Ali Farka Touré – nhạc Blues sa mạc

Chào các bạn,

Ali IbrahimAli FarkaTouré (31/10/1939 – 6/3/2006), người Mali, là một ca sĩ và nhạc sĩ nhiều nhạc khí, và là nhạc sĩ Châu Phi nổi tiếng nhất trên thế giới. Nhạc của ông thường được xem là điểm gặp của nhạc Mali truyền thống và nhạc blues của Bắc Mỹ. Nhạc blues đương nhiên là có gốc ở Phi Châu, vì đó là nhạc buồn thảm của người da đen bị bắt từ Châu Phi và đưa sang Âu Châu và Mỹ Châu làm nô lệ. (Và blues sinh ra jazz , do cộng đồng nô lệ da đen ở New Orleans, bang Louisiana, Mỹ).  Người ta cũng thường gọi Touré là cha đẻ của blues sa mạc. Nhưng Touré thì lại bực mình, nói rằng ông chỉ chơi nhạc truyền thống Mali và chẳng biết blues là gì. Đối với ông blues cũng như là bột giặt. Đọc tiếp Ali Farka Touré – nhạc Blues sa mạc

Nhìn đạo đức từ tổng thể đến cá nhân

Chào các bạn,

Nếu nhìn đất nước ta ở mức tổng thể chúng ta thấy gì rõ ràng nhất: tham nhũng có mặt ở khắp mọi đẳng cấp của chính quyền, buôn bán thì có dối trá ở mọi đẳng cấp của thương mại, dân chúng thì có lừa gạt nhau ở mọi loại kinh doanh và đẳng cấp làm việc.

Mình không nói là tất cả mọi người. Mình chỉ nói có ở mọi đẳng cấp, và đó nghĩa là có đủ để chúng ta biết rõ ràng và chắc chắn, và không phải chỉ là một thiểu số ở mỗi đẳng cấp, mà nhiều đủ để chúng ta cảm thấy vấn đề tràn ngập khắp nơi. Đọc tiếp Nhìn đạo đức từ tổng thể đến cá nhân

Lượm kẹo

Chào các bạn,

Mình đến buôn Khít là buôn của anh em đồng bào sắc tộc Êđê, cách thành phố Buôn Ma Thuột mười bảy cây số. Đây là một buôn có đời sống kinh tế khá ổn định do nhiều gia đình có đất trồng cà-phê và nuôi được nhiều trâu bò, nhờ đó trong buôn làng có nhiều nhà xây mái Thái, có hàng rào xây và cổng ra vào được làm bằng song sắt với những đường nét hoa văn rất đẹp, và nhà mình đến lần này là nhà của bố mẹ Toan. Đọc tiếp Lượm kẹo

Rác đô thị Việt Nam – 60 năm trông chờ ‘tiếng chổi tre’

VNE – Thứ ba, 17/4/2018 | 00:00 GMT+7

Vấn đề rác đô thị vẫn phụ thuộc vào sức chịu đựng của những “chị lao công như sắt như đồng” mà Tố Hữu mô tả 60 năm trước.

Anh Minh sống ở Hà Nội đã 10 năm, nhưng vẫn chưa nói sõi tiếng Kinh.

Công việc chính của Minh không cho anh nhiều cơ hội để học tiếng Kinh: anh là một công nhân dọn rác dưới hầm chung cư. Ngăn cách giữa người đàn ông dân tộc Tày và đời sống xã hội là những tấm bê tông dày trên đầu. Kết nối đáng kể nhất giữa anh và những cư dân thành phố này là một chiếc ống rác thông tầng. Người ta ném rác vào ống, Minh thu dọn ở phía dưới, cho lên xe và đẩy đi.


Anh Minh trong xóm trọ tại Trung Văn, Hà Nội

Continue reading on CVD >>

Cuộc vượt biên của những đứa trẻ bỏ trường

VNE – Thứ ba, 21/11/2017 | 00:00 GMT+7

Không nhìn thấy tương lai trong những trang sách, nhiều học sinh vùng cao đi thẳng từ lớp học đến biên giới. Chúng trở thành những lao động bất hợp pháp.

Bữa cơm đầu tiên ở bên kia biên giới của Sùng Mí Tú là cái bánh bao nhân thịt với chai nước trắng.

Tú 15 tuổi, nhỏ nhất trong nhóm người Mông xã Sà Phìn vượt biên sang Trung Quốc làm thuê. Mỗi ngày, em nhận được 80 nhân dân tệ cho công đào 160 hố trồng cây bạch đàn.

Đọc tiếp trên CVD >>