Cân bằng thị trường

Loạt bài kinh tế học >>

Chào các bạn,

Hôm nay mình thêm một chút hình ảnh (graphics) về cung và cầu để các bạn làm quen với các giản đồ kinh tế. Có lẽ các kinh tế gia có máu hội họa, nên rất thích vẽ giản đồ.

Dưới đây chúng ta nói đến Đường Cầu (the demand line, hay demand curve vì nó khi thẳng, khi cong cong). Các vị thầy kinh tế VN thường gọi là hàm cầu, hàm là hàm số. Mình thích nói theo tiếng Anh, giản dị hơn – đường cầu.

Đường này rất dễ hiểu: Khi giá hàng tăng, bạn không thích mua hàng hoặc không đủ tiền mua hàng, nghĩa là cầu bị giảm. Ngược lại, khi giá hàng thấp, bạn thích mua hàng nhiều hơn nên cầu tăng.

Trong thời giãn cách Covid, hàng hóa cực kỳ khan hiếm, nên tăng giá ì đùng, và do đó lượng người mua ít hơn bình thường nhiều. Sau giãn cách, hàng hóa có thêm nhiều nên giá xuống, và người ta ăn tiêu nhiều hơn. Rất dễ hiểu.

Điều này có nghĩa là giá cả và số lượng di chuyển ngược chiều nhau. Giá lên thì số lượng giảm xuống, giá xuống thì số lượng tăng lên – đó là đường cầu.

Các bạn thấy hình bên trên, P1 (price 1, giá 1) thì lượng sản phẩm được mua là Q1 (Quantity 1, số lượng 1). Giá P2 thì số lượng Q2. P1 lớn thì Q1 nhỏ, P2 nhỏ thì Q2 lớn. Đó là đường cầu (demand line, trong ảnh ghi là đường D).

Graph bên dưới là Đường Cung (S, supply line).

Khác với cầu, cung thì giá cả và số lượng chuyển động cùng chiều – giá lên thì phe bán ồ ạt reo hò bán, bán, bán. Giá xuống thì thì phe ta xìu, xiu, xìu. Cho nên hình bên trên bạn thấy giá P1 lớn thì số lượng muốn bán Q1 lớn. Giá P2 nhỏ thì số cung Q2 cũng nhỏ. Đó là đường cầu S.

Giờ ta bỏ hai đường vào với nhau:

Điểm đường demand và đường supply gặp nhau là điểm equilibrium (đọc là e-quy-li-brium gần như tiếng Việt, vì đây là tiếng Latinh), tức là “điểm cân bằng”, tức là thị trường được cân bằng.

Nghĩa là sao?

Ở điểm E (Equilibrium) trong hình bên trên, thị trường có giá hàng là 30 và số lượng bán là 3000.

Trong một thị trường hoàn toàn (perfect market), tức là thị trường trong đó có (1) cạnh tranh hoàn toàn (perfect competition) – tức là cạnh tranh tự do (free competition)không bị khống chế bởi những thứ như gian dối, độc quyền kinh tế, hay quy luật không hợp lý của nhà nước và (2) mọi người mua và người bán đều có thông tin đầy đủ và rõ ràng về sản phẩm, giá cả, và thị trường, thì điểm cung cầu gặp nhau – equilibrium – là điểm thị trường được cân bằng: giá cả có khuynh hướng đứng yên tại điểm đó và số lượng hàng bán được cũng có khuynh hướng đứng tại con số đó.

Thị trường cân bằng thì đương nhiên là thị trường bình ổn, rất ổn định.

Khi một thị trường được cân bằng, nếu có người bán cao giá hơn, người mua sẽ không mua của người đó, và người cao giá đó không bán được hàng, nhưng những người bán khác sẽ bán được thêm hàng, và người mua vẫn có thể dễ dàng mua ở giá bình ổn. Vì thế giá cả và số lượng có khuynh hướng đứng yên rất bình ổn.

