn chúng ta,” hay “Chúng ta là một nước nghèo.”

Đó là cái mà tôi gọi là “Tâm lý của kẻ thua cuộc.”

Thử tưởng tượng khi giáo viên nói với học sinh, “Em có thể học tốt hơn thế này, hãy cố gắng hơn nữa,” và cậu học sinh trả lời, “Thưa thầy, gia đình em nghèo, nhiều bạn học sinh nghèo khác còn học kém hơn em.”

Tại sao lại so sánh mình với những kẻ thua cuộc? Tại sao không đem mình ra so sánh với những người xuất sắc nhất? Thay vì so sánh chúng ta với những nước đang phát triển, hay những nước nghèo, tại sao không nói, “Chúng ta muốn sẽ đánh bại Pháp và Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.”

“Anh điên à? Đó là hai trong số các cường quốc lớn nhất trên thế giới. Thật là hão huyền và viển vông!”

“Người anh em, nếu tôi nhớ không nhầm, chúng ta đã đánh bại hai nước này trên mặt trận quân sự. Vậy thì kinh doanh hay công nghệ có là gì?”

Thử tưởng tượng 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cả nước, “Thưa Đồng bào, Pháp là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới. Chúng ta không thể đọ được với súng ống và đại bác của họ. Các vị thật quá điên rồ khi nghĩ đến chuyện chiến đấu với họ, chưa nói đến việc đánh bại họ.” Nếu Người đã nói như vậy, giờ chúng ta sẽ ra sao?

Thật không may, sau chiến thắng trên mặt trận quân sự, những thế hệ tiếp theo sống đớn hèn, không nghị lực, không ý chí, không khát khao chiến thắng, không hoài bão vượt trội.

Mấy năm trước, khi tôi bay về Việt Nam, vài người bạn của tôi ở Bộ Ngoại giao đón tôi ở sân bay. Tôi đã rất bức xúc trước thực trạng cán bộ Hải quan đòi tiền Việt kiều ở sân bay, nên tôi nói với bạn mình, “Cậu biết không, mấy thằng trong kia chỉ chăm chăm đòi tiền dân chúng.” Một người bạn của tôi nói rằng, “Ồ, các anh có hàng đống tiền cơ mà. Anh nên chia bớt cho những người anh em nghèo khó mới phải.”

Nghe đến đó, tôi rất thất vọng, nên im lặng không trả lời. Đó là tâm lý của kẻ thua cuộc, tâm lý chấp nhận chất lượng hạng ba, và lý luận bảo vệ sự cam chịu đó. Người bạn này của tôi về sau trở thành đại sứ ở nhiều nước, anh ta không hề thấp kém. Vậy bạn có thể hình dung bao nhiêu người ở nước ta có tâm lý của kẻ thua cuộc như thế.

Nếu có nhiều đến thế những người mang tâm lý của kẻ thua cuộc, Việt Nam sẽ đi về đâu?

Chúng ta, thế hệ này, nên cảm thấy hổ thẹn với cha ông. Cha ông ta đã không nói, “Pháp và Mỹ quá mạnh, chúng ta không thể chiến thắng.” Cha ông ta chỉ có một điều duy nhất trong suy nghĩ – chiến thắng hay là chết. Đó chính là hoài bão vượt trội, khát vọng chiến thắng, khao khát không chấp nhận đứng thứ hai (bởi vị trí thứ hai đối với họ chính là cái chết).
the-thao

Nếu muốn chiến thắng, cần phải tư duy như một người thắng cuộc. Và đó là, “Chúng ta muốn thắng những người mạnh nhất. Chúng ta muốn là vô địch. Và chúng ta sẽ tạo ra con đường của mình từ đây đến chiến thắng cuối cùng.” Tâm lý của người thắng cuộc đó sẽ tự động buộc tâm trí ta vào trạng thái không chấp nhận làm kẻ tầm thường, không chấp nhận biểu hiện kém cỏi, không chấp nhận bất cứ cái gì thấp hơn nỗ lực cao nhất, phấn đấu lớn nhất, làm việc chăm chỉ nhất, và tư duy tích cực nhất.

Ai đó có thể nói, “Nhưng chiến đấu vì sinh tồn khác với cạnh tranh để làm giàu. Nền văn hóa của chúng ta chưa bao giờ coi trọng sự giàu sang. Trong nền văn hóa truyền thống, một thầy giáo nghèo là người được coi trọng nhất.”

Câu trả lời của tôi sẽ là:

(1) Khi chúng ta chiến đấu chống lại Pháp và Mỹ, đó không chỉ là chiến đấu để tồn tại. Chúng ta vẫn có thể sống dưới ách đô hộ của Pháp và Mỹ. Nhưng đó là một cuộc sống không có danh dự. Chúng ta chiến đấu vì danh dự, không phải vì sinh tồn.

(2) Ngày nay, chiến đấu để làm giàu và chống đói nghèo cũng là chiến đấu vì danh dự, bởi bất cứ ai trên thế giới cũng đều khinh thường công dân của một nước nghèo.

(3) Nền văn hóa truyền thống tôn vinh cái nghèo là hoàn toàn sai lầm. Là thuốc phiện. Đối với một cá thể, có thể sự giàu sang là vấn đề ý thích cá nhân, và không ảnh hưởng nhiều đến người khác. Nhưng đối với một quốc gia, đói nghèo là cái tội, sự giàu sang là sức mạnh và độc lập. Nếu Việt Nam giàu và mạnh từ một ngàn năm trước, thì Trung Quốc, Pháp, Mông Cổ, Nhật, và Mỹ đã chẳng dám tấn công chúng ta. Nếu thế, ta đã chẳng mất một ngàn năm chiến tranh. Đối với một quốc gia, nghèo nghĩa là yếu, là mở cửa cho những kẻ khác tấn công, là để bị đô hộ và giày xéo bởi các quốc gia khác, là bị khinh thường bởi người dân của các nước giàu có hơn. Hãy đi ra thế giới và bạn sẽ hiểu.

Đói nghèo là căn bệnh của một quốc gia. Đói nghèo cần phải bị xóa bỏ.

Bất kể triết lý cá nhân của mỗi chúng ta về sự giàu sang ra sao, đối với đất nước, làm giàu là mục tiêu chính yếu. Vì vậy hãy nhắc nhau đòi hỏi nhiều hơn nữa ở bản thân mình, ở bạn bè, thầy cô, chính phủ, và những nhà lãnh đạo. Hãy nhìn cách những nước giỏi nhất thế giới, như Nhật, Anh, Úc làm việc, học hỏi từ họ với quyết tâm về sau sẽ vượt qua họ (và họ sẽ vui lòng lắng nghe bạn, các bạn sinh viên, nói lên điều này, bởi bất cứ một giáo viên chân chính nào cũng muốn nhìn thấy cái ngày học trò đánh bại mình). Hãy ngừng suy nghĩ “Chúng ta là một nước nghèo, nên thế này là tốt rồi.” Không, sẽ là không đủ cho tới khi ta có thể đánh bại những người xuất sắc nhất trên thế giới.

Hãy tin vào chính mình. Nếu ta nghĩ ta có thể làm được, thì ta sẽ làm được

Đừng chấp nhận làm kẻ tầm thường. Đừng chấp nhận đứng ở vị trí thứ hai.

Hãy chấp nhận là người xuất sắc nhất.

Luôn đòi hỏi bản thân và dân tộc vượt trội nhất.

Và chúng ta có lịch sử hỗ trợ bên mình, rằng chúng ta có thể làm được những gì mà các dân tộc khác cho là không tưởng.

Hãy có một ngày thật tuyệt vời, bạn nhé!

