Nói yêu em hôm nay

Chào các bạn,

Nói yêu em hôm nay – Một bài hát tình, tình trong ca từ, tình trong giai điệu và tình trong cách nhả lời ca.

Bài hát nằm trong Album Sóng hấp dẫn, thuộc dự án âm nhạc Sóng hấp dẫn 2018 của ca sĩ Hoàng Quyên. Ca khúc được nhạc sĩ Đỗ Bảo sáng tác, hòa âm & phối khí.

Mời các bạn cùng nghe nhé.

Hoàng Quyên – Nói Yêu Em Hôm Nay (Lyrics Video)

Cổ phong

Chào các bạn,

Cổ phong là phong cách xưa. Mình muốn nói đến cổ phong trong nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh toàn cầu. Đặc biệt mình muốn nói đến kỹ nghệ du lịch, và kỹ năng ngoại giao của mỗi bạn.

Kinh tế toàn cầu hóa có cái tốt là làm cho hàng hóa mọi nơi đi khắp nơi, nhưng có cái rất chán là đi nơi nào thì cũng có thể là giống nhiều nơi khác. Singapore chẳng hạn, đến trung tâm Singapore, đường Orchard Street, thì thấy nhà cửa phố xá rất giống mọi nơi ở Mỹ – cũng là Pierre Cardin, DKNY, McDonald, KFC, Tommy Bahama.

Giờ đi đâu trên thế giới cũng nghe nhạc Mỹ, quần jean, áo thun như mọi nơi. Rất chán. Đọc tiếp Cổ phong

Cái tôi của vợ chồng

Chào các bạn,

Sáu giờ sáng thứ Bảy mình gọi điện đến hãng taxi Đăklăk, đặt một chiếc taxi bảy chỗ đến nhà chở mình và năm chị đi lễ an táng người quen ở nhà thờ giáo xứ Kim Mai, cách nhà mình khoảng bốn cây số, do sáng đó các xe trong nhà đều lên lịch đi xa không còn chiếc xe nào ở nhà.

Sau khi mình gọi khoảng mười phút thì xe taxi đến, mình cùng với một chị xuống sân đón và nói bác tài đợi các chị một chút, vì các chị vừa mới đi lễ sáng ra. Bác tài vui vẻ gật đầu, chị đứng với mình hỏi: Đọc tiếp Cái tôi của vợ chồng

Kinh tế Việt Nam khởi sắc hay ngược lại?

VOA – Phạm Chí Dũng – 7/12/2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

Andy Mukherjee – cây bút bình luận về kinh tế và tài chính của Bloomberg – trong một bài báo gần đây có tựa đề “(Nền kinh tế) Việt Nam không còn là con cá bé nữa”, đã tỏ ra ngạc nhiên xen lẫn thán phục về “hệ thống ngân hàng sạch hơn về nợ xấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, sự tham gia và chuỗi sản xuất điện thoại thông minh trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang tốt hơn là những yếu tố đang giúp cho kinh tế Việt Nam khởi sắc mà dấu hiệu là thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng trưởng đột biến” (Bài “Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc”, VOA tiếng Việt 29/11/2017).

Đọc tiếp trên CVD >>

Tự chủ đại học: Thực trạng và giải pháp cho đại học Việt Nam – Nguyễn Minh Thuyết

Kết quả hình ảnh cho university

HTN • 12/08/2014

VeDIAL: Tham luận của Nguyễn Minh Thuyết tại hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED 2014.  Slides của bài tham luận có thể tải về tại Presentation 5: University Autonomy: Realities and Solutions for Vietnam1.

Khái niệm

1.1. Tự chủ đại học (cách dịch sát hơn: tự trị đại học – university autonomy, autonomie des universités) là quyền của cơ sở giáo dục đại học[1] quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình. Đây là hình thức quản trị thích hợp với những tổ chức không thuộc hệ thống hành chính (hệ thống có cấp trên cấp dưới; cấp dưới do cấp trên bổ nhiệm và phải làm theo quyết định của cấp trên.)[2].

Đọc tiếp trên CVD >>