Nhưng ở thành phố Sài Gòn chẳng hạn, chúng ta thấy giá cà phê, cùng một loại – Robusta chẳng hạn — hoàn toàn chẳng có gì khác biệt, nhưng hai cửa tiệm cách nhau 200m, có thể giá một nơi cao bằng 3 lần nơi kia. Đó là thị trường crazy! Thị trường không có một giá equibrilium. Không bình ổn. Tại sao? Đó là dấu hiệu rất rõ, thị trường không cân bằng vì người mua  thiếu thông tin về thị trường, về phẩm chất cà phê, về giá cà phê, và người bán cũng hoàn toàn chẳng quan tâm đến thị trường – cứ bán giá láo cao động trời,  chỉ một người ngu mua mình thì mình lời bằng thiên hạ hì hục bán cả tuần! Thị trường như vậy quá thiếu thông tin và do đó cho phép người ta buôn gian bán dối.

Môi trường kinh tế như thế là chưa tốt, cần các quý vị doanh nghiệp và nhà nước hợp tác để giúp thị trường có nhiều thông tin tốt cho tất cả mọi người.

Chúc các bạn biết dùng tiền đúng chỗ.

Mến,

Hoành

Bài cùng chuỗi:

© copyright 2021
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Cân bằng thị trường”

  1. Thanks anh đã chia sẻ,

    Ngoài việc thiếu thông tin dẫn đến việc chấp nhận mua với giá cao, còn có một nguyên nhân nữa đó là tâm lý lo sợ hàng giả, đặc biệt có quá nhiều trường hợp hàng giả bị phanh phui liên quan trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm và cả dược phẩm của cả Bộ Y tế thì người dân còn dám đặt niềm tin vào đâu?

    Quay lại vấn đề giá cả, một số người họ thà bỏ thêm ít tiền để mua hàng của thương hiệu lớn có uy tín thì họ vẫn yên tâm hơn. Điều này lại vô tình là điều bất lợi cho những cá nhân kinh doanh nhỏ trong việc bán hàng hóa.

    Đây là vấn đề ăn sâu trong tiềm thức của người VN nên cần phải có sự thay đổi sâu sắc từ trong tư duy trên bình diện chung thì trong dài hạn mới hy vọng có sự thay đổi lớn.

    Đã thích bởi 1 người

  2. Hi Anh Nhà Quê,

    Tất cả những điều em nói đều đúng, và nó nằm trong chữ “thông tin” anh nói trong bài.

    Thông tin là mọt chủ đề lớn nữa, có thể anh sẽ viêt trong một bài mới.

    – Thông tin gồm có nhà nước quản lý chống quảng cáo láo vầ đòi hỏi người bán tiết lộ một ố thông tin về sản phẩm, nhất là sẳn phẩm có liên hệ đến ý tế như thuôc men và thực phẩm.

    – Thông tin của các tổ chức chứng nhận sản phẩm hội đủ yếu tố nào đó, như Hàng VN chất lượng cao, Viet Gap, etc…

    – Thông tin của báo chi đưa ra câu hỏi khi thấy các công ty có quảng cáo hay hành vi nếu dấu hỏi (Chỉ cần đưa ra dấu hỏi là đủ).

    – Thông tin trên Internet khi mọi người trao đổi thông tin và nêu lên các câu hỏi về các hàng quán và công ty. Thông tin không cần phải buộc tội hay kêt luận gì cả. Như là : “Tiệm A giá thế này, cách đó 200m tiệm B lại có giá thế này.” Hoặc có thể thêm câu hỏi: “Tại sao?” Chia sẻ thông tin bằng dữ kiện và câu hỏi như thế giúp mọi người thấy sự kiện và suy nghĩ về sự kiện mà không “mạ lị” hay “vu khống” ai.

    Bao chí và thảo luân trên Internet là dân trí. Nhà nước thực thi luật pháp và các NG0 chứng nhận phẩm chất hàng quản lý. Dân trí và quản lý cộng lại tạo ra thông tin chính xác và rõ ràng cho moi người.

    Những người bán hàng lừa đảo thả khói mù làm ai cũng bị mù. Nhưng cả thế giới internet mà không thể làm cho nhau sáng mắt và đánh bật những con buôn tồi tệ văng ra khỏi thị trường được sao? Anh không chấp nhận trí thức cả nước chịu thua dễ dàng như thế.

    A. Hoành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s