Hoành

Bài tương tự: Hoa trái đầu tiên

.

the-thao-vu-thi-thu-thuy1
Dear các anh các chị,

There is this thing that has been bothering me seriously for, well, probably 10 years or so. Now I’ve thought that probably I should share it with you all.

Very often, when we point out some weakness, some problem in our nation or our system, I would hear a response like “We do much better than many countries in Africa” or “There are many developing countries doing worse than us” or “We are a poor country.” That is what I call “The Loser’s Mentality.”

Imagine a teacher tells a student, “You can do better than this, try harder,” and the student responds, “Teacher, my family is poor, many poor students do worse than I do.”

Why compare ourselves with the losers? Why can’t we compare ourselves with the best and the brightest instead? Instead of comparing ourselves with other developing countries, other poor countries, why don’t we just say “We want to eventually beat the France and beat the American in technology and business”?

“Are you crazy? These are two of the most advanced countries in the world. You are so day dreaming and unrealistic.”

“Brother, if I remember correctly, we did beat these two countries on the military battlefield already. What’s the big deal about business and technology?”

Imagine that 70 years ago president Ho Chi Minh told the nation, “You guys, France is one of the most advanced nations on earth. We cannot compete with their guns and cannons. You will be crazy to think about fighting them, not mentioning defeating them.” Had he said that, where are we now?
Unfortunately, after we won the military battles, the succeeding generations act like wimps, no back bone, no will, no aspiration to win, no passion for excellence.

Several years ago, when I got out of the airport in Vietnam, several friends from Ministry of Foreign Affairs picked me up at the airport. I was upset at seeing the custom officers asking for Vietkieu’s money at the airport, so I told my friends: “You know, these guys in there just ask for people’s money blatantly.” One of my friends said: “Oh, you guys have a lot of money. You can give some to your poor brothers.”

I was very disappointed when I heard that, so I didn’t respond. That was the loser’s mentality, the mentality of accepting the third-grade quality and coming up with rationale to support such acceptance. This friend of mine later became ambassador to several countries, so he is not low in ranking. You can imagine how many people in our country have such loser’s mentality. If so many of us have such a loser’s mentality, where will Vietnam go?
the-thao-hoang-anh-tuan

We, this generation, should be ashamed to our father’s generation. Our fathers did not say, “The French and the American are so powerful, we cannot beat them.” They had only one thing in mind —- win or die. That is the passion for excellence, the passion for winning, the passion for not accepting to be second (because second to them meant death).

If we want to win, we just have to think like a winner. And that is, “We want to beat the best. We want to be champion. And we will work our way, from here to championship.” Such winner’s mentality will automatically forces our mind into the state of not accepting mediocrity, not accepting low quality performance, not accepting anything less than the best effort, the best trial, the hardest work, the hardest thinking.

Some may say, “But fighting for survival is different than competing to be rich. In our culture, richness is never a big thing. In our traditional culture, being a poor teacher is the best position of all.”

My response would be:

(1) When we fought against the French or the American, that was not fighting for survival. We still could live under the French and the American. It was just not a very honorable way of living. So we were fighting for honor, not survival.

(2) Today, fighting against poverty and for wealth is also fighting for honor, because people around the world always look down on citizens of poor nations.

(3) Our traditional culture of glorifying poverty is just wrong. To use the communist terminology, it is opium. As an individual, probably wealth is a matter of personal taste and may not matter much to some of us. But as a nation, poverty is a sin, wealth is strength and independence. Had Vietnam been wealthy and powerful a thousand years ago, the Chinese, the French, the Mongolian, the Japanese, the American would not have had the guts to attack us. Then we hadn’t had to spend a thousand years fighting. As a nation, poverty means you are weak, you open yourself to attack by other guys, to be dominated and stepped upon by other nations, to be looked down upon by citizen of richer nations. Go around the world, and you will see this point clearer than the day light.

Poverty is a disease of the nation. Poverty has to be erased. Regardless what our personal philosophy about wealth, for the nation, wealth is a major goal.

So we need to tell each other to be more demanding of ourselves and our fiends, our teachers, our government, our leaders. Look at how the best of the world, the Japanese, the British, the Australian work, learn from them with the determination to outdo them later on. (And they will love to hear you, the student, say this, because every good teacher would love to see the day the student can beat him).

Stop thinking that “We are so poor, so this is good enough.” No, it won’t be enough until we can beat the best of the world.

Believe in ourselves. If we think we can do it, then we will do it. Don’t settle for mediocrity. Don’t settle for second. Settle for the best. Demand the best of ourselves and our people. And we have our history to back us up, that we can do what other peoples think impossible.

Have a great day!

Tran Dinh Hoanh
(Washingon DC, September 2004)

Similar article: The first fruit

Stumble It!

© Copyright 2009, TDH
Licensed for non-commercial use

Một suy nghĩ 40 thoughts on “Đam mê tuyệt vời”

  1. Chào bạn Hoành,

    Rất thú vị khi được đọc bài viết trên đây của bạn. Tôi muốn trao đổi với bạn vài điều liên quan đến bài viết.

    Bạn vui lòng cho biết địa chỉ email, để chúng ta có thể trao đổi qua email thuận tiện hơn.

    Thân mến,
    Christine NGUYEN.

    Thích

  2. Bác Hoành thân mến,

    Cháu là người đã dịch bài viết của bác khi còn học cấp 3. Thật vui vì bản dịch của cháu đã được đến với bác. Hẳn là vào thời điểm đó khi dịch cháu còn nhiều sai sót, mong bác thứ lỗi.

    Cháu đọc bản gốc bài viết này lần đầu trong những năm đầu “teenage years,” dịch nó sang tiếng Việt năm 17 tuổi rưỡi. Có lẽ bây giờ, 19 tuổi rưỡi, là lúc cháu nên đọc lại những gì bác viết để nhìn lại bản thân mình trong suốt thời gian qua, và động viên mình trên chặng đường sắp tới. Trong suốt nhiều năm qua, cháu đã đọc đi đọc lại Passion for Excellence, và lần nào cũng thấy được khích lệ rất nhiều. Cháu muốn cám ơn bác vì tất cả điều đó.

    Nếu có cơ hội, cháu hy vọng được đọc nhiều bài viết trên mail list vnbiz hơn nữa. Từ lần đầu tiên đọc bài PfE cháu đã ngấp nghé muốn join mail list lắm rồi, nhưng tất cả những lần cháu request thì đều bị expire ạ.

    Cháu xin phép gửi bác link đến bản dịch của cháu trên blog 2 năm trước, bao gồm cả comment của những người đọc blog cháu: http://blog.360.yahoo.com/blog-8eibskc9dKq.zv0gIYludeRFgmenow–?cq=1&p=3342. (cháu đọc lại những tranh luận hồi đó thấy khá thú vị và …. hoa mắt quá ạ :D).

    Chúc bác một ngày đẹp đẽ và đam mê!
    Hiền Nga
    Bryn Mawr College 2012
    B.A. candidate in Psychology and Theater

    Đã thích bởi 3 người

  3. Wow, đến bây giờ mới biết được danh tính của người dịch giả nổi tiếng. Cả mấy năm nay bản dịch của Hiền Nga đi khắp Internet. Hình như bây giờ lại đang đi một vòng mới nữa. Cám ơn Hiền Nga nhiều nhé.

    Nhưng Hiền Nga không cần phải thăng chức cho mình nhanh thế. Bắt đầu là anh Hoành, rồi mấy lúc gần đây có người cho lên chú Hoành, rồi bấy giờ đến bác Hoành. Tuần nào lên chức cụ đây ?

    Cứ gọi là anh Hoành, hay cùng lắm là chú Hoành cũng được rồi. Nhiều khoảng cách quá, rất khó nói chuyện dân chủ và bình đẳng, và khó thông cảm.

