(Tình yêu của em mãi nâng anh) cao hơn và cao hơn

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát này được báo nhạc Rolling Stone xếp hạng thứ 248 trong danh sách 500 bài hát hay nhất trong mọi thời đại.

Jackie Wilson trình diễn bài này đầu tiên năm 1967.

Gary Jackson, Raynard Miner và Carl Smith đồng sáng tác bài R&B (Rhythm and blues) này.  Continue reading (Tình yêu của em mãi nâng anh) cao hơn và cao hơn

Trực giác và lý luận

Chào các bạn,

Trực giác và lý luân hầu như là câu chuyện hay tranh luận muôn thuở của các triết gia.

Trực giác (intuition) là biết trực tiếp (giác là biết, trực là trực tiếp), không qua suy nghĩ, lý luận gì cả. Ví dụ: Bạn đưa ngón tay vào đầu lửa của một que diêm, bạn biết ngay là lửa nóng cháy. Chẳng cần suy nghĩ lý luận gì để biết điều đó.

Lý luận (logic) ở đây là mình nói về hiểu biết qua lý luận, suy nghĩ. Ví dụ: bạn thấy nửa đêm tối như mực, nhà bên cạnh có một bóng người âm thầm ôm một cái gì thật lớn đi ra ngoài và đi luôn. Bạn suy nghĩ và kết luận đó là ăn trộm, hay có thể là ăn trộm. Cái biết về “người ăn trộm” đó là lý luận – hậu quả của suy nghĩ và lý luận mà ra. Continue reading Trực giác và lý luận

Một thứ “chủ nghĩa hiện thực tàn nhẫn không thương xót” trong phim Nga “AIKA”

 

Nguyễn Anh Tuấn

Tôi xin tạm mượn nhận định của một nhà văn học sử Nga viết về văn hào F. Dostoievsky để nghĩ về phim AIKA – bộ phim đã chiếm nhiều giải thưởng danh giá quốc tế mà tôi vừa được xem, vì thấy rõ một điều: truyền thống hiện thực chói sáng của văn học Nga cổ điển – tiêu biểu là F. Dostoievsky hóa ra vẫn được tiếp tục một cách xứng đáng, và xuất sắc trong nghệ thuật Nga hiện đại (ở đây tôi chỉ xin nói tới một dòng của điện ảnh Nga tạm gọi là “Hiện thực tàn nhẫn không thương xót”) – có nghĩa là đã vượt qua vòng “Kim cô” Hiện thực xã hội chủ nghĩa từng thống trị xã hội Xô Viết một thời gian dài dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật nặng tuyên truyền, phục vụ kịp thời và đã rơi vào lãng quên… 

Continue reading Một thứ “chủ nghĩa hiện thực tàn nhẫn không thương xót” trong phim Nga “AIKA”

Thâu tóm và sáp nhập: Rủi ro rình rập

TRUNG TRầN 31/10/2021 6:00 GMT+7

TTCTNhững thời kỳ khủng hoảng và đảo lộn lớn, như đại dịch COVID-19 đang diễn ra, cũng thường chứng kiến sự đứt gãy trong thế giới kinh doanh, khi tình trạng cá lớn nuốt cá bé không chỉ là mong muốn của “cá lớn”, mà có khi chính “cá bé” cũng cần được nuốt.

Ví dụ kinh điển ở Việt Nam về câu chuyện thâu tóm thời kỳ sơ khai là đầu những năm 2000, khi liên doanh Coca-Cola Chương Dương bỏ chữ Chương Dương trong tên chính thức, trở thành Coca-Cola Việt Nam, với chiến thuật cổ điển mà hiệu dụng là tăng chi phí bán hàng, báo lỗ và yêu cầu góp thêm vốn. 

Nước ngọt Chương Dương – niềm tự hào một thời của ngành giải khát Sài Gòn – sau đấy chỉ còn sống bằng mỗi một sản phẩm của thứ mùi vị đã ăn sâu vào đầu lưỡi người Sài Gòn: xá xị Chương Dương.

Ảnh: Tech Crunch

Thâu tóm và sáp nhập (Merge & Acquisition: M&A) là cả một thế giới những câu chuyện truyền kỳ. Từ việc các hãng nước ngoài mua lại các thương hiệu Việt Nam như Coca-Cola và Chương Dương, Colgate và Dạ Lan, cho đến cuộc tranh giành thương hiệu Sữa Ông Thọ giữa Vinamilk và Friesland Campina, để rồi cuối cùng Vinamilk giành được cái tên Ông Thọ còn công ty sữa của Hà Lan chấp nhận hình ông già có râu và gắn thêm cái tên Longevity. 

