Tư duy giáo dục tích cực

Chào các bạn,

Trên đường phố Sài Gòn, mình thấy có những đoạn đường có biển cảnh báo giao thông như thế này (hình dưới, biến báo trên đường Mai Chí Thọ, Thủ Đức). Và có lẽ ở Việt Nam sẽ cũng có nhiều nơi khác có biển báo tai nạn chết người tương tự.

Biển báo giao thông luôn là cần thiết để cảnh báo dù là chỉ đường hay là nguy hiểm và giúp người đi lại an toàn. Nhưng cảnh báo chết người như trên là cách làm tồi và tiêu cực. Giáo dục bằng những cảnh báo gây tâm lý sợ hãi chẳng giúp người lái xe an toàn cẩn thận hơn khi đi đường.

Mình nhìn vào những cảnh báo thế này luôn cảm thấy rất mơ hồ phập phồng không biết nguy hiểm chết người từ đâu, đường trơn, cua hẹp, cua gấp, hay khu đông dân cư cần giảm tốc, cần quan sát cái gì, hướng nào trên đầu hay bên phải, tay trái?

Không khó để có những cảnh báo như thế này tích cực, cụ thể và hiệu quả hơn. Về mặt kỹ thuật, ngành giao thông và xây dựng có đủ trách nhiệm và kinh nghiệm để biết vì sao đoạn đường này hay tai nạn, cho nên cảnh báo cụ thể và tích cực là điều không khó. Thay vì những cảnh báo chết người mơ hồ, những cảnh báo ít nhất là giảm tốc độ, đường cua gấp, đường trơn, đá lở…; quan sát bên phải, chú ý xe trong hẻm, để ý cầu vượt, khu trường học, khu đông dân cư…

Thậm chí, mình cũng thấy một số toà nhà chung cư cao tầng ở Sài Gòn, khi truyền thông về phòng cháy chữa cháy, thì sử dụng màn hình trong hoặc trước thang máy phát những đoạn clip hình ảnh toà nhà cao tầng đang cháy ngùn ngụt, sau đó, nói về cách phòng tránh và cứu hoả. Đây cũng là một cách truyền thông và giáo dục rất tiêu cực và và gây tâm lý cực kỳ lo sợ và đương nhiên không có hiệu quả.

Một vài ví dụ về cảnh báo nguy hiểm để thấy các bạn thấy cách thức giáo giáo dục với tư duy tích cực hay tiêu cực có khả năng ảnh hưởng đến tư duy và lối sống của cả xã hội ra sao. Giáo dục bằng sợ hãi thì xã hội sẽ tràn ngập con người hoang mang, sợ hãi, tiêu cực, thiếu tự tin. Và sợ hãi trở thành ngành kinh doanh khổng lồ của toàn thế giới này

Tất nhiên ta có một số nghề như bác sĩ, công an, cứu hoả… thì những hình ảnh tang thương tai nạn đó là có thực và thường trực, và một số nghề luôn phải trong trạng thái căng thẳng vì tiếp xúc với tai nạn chết người thường. Mình thực sự khâm phục những công việc đó. Người ta hay nói mắc bệnh nghề nghiệp, điều này đúng nhưng không có nghĩa là khi giáo dục đề phòng tai nạn ta phải tiêu cực trong cách thể hiện về thực tế mình thấy trong công việc. Chính vì vậy, nếu không có phương pháp tốt, không được chăm sóc tinh thần tốt, tâm không an, những người làm nghề đối diện với sinh tử, tội phạm giết chóc rất dễ dẫn đến cực đoan, tiêu cực từ trong gia đình cho khi mang kiến thức ra giáo dục đại chúng. Và thực sự cuộc sống, nghề nào cũng vậy, cũng có những khó khăn riêng.

Điều thực quan trọng ở đây chúng ta phải thấy, văn hoá và tư duy giáo dục có ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội phát triển với tư duy tiêu cực hay tích cực ra. Là người lớn, là thầy cô, là cha mẹ, tư duy giáo dục của chúng ta ảnh hưởng đến mỗi đứa trẻ trong từng gia đình, mỗi học sinh trong từng trường học, là mỗi con người ở xã hội và tư duy đó cũng là tư duy của quốc gia, của xã hội và toàn thế giới.

Tư duy giáo dục tích cực hay tiêu cực thể hiện giản dị và cụ thể hơn nhiều người nghĩ rất nhiều. Thông điệp, hay cảnh báo mang sự giáo dục tích cực không phải là những ngôn từ doạ nạt đao to búa lớn và khẩu hiệu, nó nằm ở chính ở cách sống và thể hiện của mỗi người thường ngày.

Ra đường luôn đầy tai nạn thì bạn răn đe con trẻ rằng “đi mắt mũi cứ tớn lên, không đeo mũ bảo hiểm thì chết tai nạn thế kia kìa”, hay là dạy nó cách đi đứng quan sát cẩn thận ra sao, đeo mũ bảo hiểm đúng thế nào.

Con trẻ nhìn thấy ăn xin trên đường thay vì nạt con “học dốt thì chỉ có chết đói đi ăn xin như thế”, hay là dạy con chịu khó học sống đỡ vất vả, hơn nữa là làm giàu để giúp cho những người như người ăn xin đó có công việc.

Biết các nguy cơ hỏa hoạn thì dạy nhau cách phòng tránh đúng, cách thoát nạn hay liên tục ấn vào đầu nhau bằng hình ảnh rùng rợn về hỏa hoạn để hoảng loạn.

Ta luôn biết xã hội đầy rẫy lừa lọc, cạm bẫy thì ta dạy trò sống thông minh hơn, sống cảnh giác hay là ta dạy trò mình cũng phải trở thành lừa đảo ma quái, và ra rả chỉ trích tham nhũng?

Chúc các bạn mỗi người luôn tích cực để toàn xã hội có tư duy giáo dục tích cực.

TH

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s