    Mình rất mụốn mọi người gọi mình là “anh Hoành” để gia tăng bình đẳng đến mức tối đa khi nói chụyện.

    Mình sẽ subscribe Hiền Nga vào VNBIZ.

    Và Hiền Nga cũng viết bài cho Đọt Chuối Non nhé. Dịch giỏi như vậy thì viết phải rất hay.

    Good day, little sister. 🙂

    Hoành

    Đã thích bởi 1 người

  4. Hiền Nga mến,

    Mình rất vui được biết Hiền Nga. Bản dịch của Nga rất hay và comment của Nga “make my day” đấy 🙂 Mình cũng đọc blog của Nga và thấy rất thú vị. Cám ơn Nga và các bạn đã dịch và chia sẻ với nhiều bạn bè khắp Internet bao nhiêu năm qua!

    Cám ơn anh Hoành vì bài viết của anh có ý chí thật mãnh liệt. Bài viết đã tạo cảm hứng và giúp bạn Nga trong những năm tháng tuổi thiếu niên, độ tuổi rất quan trọng trong hình thành tính cách. Điều đó thật quan trọng. Bạn Nga lại chia sẻ tiếp với những bạn khác nữa, công việc thật có ý nghĩa.

    Chúng ta không thể biết được chúng ta vô tình tạo ra bao nhiêu điều tốt, chỉ bằng những gì nhỏ bé tốt đẹp mỗi ngày 🙂

    Chúc các bạn một ngày tuyệt vời, 🙂

    Hiển

    Đã thích bởi 2 người

  5. Thật tuyệt vời là gặp toàn người quen – và hóa ra những người mình quen lại cũng quen nhau.

    Em đồng ý với anh Hoành là nhiều người trở thành người thua cuộc chỉ vì họ nghĩ họ là người thua cuộc trước khi lên đài. Có thể đó là tâm lý của một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một nước lớn, một nền văn hóa tôn sùng ngôi thứ, một nền chính trị mang nặng tính chuyên chế, v.v… Cho dù là những điều này có thể đúng đi chăng nữa thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể THAY ĐỔI nó. Trước hết bắt đầu trong tư duy của mình.

    Nhưng đôi khi cũng phải bằng lòng nếu như cái thua đấy nó mang tính rõ ràng một cách hiển nhiên. Chúng ta thua Mỹ chứ anh. Cả dân tộc chúng ta mất đi gần 3 triệu người và suốt 30 năm nay vẫn vật lộn với hậu quả của nó cả về kinh tế lẫn tư duy. Chấp nhận nó như là kết quả của một quyết định sai lầm trong một thời đại điên rồ đôi khi em nghĩ tốt hơn là cứ ru ngủ nhau bằng cách kỷ niệm này 30/4 rầm rộ hằng năm. Có người Nam Hàn, có người Nhật Bản nào nghĩ họ bị Mỹ “cai trị” hay “đô hộ” đâu? Chiến thắng ở cuộc thi Robocon không có nghĩa là công nghệ tự động hóa của chúng ta là tốt nhất thế giới. Đạt giải toán quốc tế không có nghĩa Việt Nam là cường quốc về khoa học cơ bản.

    Em nghĩ cái quan trọng nhất về principled leadership là thấy cái gì mình có thể thay đổi và chiến thắng thì dồn hết sức vào. Còn cái gì tự lượng sức mình thấy không thay đổi được thì thôi. Thắng thì bảo là thắng. Thua thì bảo là thua. Hạnh phúc xét cho cùng là tự mình suy xét, thấy thế nào thì là thế ấy mà.

    Mạn phép anh.

    Em Linh

    @ Nga: Gọi là anh Hoành thôi Nga ơi. Anh gọi là anh Hoành, chị Phượng và cũng gọi con gái, con rể anh Hoành, chị Phượng là anh chị luôn – lol.

    Thích

  6. Hi Linh & Ngọc, hóa ra Linh và Hiền Nga cũng biết nhau. Thuộc eastern establishment gang hết mà, biết nhau cũng không lạ gì. Hôm nào nghỉ lễ rủ nhau về nhà anh chị chơi. Hiển có thể đi ngang pick up Hiền Nga được.

    Về chuyện cũ thì Mỹ đã nhận thua thì chẳng lý do gi ta không đủ tự tin để nhận thắng. Đủ tự tin để nhận mình là thầy giáo cũng là thái độ tốt. Không mấy ai trên thế giới có cơ hội dạy người mạnh nhất thế giới một bài học khiêm tốn. Bài học đó cũng có thể tốt cho cả thế giới đó.

    Nhưng điều quan trọng là bây giờ: Suy tư và hành động như một kẻ chiến thắng khiêm tốn, bao dung và nhân ái.

    Hai em khỏe nhé.

    A. Hoành

    Thích

  7. @ chị Tường Vân: Cám ơn chị Tường Vân, đặc biệt là việc chị chuyển bài đi. Tất cả các bài mình viết, đều viết với hết cả tâm huyết, để chia sẻ với mọi anh chị em. Cho nên mình rất vui khi thấy các anh chị em giúp mình mang những suy tư của mình đến chia sẻ các bạn khác. Chị Tường Vân khỏe nhé. 🙂

    @Đức Minh (trong bài Yếu tố số một để thành công: Kiên trì). Cám ơn Đức Minh. Mấy lúc này biến đâu mất vậy ? 🙂

    Thích

  8. Anh Hoanh than men,
    Cam on anh da post mot bai viet rat hay, nhung co vai diem em khong dong y voi anh. Nhung truoc het cho em xin loi vi bai viet cua em khong co dau, khong biet phai dung cach nao de danh telex tren blog nay.
    Em nghi bai viet cua anh co vai cho dung nhung cung co vai diem khong dung. Em khong nghi la gioi tre Viet Nam khong co y chi vuong len, tien toi dinh cao cua the gioi, ma van de o day la do government’s issues. Em lay vi du rat nhieu ban gioi tre cua Viet Nam deu muon phat trien, chinh vi vay ma co rat nhieu du hoc sinh toi cai nuoc khac de hoc cai tien tien (co the ban Hien Nga la mot trong so do), va cung rat nhieu ban khac vi khong co dien kien di du hoc, van dang co gang hoc hoi tung ngay o Viet Nam. Chang han nhu cac ban cua em, vi khong co dieu kien di du hoc, ho dau chiu thua, tu minh tim toi sach vo cua nuoc khac, hoi muon tu cac ban du hoc sinh, nhu vay dau phai la loser’s mentality. OK, bay gio noi ve nha bao, (journalist) dau phai ho khong muon viet nhung dieu sao rong, dieu khong that, chinh vi chinh phu Viet Nam khong cho viet nen gioi bao chi (journalists) khong the dang tai nhung bai viet do. Neu ho co “loser’s mentality” ho se cu vay song cho qua ngay, viet nhung gi ma nhung quan chuc cap cao cua Viet Nam muon nghe. Khong phai, co rat nhieu nha bao vi khong the dang bao, ho viet blog, de cho su that duoc phoi bay. co rat nhieu nguoi tu truoc khong biet dung internet, da co gang hoc de post bai cua minh.
    Van de o day la do che do chinh tri cua nuoc Viet Nam ta. Neu nhu nguoi ban lam dai su cap cao cua anh va nhung quan chuc cap cao khac cua Viet Nam deu that long va cuong quyet chong lai tham nhung va tinh trang doi tien vo co, thi nhung nhan vien hai quan se khong dam lam bay. Neu nhu luat cua Viet Nam duoc chac che, khong co nhieu so ho, va quan toa (the Judge) phan xu dung luat cho nguoi dan thi chung ta dau phai doi dien voi tinh trang nay.
    Em hy vong anh chi dung do loi cho gioi tre Viet Nam, boi vi hay nhin quanh, co rat nhieu ban tre dang co gang dau tranh vuong len. Thay vi len tieng phan quyet (judging), tai sao chung ta khong suy nghi tim cach de thay doi va giai quyet van de dong thoi cai thien tinh hinh chinh tri cua nuoc ta.