Continue reading Thâu tóm và sáp nhập: Rủi ro rình rập

Con trai Trần Bắc Hà “rửa” 10,4 triệu USD như thế nào?

27/03/2020 06:39 – Ngọc Lê, Thái Sơn

thanhnienVới vai trò là Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà tạo điều kiện cho con trai mình là Trần Duy Tùng góp vốn vào Ngân hàng LaoVietBank. Hành vi này của Tùng có dấu hiệu của tội rửa tiền.

Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Thanh Niên

Liên quan đến sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), với vai trò là Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà đã tạo điều kiện cho con trai mình là Trần Duy Tùng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú) góp vốn sai quy định vào Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LaoVietBank, ngân hàng có trụ sở tại Lào).

Cơ quan điều tra xác định hành vi của Trần Duy Tùng có dấu hiệu “vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”, “rửa tiền”.

Continue reading Con trai Trần Bắc Hà “rửa” 10,4 triệu USD như thế nào?

Sức mạnh của CSCĐ Kỵ binh

PTH: Hình ảnh đẹp giống như trong truyện kiếm hiệp.

***

Soha

CSCĐ Kỵ binh rượt đuổi tội phạm như trong phim - tung cước quật ngã đối tượng - Ảnh 1.

Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an), được thành lập từ tháng 1 năm 2020, nhằm trực tiếp huấn luyện, sử dụng ngựa để phòng chống tội phạm và chăm sóc, nhân giống, phát triển đàn ngựa. Đoàn hiện đóng tạm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Continue reading Sức mạnh của CSCĐ Kỵ binh

Em yêu, anh cần tình yêu của em

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Khi ban nhạc The Four Tops đang chơi ở hộp đêm Detroit, Brian Holland gọi điện thoại đến và nói có một bài hát cho họ. Sau khi The Four Tops kết thúc show diễn, họ đến Hitsville lúc 2 giờ sáng để thu âm Baby I need your loving. Bài hát phát hành vào tháng 7 năm 1964 và trở thành single đầu tiên của họ với thương hiệu Motown. Đây là bài đầu tiên của nhóm vào top 20 và lên vị trí thứ 11 của Billboard Hot 100 trong mùa thu năm 1964. Continue reading Em yêu, anh cần tình yêu của em

Biết cách học

Chào các bạn,

Các bạn đã học võ hay học nhạc bao giờ chưa? Học võ thì mỗi ngày bạn vào lớp, tập đi tập lại một hai vài cú đấm, một vài cách đá, mỗi thứ vài chục lần,  và cứ thế cả đời. Lâu lâu học thêm một đòn thế mới, nhưng đó là phụ. Cái chinh là những đòn căn bản, tập cả đời. Học nhạc cũng vậy, mỗi ngày cứ đồ re me fa và các hợp âm căn bản, cứ thế mà tập cả đời. Các bản nhạc cũng chỉ là 7 note và vài hợp âm căn bản để tập. Mọi môn học khác thì cũng cùng nguyên lý – lặp đi lặp lại các điều căn bản cả đời.

Tất cả mọi môn học đều chỉ có một vài điều căn bản. Mọi thứ khác đều được xây dựng trên vài điều đó, và đều là số hai. Chỉ có vài điều căn bản là số 1. Bạn giỏi thứ số 1, tự nhiên rành số 2, số 3. Continue reading Biết cách học

Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam

ĐỖ THIỆN-HÒA ĐẶNG – Thứ Sáu, ngày 29/10/2021 – 12:09

(PLO)- Việc Tòa trọng tài thường trực (PCA) sẽ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có ý nghĩa chính trị và ngoại giao cực kỳ lớn, đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông. 

Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam - ảnh 2
Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng thường trực tại Việt Nam. Ảnh: PCA

Báo Thế giới và Việt Nam – cơ quan ngôn luận của Bộ Ngoại giao Việt Nam – đưa tin ngày 27-10 tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ ký thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về việc thành lập văn phòng đại diện của PCA tại Việt Nam (VN).

Diễn biến trên được đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của PCA, nhất là trong việc hỗ trợ đào tạo các luật sư, cán bộ tư pháp của VN thời gian tới.

Nhân sự kiện PCA sẽ mở văn phòng đại diện tại VN, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; giảng viên cao cấp ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) về ý nghĩa của sự kiện quan trọng này.

Continue reading Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam

Thuế tài sản: Vì sao nhiều nước đã thu, còn Việt Nam thì chưa?

