Bài hát “Long, long journey” được thể hiện bởi ca sĩ Enya. Mỗi lần nghe “Long, long journey”, em cảm thấy lòng mình nhẹ bẫng và có thêm niềm tin. Bài hát khiến em liên tưởng tới hành trình hiểu về trái tim mình. Con đường trở về với trái tim linh thiêng của chính mình đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng nếu mình giữ vững lòng tin và đi theo tiếng gọi con tim, thì mọi khó khăn không còn đáng sợ nữa. Vì mọi chuyện dù có khó đến mấy rồi cũng sẽ qua cả. Everything’s gonna be ok.
Mình thường nghĩ đến nông dân, nhất là khi có tin nông dân ở đâu đó mất mùa, hoặc là được mùa tốt quá nhưng không có nơi tiêu thụ đủ, bị rớt giá và hàng phải đổ đi hằng loạt. Các bạn, nông dân chẳng thể giàu, và thường là nghèo rớt mồng tơi từ đời ông đến, đời cha, đời con, đời cháu.
Lý do nông dân nghèo là bị lệ thuốc quá nhiều vào thời tiết. Mất mùa vì hạn hán hay bão lụt thì chết. Được mùa tốt quá, thu hoạch dồi dào, nhưng người mua thì vẫn mua như những năm trước (vì ăn thì năm nào cũng ăn như thế), vậy là sản phẩm ứ đọng, rớt giá, và phải mang đi đổ. Đời sống như thế làm sao nông dân có thể hết nghèo được? Được mùa chừng 3 năm, đến năm thứ tư hạn hán, thì tiền dành dụm của 3 năm trước vẫy tay bye bye. Đọc tiếp Hãy yêu nông dân→
Xưa nay, người đời thường dùng từ ‘mắc dịch’ để chửi thậm tệ ai đó, cụ thể là tỏ ý nguyền rủa, công khai muốn cho người bị chửi gặp phải một trong những chuyện xấu nhất, hại nhất trong đời sống con người, đó là mắc bệnh dịch – loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm bởi gây chết người hàng loạt, trong lịch sử thế giới có đợt giết hằng triệu sinh mạng, như : dịch hạch, cúm, đậu mùa, sốt thương hàn, Ebola, SARS… Đọc tiếp Những ngày dính ‘F Không’→
ZN – Người Việt cần mạnh dạn khước từ một xu hướng đã và đang gây ra những hệ luỵ sức khoẻ rõ ràng ở những nước khác: tiêu thụ quá nhiều nước uống có đường.
Michael Tatarski, Nhà báo
Michael Tatarski là một nhà báo người Mỹ, đã sinh sống và làm việc tại TP.HCM từ năm 2010 cho đến nay. Bắt đầu bằng công việc dạy tiếng Anh, Tatarski chuyển sang viết báo cho nhiều ấn phẩm trong và ngoài nước từ năm 2011. Anh cũng là cây bút quen thuộc trên các ấn phẩm Politico, South China Morning Post và Mongabay. Hiện nay Tatarski phụ trách nội dung của trang Saigoneer, vốn đã trở thành quen thuộc đối với cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam từ nhiều năm nay.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã kéo theo sự phát triển và đô thị hóa đáng kinh ngạc trên khắp đất nước. Bằng chứng rõ ràng nhất có lẽ là tại TP.HCM, thành phố mà tôi cho là được quốc tế hóa và mang nhiều đặc tính toàn cầu nhất của Việt Nam.
Tại thành phố này, những xu hướng từ nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, được đón nhận nhanh chóng trong hầu như mọi phân khúc cư dân. Điều này khiến TP.HCM trở thành một nơi sống thú vị nhưng cũng tạo nên một số vấn đề, đặc biệt khi thói quen tiêu dùng hình thành mà vấn đề sức khỏe không được tính đến.
Measures to contain the Covid-19 pandemic have also curtailed human trafficking from Vietnam to China, but traffickers are looking for other routes.
A human trafficking victim (L) walks with her family member in 2021. Photo courtesy of Blue Dragon
In the fall of 2020, when officials in a remote province in China began to check identities to combat Covid transmission, they found a 50-year-old woman in a poor family without any identity papers.
“It turned out she was a Vietnamese victim trafficked to China around 35 years ago,” Dinh Thi Minh Chau, a senior psychologist at the Blue Dragon Foundation, a Hanoi organization that works to rescue trafficking victims, said.
The woman from northern Vietnam had agreed to go with a person in her village to find a job because her family was too poor.
(KTSG) – Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Với ngành tư pháp, số hóa quy trình, thủ tục sẽ từng bước xây dựng hệ thống tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, việc này đang được xem xét một cách kỹ càng.
Sự cấp thiết xây dựng tòa án điện tử
Tòa án điện tử (E-court) có thể hiểu là mô hình ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động tố tụng của tòa án, từ nộp đơn kiện trực tuyến, tống đạt thư điện tử, thu thập chứng cứ…, thậm chí là tổ chức các phiên tòa xét xử trên nền tảng số.(1)
Theo trình tự, thủ tục tố tụng trước đây, đương sự khởi kiện có thể phải đến tòa án nhiều lần để nộp đơn kiện, bổ sung giấy tờ, tài liệu, và tình trạng “ngâm” hồ sơ vụ án là khá phổ biến. Dịch Covid-19 kéo dài, số vụ án càng ứ đọng nhiều hơn ở các cấp tòa án. Giờ đây, nếu cứ khăng khăng giữ nguyên chế độ thụ lý, xét xử vụ án như cũ thì không còn phù hợp tình hình. Trên thực tế, TPHCM đã tổ chức phiên họp với các đương sự trong vụ án thông qua nền tảng trực tuyến(2).