    Thích

  9. Cám ơn Niva nhé. Dĩ nhiên là mọi người đều chia sẻ trách nhiệm của mình, kể cả government. Nhưng, coi chừng, đổ lỗi cho government cũng là một excuse để tri trệ thôi, chẳng khác gì đổ lổi cho bố mẹ hay hoàn cảnh. (Miền Nam Việt Nam trước kia thay đổi bao nhiêu government, càng thay đổi thì càng tồi tệ. Đến nỗi Phó Thủ tướng Trần Văn Hương đặc trách bài trừ tham nhũng đã phải nói, “Nếu diệt hết tham nhũng thì lấy ai làm việc.” Chính phủ không thể tốt nếu không có người khá). Đừng đổ lỗi cho bố mẹ, nhà trường, nhà thờ, hoàn cảnh, government về con người của mình.

    Mỗi người cứ lo cho cái tâm của mình dũng mãnh và trong sạch đi đã, đương nhiên ta sẽ có government tốt khi có nhiều người tốt trong nước. Nếu mọi người đều tốt và đều tích cực họat động, mọi sự điều được cải thiện, kể cả government.

    À, phê phán, nếu đúng với ai thì thì tốt. Nếu sai với ai thì coi như bài viết chẳng phải cho mình.

    Niva khỏe nhé. 🙂

    Đã thích bởi 1 người

  10. Hi anh Hoanh,
    Tat nhien con nguoi cua minh khong the chi do loi cho hoan canh xung quanh, ma chinh ban than minh cung co mot phan trach nhiem. Tuy vay, hoan canh xung quanh lai la tac dong lon nhat anh huong toi con nguoi. Nguoi xua tung noi “con nguoi sinh ra von tot dep va hoan thien”, nhung hoan canh xung quanh lam bien chat con nguoi. vi du nhu mot co be duoc sinh ra trong mot gia dinh ngheo kho, cha me luon danh dap co be va loi an tieng noi thi kho nghe. Toi truong, thay co lai day phai nghe loi cha me. Neu nguoi cha sexual harrassment co be do, nhung lai khong ai len tieng bao ve va cho co be biet do la hanh vi khong dung, vay co be se ra sao? lau dan, co be se quen voi dieu do va khong con thay do la mot dieu xau. Nhu vay ta nen noi co be khong biet huong den dinh cao, khong biet vuong len, hay la phe phan cach day con cua cha me co be? Tat nhien khong co chuyen gi la tuyet doi ca, ca co be va cha me deu phai chiu trach nhiem cho hanh vi cua minh.
    Lien tuong toi case cua chunh ta, thanh nien sinh ra va lon len, nhung xung quanh, moi dip tet den, qua cap phai tang ra cho sep lon, va cac can bo nha nuoc, muon lam viec suong se phai dua tien ra, toi truong hoc, nha truong lai day cong hoa xa hoi la hoan chinh nhat, bao chi trong nuoc chi dua tin tot, tin khong dung su that, bao chi tren mang tu nuoc ngoai lai bi government control. Len tieng hoi thi lai bi thay co la ray, noi la khong duoc noi xau, phe phan che do. tat ca deu la loi cua thanh nien hay sao?
    Thanh nien muon vuong len, truoc het la dua vao chinh minh, nhung nhu vay dau the du. cung giong nhu di danh tran, du co manh me the nao, neu khong duoc thien thoi dia loi, thi cung van thua. Moi viec deu phai dua vao hoan canh va cac yeu to xung quanh.
    * chu thich: co le em va anh co quan diem khac nhau ve “young generation”. Doi voi em young generation la nhung nguoi sinh ra sau chien tranh.
    Government cung la mot to chuc do con nguoi tao nen, tinh chat cua government cung chinh la pham chat cua nguoi lanh dao no.
    Chuc anh va gia dinh khoe!!^_^

    Thích

  11. Hi Niva,

    Mình không có vấn đề gì về những sự kiện Niva đưa ra. (Nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước thành công hàng đầu trên thế giới về phát triển kinh tế xã hội trong vòng hai thập niên qua. Điều này cũng nên cần ghi nhớ. Không phải dễ dàng để đạt được điều này, và không phải là chính phủ nào trên thế giới cũng đạt được điều này. Chỉ những nguời không hiểu kinh tế, chính trị và thế giới thế nào mới coi nhẹ những thành quả này).

    Chính phủ nào, quốc gia nào trên thế giới cũng có vấn đề. Và dĩ nhiên là chúng ta muốn cải thiện xã hội của ta, kể cả chính phủ. Có rất rất rất nhiều vấn đề phải cải thiện. Không phải lo thất nghiệp.

    Điều mình muốn nói là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.” Trước hết hãy hỏi xem mình đã tu thân đến đâu, rồi hãy đòi “thay đổi chính phủ.” Quản trị một quốc gia khó bằng quản trị chính mình (1 người), nhân lên 80 triệu lần (80 triệu người). Không phải là ăn bánh ngọt đâu.

    Nhưng muốn cải thiện gia đình, thì trựớc hết (1) mỗi người con phải là một phần tử tích cực của gia đình (Cứ lôi cái yếu của gia đình ra để phàn nàn xỉ vả và không hề nói đến cái mạnh là tiêu cực. Ngựời tích cực nói đến cái mạnh, và tìm cái mạnh trong cái yếu), và (2) anh em trong gia đình đoàn kết một lòng.

    Niva khỏe nhé! 🙂

    Đã thích bởi 1 người

  12. Anh Hoanh than men,
    Noi ve kinh te thi that funny. Co that Viet Name la mot trong nhung nuoc thanh cong hang dau tren the gioi ve phat trien kinh te xa hoi? Em nghi anh da noi qua roi. Truoc tien cach day 20 nam, Viet Nam von la mot trong nhung con rong Chau A, so sanh voi Thai Lan, Viet Nam qua thuc hon han. Chi sau do vai nam, nuoc ta drop to the bottom, de den bay gio, chung ta va dung sau Thai Lan.
    Chi can noi trong vong 2008, inflation cua Vietnam tang cao voi annual rate la 25%. Stock market cua Viet Nam da drop 58.5% tu January. “Citing the government’s difficulty in reining in inflation, Moody’s, which grades creditworthiness, lowered Vietnam’s ratings outlook last week to negative from positive”(Vietnam’s troubled Economy-CNN news). Anh cung noi “tu than, te gia, tri quoc, binh thien ha”, ngay den ca tien luong cua nguoi cong nhan de trang trai cho bua com hang ngay da kho, thi lam sao co the phat trien con nguoi. Nguoi ta noi “co thuc moi vuc duoc dao”, mot trong 3 dieu chinh yeu can thiet nhat (basic necessary) cua con nguoi trong mot xa hoi la food. Neu dieu nay khong duoc day du, thi khong the trach mot con nguoi khong nghi den chuyen khac. Prime Minister Nguyen Tan Dung noi “The government understands and shares with the people.” Ho tang cho moi ho gia dinh ngheo 100 ngan dong trong dip tet. Tuy nhien ve toi tay cua nguoi dan, thi chi con 50 ngan dong. Em tu hoi, mot gia dinh co the du an trong vong 3 ngay voi 50 ngan.
    Doi voi gioi tre, mot vien chuc binh thuong moi ra truong, tien luong chi co 2 trieu dong, dung noi la an, tra tien nha thoi cung da rat kho khan. Em hy vong anh co the noi cho em biet, nen kinh te Vietnam da phat trien nhu the nao, de cho young generation cua Vietnam phai chat vat dau tranh voi su song con. Anh thu dat minh vao truong hop cua gioi tre nhe, tien luong la 2 trieu mot thang, mot bua an la 10 ngan, tien nha o la 1 trieu (o rat toi tan va share phong voi nhieu nguoi), chua ke tien xang, xe, dien thoai. Em khong do thua, nhung do la thuc te.
    Thay doi, cai thien khong phai de (neu de da lam roi), nhung chi vi noi khong de ma khong lam thi dau duoc, dung khong anh. Cai do khong phai la “loser’s mentality” sao?
    HIhi, hinh nhu em noi hoi nhieu, sorry anh
    Niva

    Thích

  13. OK, Niva. Vậy đủ rồi nhé. Đọt Chuối Non không phải là nơi nói tiêu cực, hay cho các người tiêu cực. Ở đây là tư duy tích cực mỗi ngày.