29/10/2021 16:12

(Pháp lý) – Thu thuế tài sản không phải là vấn đề mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam từ năm 2008, Bộ Tài chính đã dự thảo Luật Thuế tài sản nhưng không thể trình ra được Quốc hội vì nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Mới đây, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 16/9), một lần nữa vấn đề này lại được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ “xới lại” và gợi ý Thanh Hóa thí điểm, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh này khéo léo từ chối thí điểm. Vậy vì sao dự thảo này lại khó thành hiện thực đến vậy ?

21-1632579952.jpg
 Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại Khu đô thị Lideco, huyện Hoài Đức (Hà Nội) bị bỏ hoang phế. Trong khi đó, không ít người dân lại thiếu chỗ ở, phải sống trong cảnh chật chội, thuê mượn. Ðây là một nghịch lý khó chấp nhận, gây lãng phí lớn về đất đai và tiền của, cản trở sự phát triển của đất nước…

Continue reading Thuế tài sản: Vì sao nhiều nước đã thu, còn Việt Nam thì chưa?

Từ 15 vụ án kinh tế tham nhũng trọng điểm: Nhận diện những chiêu thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

22/09/2021 12:44

(Pháp lý) – Nghiên cứu từ tố tụng các vụ án kinh tế tham nhũng lớn điều tra, xét xử năm 2020, chúng ta có thể nhận diện được các chiêu thức, thủ đoạn điển hình mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là thủ đoạn cấu kết tinh vi giữa doanh nghiệp với những quan chức có thẩm quyền trong việc đấu thầu, chỉ định thầu, ký quyết định mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.

Đồng thời, cũng phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật, từ thiếu những quy định về cơ chế giám sát cơ quan quản lý thầu, nhà thầu… đến bất cập trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu… và quy định thiếu minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất không sát giá thị trường… đã tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, trục lợi. Từ đây, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan chức năng cấp thiết bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

Nhiều vụ đất công, tài sản nhà nước “rơi” vào tay tư nhân với giá rẻ mạt nhờ sự “tiếp tay” của quan chức

Continue reading Từ 15 vụ án kinh tế tham nhũng trọng điểm: Nhận diện những chiêu thức, thủ đoạn của tội phạm và kiến nghị bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT

23-01-2021 – 13:17

(NLĐO)- Tài chính cá nhân không đơn giản là kiếm thật nhiều tiền hay để dành được thật nhiều tiền mà là tổng hòa của tất cả các vấn đề như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, quản lý rủi ro…

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020. Trong chiến lược tài chính toàn diện, Giáo dục tài chính là một mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Trên thế giới, việc giáo dục tài chính cá nhân được nhiều nước thực hiện cho người dân từ khi nhỏ tuổi (như ở Israel, Nhật Bản, Hà Lan, và các nước phát triển khác).

 Ở Việt Nam, điều này còn khá mới mẻ và người dân vẫn chưa quen với các khái niệm cơ bản về tài chính và quản lý tài chính: Thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm. Việc đào tạo kiến thức về tài chính ngay từ trên ghế nhà trường là bước đi cấp bách và mang tính chiến lược.

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT - Ảnh 1.

Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT được tổ chức sáng 23-1 tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM

Continue reading Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT

Mỗi ngày anh được yêu em

Chào các bạn,

Đây là bài hát cuối cùng của Boyzone trước khi nhóm tuyên bố tan rã vào năm 2000, sau 7 năm thành lập. MV được quay tại Prague, thủ đô của CH Séc.

Mời các bạn cùng nghe nhé.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.

***

Mỗi ngày anh được yêu em

Anh không biết, nhưng anh tin
Vài điều là vận mệnh Continue reading Mỗi ngày anh được yêu em

Giữ chuẩn cho mình

Chào các bạn,

Thế giới con người rất là interesting. Một đằng thì ý thức con người ngày càng rộng mở về tình yêu, nhân ái, và môi trường, cho nên chúng ta có thêm những luật lệ mới về quyền của người khuyết tật; quyền cấm phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tuổi tác; bình đẳng trước pháp luật; luât chống tàn ác với thú vật, chống buôn bán và săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm; trào lưu thực dưỡng… Continue reading Giữ chuẩn cho mình

Bỏ ghi hệ đào tạo “chính quy” hay “tại chức” trên bằng đại học từ 1/3/2020

 ĐSPL – Chủ nhật, 01/03/2020 | 04:06

Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây.

Từ 1/3/2020, hình thức đào tạo là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học. Ảnh minh hoạ.

Từ ngày 1/3, Thông tư 27/2019 của bộ GD&ĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học sẽ có hiệu lực.

Điểm thay đổi đáng chú ý của Thông tư này là quy định không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hay tại chức, vừa làm vừa học như trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ.

Continue reading Bỏ ghi hệ đào tạo “chính quy” hay “tại chức” trên bằng đại học từ 1/3/2020