    Em khỏe nhé. 🙂

    Thích

  14. Chào CACC,

    Sau đây là một comment nổi bật hơn của anh El Chino trên forum Vietnamese Culture về bài viết The Passion for Excellence. Mình post ở đây để chia sẻ với các bạn. Tiếc là anh El Chino chỉ viết bằng tiếng Anh ở đây.

    Chúc các anh chị khỏe và vui, 🙂

    Hiển

    THE AUDACITY OF HOPE AND THE DESPAIR OF DENIAL

    By El Chino

    A Vietnamese from Vietnam, Mr Hien, not a Vietnamese American, recently sent a few posts to SCV which at first appeared to be of the benign kind because He did not insult the Vietkong like most Anti Communist posts on SCV did or He did not punish the brainless Anti Communists on SCV with unchallengeable logics as El Chino did. But recently he seemed to push a Blog named Dot Chuoi Non which could be translated imperfectly as the green leaves of the banana tree. One of the post drew Mr Hien’s attention as thoughtful, balanced and full of hope which he shared with SCV. Please find the original article by Mr. Tran Dinh Hoanh below.

    El Chino found Hoanh’s article very inspiring on the verge of being utopian but Hoanh’s logics was unassailable. I would chose a different title for his article like the Audacity of Hope as Barrack Obama’s book as more fitting than Passion for excellence because having a passion for something doesn’t mean that you are going to get it. Mr Hoanh ‘s thesis was if we were to compare ourselves with the poorest countries in the Third World then we can always claim that we had done better than these folks. If we were comparing ourselves to struggling emerging economies like Thailand or the Philippines (examples added by El Chino), then we can say that we are not far behind these countries in economical performance.

    But Hoanh said , and I concur with him, that comparing ourselves with the losers in the Worldwide economical battle is bound to give us poor result. We should compare ourselves and set as our goal, the performance of the best countries in the World such as France and the USA, countries we had beaten militarily, although in an asymmetrical way (qualifier added by El Chino). 60 years ago when Uncle Ho set as our goal of expelling the French and the Americans from Vietnam to liberate our country. Ho’s goals at that time should look more foolish than that advised by Mr. Hoanh in regard to economical preponderance. The difference was in the asymmetrical nature of the Wars of Liberation. Vietnam need only to show to France or to the USA that they cannot prevail no matter how long they stay in Vietnam to win. On the other hand, the Economical war or war for economical competitiveness is not a war of liberation but a war for excellent results for your products or services which one can not hope to obtain without a passion for excellence. But this war will never end because other countries will try to out compete you. Newly industrialized countries like South Korea , Taiwan and Singapore had excelled France and the USA in Ram Chips, Flat panels displays. Lab top computers manufacturing and distribution services, respectively. This competitive edge had made them World Players for a Long Time to Come. I can see that within 30 years, Vietnam might find a niche in Bioengineering, computer services, distribution services that will make her competitive at the World level. But for this to happen, Vietnamese youth need to have a passion for excellence and the
    audacity of hope.

    The idiotic answers of a few Boat People for Mr Tran Dinh Hoanh’s post is typical of their ignorance and prejudice. They were motivated by despair of Denial.

    Thích

  15. Cám ơn anh Hoàng và bạn Hiền vì bài viết này.
    Theo những comment của các bạn leave lại, em nghĩ bài viết của anh hướng tới những người Việt trẻ. Em nghĩ rằng:
    1. Những người Việt trẻ không phải không có ham muốn thành công. Rất nhiều người có ham muốn này (và em là một trong số đó). Tuy nhiên, lại không có nhiều người thành công ở Việt Nam. Lý do: hoàn cảnh. Em chỉ xét riêng lĩnh vực kinh tế:bạn ở miền núi, bạn không thể thành công nếu so với điều kiện ở thành thị (dzanh xin lỗi những người ở miền núi, nhưng hiển nhiên điều kiện kinh tế ở thành phố tốt hơn nhiều, phải không?). Thử tưởng tượng Việt Nam là miền núi so với các “thành thị” như Hoa Kỳ hay Châu Âu, em nói đúng không ạ? Muốn thay đổi: hãy biến Việt Nam thành “thành thị”, cái mà em nghĩ mình nên và phải học Trung Quốc, đặc biệt trong việc thu hút chất xám. Khó!
    2. Mở rộng ra: một đất nước muốn thay đổi phải có những người muốn thay đổi. Singapore có Lý Hiển Long, Nga có Putin, Trung Quốc có Đặg Tiểu Bình, Mao Trạch Đông v.v..
    Nhìn lại Việt Nam: sau thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta không có nhà lãnh đạo nào mang tầm quốc tế, và chắc chắn sẽ không có nếu cứ tiếp diễn tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay. Vì vậy cải cách ở Việt Nam là không thể, vì chúng ta thiếu những điều kiện tiên quyết (mà chất xám là một trong số đó).
    3. Mọi người có thể nói em chỉ có chê mà không làm. Đúng. Nếu hỏi em có yêu nước không? Có. Em có mong muốn xây dựng tổ quốc không? Có. Em có dám làm không? Không. Vì sao? Sợ!
    Tóm lại: nếu có điều kiện, em vẫn chọn con đường phát triển sự nghiệp ở nước ngoài.

    Thích

  16. Hi Dzanh,

    Cám ơn em đã phản hồi rất thành thật. Nhưng nếu em cứ suy nghĩ cách đó thì em sẽ không bao giờ đến đâu cả, vì từ đầu đến cuối em chỉ có đủ lý do viện ra để thua.

    Nếu nói về tỉ lệ thành công và không thành công thì ở đâu trên thế giới cũng vậy. Rất nhiều ngưởi ở Mỹ không thành công và không vui cả đời. Chỉ cần thấy tỉ lệ ly dị cực cao của Mỹ so với Việt Nam, em cũng biết là người Việt vui hơn hay nguời Mỹ vui hơn. Vui hơn là thành công hơn rồi. Có nhiều chuyện để kể ra, nhưng chỉ một con số ly dị thì em đã nắm vững vấn đề rồi.

    Bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có những khó khăn của nó. Thực ra nếu em so sánh em với đa số ngựời Việt ở Mỹ chẳng hạn, anh có thể chắc khoảng 80% là em đã không cực bằng họ. Và nếu em so với anh thì anh chắc 99% là em đã chưa cực bằng anh. Em kể ra việc gì cực nhất em đã làm đi, rồi anh kể cho em nghe chuyện của anh.

    Và thành công có nghĩa là em muốn điều gì và cố gắng đạt được nó và đạt được nó. Thành công không có nghĩa là so sánh em với người khác. Thành công không có nghĩa là một người Mỹ có nhiều tiền đô hơn em (dù là người đó vẫn không đủ ăn với món tiền đó).

    Đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho đất nước nghèo, cho chính phủ, cho đủ mọi thứ, chỉ là lý do để em không phấn đấu mà thôi. Nếu những người hoàn cảnh khó khăn hơn em bội phần mà thành công, thì em giải thích sao?

    Đổ lỗi cho bất cứ điều gì chỉ có một nghĩa lý thôi–là mình không chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Em không cần phải so với ai trên thế giới hết. Chỉ có một điều thôi–Mình đã cố gắng hết sức chưa?

    Em không thể cố gắng nếu chưa đánh đã thua.

    Em có thể chọn con đường phát triển ở nước ngoài. Điều đó hoàn toàn OK. Nhưng nếu em ở ngay trong quê mình, với bà con thân thích anh em ruột thịt, biết ngôn ngữ biết văn hóa, biết đường đi nước bước mà còn không có ý chí, làm sao em có đủ ý chí để phấn đấu trong một vùng đất lạ, nơi quê người, không bà con thân nhân, thiếu ngôn ngữ, thiếu hiểu biết, thiểu tiền bạc, nói chung là chẳng có gì cả, và phải đi chùi nhà để tiến lên? (Chùi nhà là còn sang đó cưng. Anh bắt đầu bằng các việc tệ hơn chùi nhà vài cấp. Và lúc đó anh đang học thạc sĩ ở Việt Nam, tức là cũng có tí kiến thức rồi). Em sẽ không thể ngóc đầu lên được ở xứ ngựời, nếu em có tư duy kiểu đó.

    Và “biết sức mình” không mang đến thành công đâu. Nếu em “biết sức em là không làm gì được và không bao giờ thành công được”, do đó em không cố gắng để làm gì cả, thì làm sao em thành công được?

    Chỉ có cái biết thành công là cái biết “mình sẽ chiến thắng khó khăn, không cần biết là khó khăn gì và không cần biết mình sẽ tốn bao lâu, nhưng cuối cùng mình sẽ thắng”, đó mới là cái biết đưa người ta đến thành công mà thôi.

    Em khóe nhé. 🙂

    Đã thích bởi 2 người

  17. Chào anh,
    Cám ơn anh về những ý kiến chia sẻ với em. Những ý kiến của anh đã giúp em rất nhiều, đặc biệt cho em một góc nhìn khác về cuộc sống ở nước ngoài.

    Thành công của một người chỉ có ý nghĩa khi nó gắn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, xét về khía cạnh kinh tế ở VN, nhiều người được coi là thành công đều có dính đến những chuyện không hay. Đó là điều em không muốn. Càng biết nhiều về tham nhũng, hối lộ, em càng tự hỏi rằng phải chăng, ở VN, có thể trở thành một doanh nhân thành đạt không nếu không tham nhũng. Và liệu có công bằng không nếu 2 nguoi cạnh tranh: 1 người hối lộ – một người không.
    Như một bài post ở trên, có thể sau vài thập kỷ, VN sẽ thay đổi được điều này, muốn thế phải xây dựng ý thức của cả cộng đồng: điều này không dễ dàng. Và, càng biết nhiều tồn tại của VN càng làm em chùn bước. Em đang có mâu thuẫn nội tại về vấn đề này: một mặt muốn đóng góp xây dựng đất nước, mặt khác lại muốn bỏ đi để tìm con đường thành công cho riêng mình. Có thể ở nước ngoài cũng có tham nhũng, hối lộ v.v…, nhưng đó không phải là VN, và em cảm thấy dễ chịu hơn với điều ấy.

    Mặt khác, thành công càng cao, cái giá phải trả càng lớn. Ở nước ngoài có thể khó khăn hơn ở VN gấp nhiều lần, nhưng vấn đề mình dám mơ ước lớn tới đâu. Và có quyết tâm đến cùng con đường của mình không? Cái đó không ai có thể hứa trước được, chỉ có sự nỗ lực của bản thân có thể trả lời câu hỏi này.

    “Chỉ có cái biết thành công là cái biết “mình sẽ chiến thắng khó khăn, không cần biết là khó khăn gì và không cần biết mình sẽ tốn bao lâu, nhưng cuối cùng mình sẽ thắng”, đó mới là cái biết đưa người ta đến thành công mà thôi.”
    Về điều này, em lại có suy nghĩ khác: anh không thể bắt một đứa bé lớp 2 làm toán nhân chia, vì nó chưa “đủ sức”. Nếu cứ cố học toán, nó vẫn sẽ làm được điều đó sau 1 năm nữa (khi nó là đứa trẻ lớp 3 ). Thay vào đó, trong một năm ấy, nó chia sẻ thời gian để học văn, tiếng việt, điều đó sẽ bổ ích hơn nhiều. Đây là cái mà em gọi là biết sức mình.
    Rất mong được trao đổi thêm với anh về điều này.

    Thích

  18. Hi Dzanh,

    Dĩ nhiên là em có mâu thuẫn nội tại. Anh biết điều đó.

    Nhưng hãy xem vấn đề tương tự như thế này. Một học sinh từ Hà Giang về Hà Nội học đại học. Hoc xong có khả năng cao là sinh viên đó sẽ ở lại Hà Nội làm việc và không trở lại Hà Giang. Đó là việc thường tình. Đó không hẳn là vì Hà Giang tồi, mà vì Hà Nội có nhiều điều kiện hơn.

    Câu cuối anh vừa viết đó rất quan trọng trong suy tựởng. Nhiều sinh viên đi du học, vì muốn ở lại cho nên phải tìm đủ cách chê bai quê hương mình, để biện hộ cho việc ở lại của mình. Không cần phải làm như thế, và không nên làm như thế.

    Mình muốn ở lại vì điều kiện ở nơi mình học tốt hơn ở nhà. Ai cũng có thể hiểu được điều này. Giản dị vậy thôi. Nuớc nghèo là phải có vấn đề nhiều hơn và có thể là khó sống hơn nuớc giàu.

    Chẳng có lý do gì cậu sinh viên ra trường vì muốn ở lại Hà Nội làm việc lại phải chê bai quê nhà cậu ấy ở Hà Giang. Điều đó xem không được.

    Quê hương có nhiều vấn đề của mình vẫn tốt đủ để nuôi mình mấy mươi năm và tạo cơ hội cho mình có ưu quyền đi du học. Mấy mươi triệu dân chỉ có một nhúm được ưu quyền đó, Mình phải biết ơn quê hương của mình.

    Muốn ở lại làm ăn tìm cơ hột tốt thì cứ ở lại, và hãy mến yêu quê hương của mình. Đừng hằn học vô lý. Và khi mình yêu quê hương đồng bào của mình tự khắc mình biết mình phải làm gì để giúp, dù là mình ở đâu trên thế giới.

    Anh nghĩ là các em sinh viên du học nên theo ý trong lòng của mình. Và dù là quyết định nào đi nữa thì hãy nhớ là đó là vì mình muốn, chứ quê hương nghèo khổ của mình chẳng có tội tình gì hết. Và luôn luôn gần gũi yêu mến tổ quốc trong lòng, dù là mình có ở đâu. Và vì quê hương mình nghèo, nên hãy giúp nó khá, dù mình có ở đâu.

    Em khỏe nhé.

    À, về việc “biết mình” thì anh đồng ý với Dzanh thôi.

    A. Hoành

    Đã thích bởi 1 người

  19. Dzanh ơi ;

    Mình đã đọc trao đổi giữa bạn và anh H rồi , mình cũng là một du học sinh đây nhưng mình không có suy nghĩ giống Dzanh đâu .Làm sao Dzanh có thể đảm bảo rằng ở các nước phát triển lại không tồn tại tham nhũng và những bất công cơ chứ , mình đã sống trên đất nước Tq được 7 năm rồi vì vậy mình rất hiểu nó có hay không có những điều mà bạn đang bức xúc .Đấy là mình còn chưa kể đến những khó khăn và sự thiếu thốn tình cảm khi phải sống xa nhà đấy Dzanh ah , vì vậy những điều anh Hoành nói cũng là những điều mà mình nghĩ đấy ,Dzanh đừng có nghĩ một cách tồi tệ về quê hương của mình đến thế nhé .Chúc Dzanh luôn vui vẻ .

    Uyên .

    Thích

  20. Chú Hoành Mến !
    Đọc những ý của Chú cháu thấy quá đã (cháu tình cờ biết blog của Chú qua VN-Business), cháu cũng là sinh viên gần ra trường, đúng là sinh viên tụi cháu ra trường với mức lương ít ỏi thì sống hơi chật vật ở thành thị ( Cháu thấy : khi mình rơi vào tình trạng sống khó khăn, mình biết tiết kiệm và qua mỗi ngày đầu tư cho tương lai của mình, và đến một lúc nào đó mình sẽ thành công, cái ở đây là biết thích nghi), và cháu nghĩ mình cứ nghĩ đến mặt tiêu cực của môi trường xung quanh và hoàn cảnh thì vẫn chưa giải quyết được gì, nhận dạng cơ hội và thay đổi ( bản thân) có định hướng (tích cực) thì một ngày nào đó mình sẽ làm được những gì mình đặt ra, vì vậy cháu đồng tình với ý kiến trong bài Chú đăng “Hãy chấp nhận mình là người suất xắc nhất”; buộc tư duy và tác động vào môi trường , hoàn cảnh theo định hướng của mình để đạt được điều mình muốn.
    Chúc Chú luôn vui tươi và khỏe!
    Nguyễn Văn Thông

    Thích

  21. Em ít tuổi, ít học nên không dám nhận xét nhiều, chỉ có 2 điều mà em nghĩ nên nói để anh Hoành suy ngẫm.
    1. Tụi trẻ chúng em không được sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên tất cả những bài học về lòng tự hào dân tộc đều là do các thầy cô dạy bảo.
    2. Lời các anh chị ở trên nói về các cán bộ và quan chức trong nước em không nhắc lại. Nhưng anh có thấy rằng thế hệ mà giờ đây đa phần làm cán bộ, làm quan chức – là thế hệ đã từng đi qua chiến tranh không?

    Thích

  22. Vậy sao, Linh? Em muốn anh suy gẫm điều gì vậy? Sao em học được ở đâu kiểu nói hàng hai úp úp mở mở vậy?

    Có vẻ như em muốn nói là nếu em có cái tồi nào, thì cái đó là do thầy cô, và em thì vô tội vạ hay sao?

    Anh nghe kiểu biện hộ này cả hàng trăm hay nghìn lần rồi. Vụ án hình sự nào mấy anh chàng cướp của giết người cũng đổ tội cho bố mẹ hồi nhỏ đánh đập, không chịu giáo dục, cho nên tôi bây giờ mới ra nông nỗi này. Và anh chưa thấy ông tòa nào trên thế giới chấp nhận lý luận đó cả.

    Sao không làm anh hùng một tí, và chỉ ngón tay vào mình cho mọi vấn đề của mình?

    Thái độ như em, lấy vợ chắc là vợ bất hạnh lắm.

    Em khỏe nhé 🙂

    Thích

  23. Gửi anh Hoành,

    “Nếu nói về tỉ lệ thành công và không thành công thì ở đâu trên thế giới cũng vậy. Rất nhiều ngưởi ở Mỹ không thành công và không vui cả đời. Chỉ cần thấy tỉ lệ ly dị cực cao của Mỹ so với Việt Nam, em cũng biết là người Việt vui hơn hay nguời Mỹ vui hơn. Vui hơn là thành công hơn rồi. Có nhiều chuyện để kể ra, nhưng chỉ một con số ly dị thì em đã nắm vững vấn đề rồi.”

    Em có thể hỏi anh một vài câu hỏi liên quan đến phần trên không ạ? Anh có biết ở Mỹ thì bao nhiêu cặp vợ chồng Mỹ sau ly dị còn có thể gặp lại nhau nói chuyện và cùng góp tay chăm lo cho con cái? Tỷ lệ ly dị ở Việt Nam ít hơn có phải là do suy nghĩ cố gắng chịu đựng của người trong cuộc để đảm bảo cho một vỏ bọc hoàn hảo?

    Thích

  24. Hi Tien Anh,

    Chắc chắn là phải có sự chịu đựng của các người trong cuộc thì người ta mới có thể ở đời với nhau được. Các cuộc hôn nhân mà không có cố gắng vun xới, vượt khó, chịu đựng để ở với nhau, chuyện đó không thể có.

    Bất cứ một kết đoàn nào cũng cần người trong cuộc chịu đựng với nhau một tí và làm việc chung với nhau. Từ gia đình đến công sở.

    Còn về ly dị hay ở chung, thì dĩ nhiên là có trường hợp này trường hợp kia. Tuy nhiên, suy nghĩ chung của mọi người trên thế giới là ly dị là việc không tốt. Nếu phải xảy ra thì phải xảy ra, nhưng anh chưa thấy ai trên thế giới ca tụng ly dị là việc tốt, chsng ta nên ly dị. Ai trên thế giới khi làm đám cưới là trong lòng cũng muốn ở với người mình lấy cả một đời cả. Anh chưa thấy ai nói, tôi làm đám cưới để hai tháng sau ly dị vì đó là việc tốt nên làm.

    Nói chung, ly dị là thất bại, là chuyện xấu, không ai muốn có.

    Đó là chưa kể ảnh hưởng đến con cái vì gia đình đỗ vỡ. Không thể nói đổ vỡ thì tốt cho con cái được. Chuyện đó không xảy ra. Người ta chỉ có thể cố gắng giảm cái hại, chứ chẳng ai trên thế giới nói ly dị là tốt cho con cái cả.

    Nếu nói trường hợp bà A, nên ly dị tốt hơn là sống với nhau mà đánh nhau hà rầm, thì được. Và trong trường hợp đó ly dị thì ĐỞ HẠI hơn là cái hại đánh nhau hằng ngày.

    Nhưng nếu em lý luận chung chung là ly dị nhiều như ở Mỹ tốt hơn là vợ chồng sống chung rất ít ly dị như Việt Nam thì tự nó phản luận lý của con người trên khắp thế giới rồi.

    Luận lý của con người là: Nói chung, ít ly dị là khá hơn ly dị.

    Em khỏe nhé. 🙂

    Thích

  25. Mỗi người một ý thực sự rất khó để phán xét ai đúng hoàn toàn và ai sai hoàn toàn mà tất cả chỉ là sự tương đối. Tớ không muốn nói nước đôi để đẹp lòng cả 2 bên mà tớ chỉ muốn hỏi vài câu nho nhỏ :
    – Nếu không sống ở việt nam hay ở nước mà cậu đang sống thì cậu có tồn tại không?
    – Nếu có tồn tại thì cậu sống vì ai và vì cái gì?
    – Nếu hoàn cảnh sống thay đổi cậu có tiếp tục tồn tại không hay là biến mất?
    Tớ muốn nói là dù ở đâu, hoàn cảnh nào bạn cũng cần phải sống vì vậy nếu không chấp nhận và thích nghi hoàn cảnh cậu sẽ bị đào thải theo quy luật tất yếu của tự nhiên. Cậu có thể thay đổi môi trường sống nhưng ai đảm bảo rằng môi trường đó không đem lại những khó khăn tương tự hoặc là khó khăn hơn.
    Đợi và mong muốn người khác thay đổi chi bằng hãy tự thay đổi bản thân và tác động làm người khác thay đổi.

    Ý tứ của tớ còn lộn xộn và còn nhiều thiếu sót mong các bạn đừng chê trách.

    Thích

  26. Hi Zivy,

    Em nói rất đúng. Nhưng nếu đi sâu thêm một bước logic nữa thì không có sự phân cách giữa “con người” và “môi trường sống của con người”, nhất là trong khoa tư duy tích cực.

    Con người chính là mộit trường sống của hắn ta. Những người trộm cắp tậo thành môi trường sống trộm cắp. Những người hiền lành tạo thành môi trường sống hiền lành. Những người tử tế tạo thành môi trường sống tử tế.

    Cho nên thay đổi chính mình cũng chính là thay đổi môi trường sống của mình.

    Em khỏe nhé 🙂

    Thích

  27. Chào các anh chị !
    Trước tiên em xin cảm ơn anh Hoành và chị Hiền Nga đã cho mọi người một bài viết rất tuyệt vời 😀
    Sau khi đọc phản hồi của anh Dzanh em muốn để lại một vài ý kiến:
    -“…đặc biệt trong việc thu hút chất xám. Khó!” . Khó đâu phải là không làm được,nếu ngại “khó” mà không làm thì khác gì chưa đánh đã thua,nếu mình thử thì có thể không làm được nhưng nếu không thử thì chắc chắn không làm được.
    -“…Mở rộng ra: một đất nước muốn thay đổi phải có những người muốn thay đổi…” Bộ anh tưởng những nhà lãnh đạo của nước Việt Nam không muốn như vậy sao? Họ đang làm hết sức mình để xóa đói giảm nghèo cho dân tộc,thực hiện đúng di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
    -“…Vì vậy cải cách ở Việt Nam là không thể…” . Theo như em biết thì yếu tố đầu tiên của thành công là kiên trì,mà kiên trì xuất phát từ lòng tin (đúng không anh Hoành nhỉ ^^),nếu ai cũng có lòng tin như anh Dzanh thì Việt Nam sẽ chẳng bao giờ trở thành một cường quốc cả.
    -“…Mọi người có thể nói em chỉ có chê mà không làm. Đúng. Nếu hỏi em có yêu nước không? Có. Em có mong muốn xây dựng tổ quốc không? Có. Em có dám làm không? Không. Vì sao? Sợ! ” Cũng trong trang dotchuoinon này,em biết thêm được một câu : có thể bạn sẽ trả giá khi thực hiện ước mong ước của mình,nhưng mà hãy đợi cái giá phải trả khi không thực hiện được ước muốn đó(em chỉ nhớ loáng thoáng và viết lại bằng lời của em 😀 ). Em nghĩ chả có gì phải sợ vì thực hiện một mục đích cao cả như thế.
    Có lẽ em hơi nóng nãy nhưng em muốn nói ra suy nghĩ của mình.
    Chúc các anh chị một ngày tốt đẹp ! 😀

    Tân
    p/s: U23 Việt Nam thua rồi,buồn quá.

    Thích

  28. Cám ơn Tân nhiều nhé. Vấn đề cuối cùng chỉ là một điều: “Nhà thì nghèo và đông con. Đứa con nào muốn làm lụng lo cho cả nhà–khối việc để phải lo. Đứa con nào muốn phàn nàn chê trách–khối chuyện để phàn nàn.”

    Tân khỏe nhé. 🙂

    Làm cầu thủ ở VN cũng mệt nhỉ. Cả nước cứ dán mắt vào cặp giò của mình trên TV. Rồi thua một trận thì cả nước xuống tinh thần. Áp lực còn lớn hơn làm thủ tướng! 😦

    Thích

  29. Gửi anh Hoành
    Em thực sự tâm đắc khi đọc bài viết và những lời hồi âm của anh. Bản thân em học ngân hàng. Lúc đó thực sự em chưa có định hướng khi lựa chọn học mà đơn giản vì gia đình em có truyền thống làm ngân hàng. Đến giờ em mới nhận ra giấc mơ của em là làm tư vấn khách hàng. Hơi muộn để bắt đầu lại vì em đã bỏ phí 3 năm đại học. Và giờ em cũng phải chịu áp lực từ gia đình. Nhận ra và kiên trì thực hiện giấc mơ không phải là điều mà ai cũng làm được. Em nhận ra càng nhiều người vì kiếm sinh nhai đã gác lại đam mê, khát vọng của mình. Bố mẹ em cũng bảo là em hay lí tưởng hóa cuộc sống. Thực sự giờ có xu hướng vật chất hóa nhưng theo em một công việc không chỉ đem đến cho em thu nhập ổn định mà còn là công việc em hứng thú, có khả năng và khích lệ em không ngừng học hỏi trau dồi bản thân đóng góp cho công ty đó và sau đó là xã hội. Nghề nào lương thiện cũng là nghề cao quý. Tuy giờ em đang trong giai đoạn khó khăn nhưng em tin là em sẽ làm được. Em mong các bạn trẻ tìm được công việc như ý. Đất nước nào cũng có những tồn tại, mình hi vọng giới trẻ chúng ta cùng với thế hệ đi trước dỡ bỏ những tồn tại đó để xây đắp một xã hội tốt đẹp hơn. Thỉnh thoảng các bạn hãy so sánh mình với những em bé đang sống trong chiến tranh để quý hơn những ngày yên bình của mình nha.
    Em xin được gửi lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.

    Thích

  30. Minh rat tiec ( late than never ) da duoc doc DCN qua muon ….va cang di nguoc thoi gian, cang respect Anh Hoanh .
    Cho phep Minh tra loi muon mang voi Cac Ban tre , cau noi cua TT Kennedy : ” dung hoi to quoc da lam gi cho chung ta, ma hay hoi chung ta da lam gi cho to quoc ” ….
    ” tha danh 1 que diem trong bong dem, con hon la ngoi nguyen rua bong toi ” ….
    Dau nhat thiet phai ” hoi lo, di dem …. ” moi thanh dat, thanh cong ….
    Cac Ban oi, xem guong nhung nguoi thanh dat tren the gioi ….dai da so
    deu trai qua nhung khon kho khon luong ….Cac Ban con di lam duoc tra Luong 2 trieu dong la ” ngon ” roi do ….” thep moi hoi lua 1 ty ma da oai oai …., thep da toi ….thi chac toi roi !!!

    Thích

  31. Hi Hoanh,

    I first read this essay in English long time ago, since I was a student in Vietnam and I barely spoke English at that time. Your words were so moving, so inspirational that I remember until now, 17 years have passed! Now I live in Europe, having a good career and life. The spirit from your essay is always in my heart. I believe it leads me the way when I live in a country far away from Vietnam, and at many workplaces I am the only one Asian, non European in the team. I believe having passion for excellence distinguishes me from my peers in Vietnam. If I had the loser mentality, I wouldn’t have achieved what I have today. Thank you very much for sharing your ideas, your passion and your way of living to others. I wish you all the best!

    Best regards,
    Lily

    Đã thích bởi 2 người

  32. Đọc bài viết của anh Hoành, comment của Hiền Nga & Lily làm em xúc động rơi nước mắt.Thật vui khi thấy các bạn sớm gặp được 1 ngôi sao dẫn đường trên hành trình của mình.
    Cảm ơn anh và các bạn đã chia sẻ. Hiền tin là tinh thần này sẽ còn tiếp tục dẫn lối cho nhiều thế hệ tiếp theo đạt được thành công và sống 1 cuộc đời với tư duy của người chiến thắng!
    Chúc anh và các bạn 1 ngày đẹp đẽ đầy ắp năng lượng!
    Hiền

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s