Một người để yêu – Someone to love

Một người để yêu

Cuối cùng
Nàng đến
Phá vỡ thần chú
Và cho tôi tự do
Đẩy sang một bên
Điều từng là
Toàn bộ người đàn ông đau khổ một thời là tôi
Tôi không từ bỏ
Tôi luôn tin tưởng
Khi nàng trong vòng tay tôi, tôi biết điều tôi đạt được Đọc tiếp Một người để yêu – Someone to love

Yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói anh/em rất tiếc

Chào các bạn,

Thời thập niên 1970s có cuốn truyện, và làm thành phim, tên là Love Story. Erich Segal là tác giả, Ali MacGraw và Ryan O’Neal là hai diễn viên chính. Câu truyện nói về cuộc tình của một đôi trẻ tuổi đại học, khác giai cấp xã hội – nàng Jennifer thuộc gia đình bình dân, sống tự do thoải mái, thân với bố đến nỗi gọi bố bằng tên “Phil” chứ không gọi “bố”; chàng Oliver thuộc gia đình quý phái giàu có nhiều đời, nói chuyện với bố phải gọi bố bằng “Sir”, và bố có rất nhiều kỷ luật, muốn Oliver lớn lên kế nghiệp bố làm lớn. Cuộc tình bị bố Oliver chống đối, nhưng hai cô cậu nhất định chung sống với nhau. Rất tiếc là Jennifer bị ung thư và mất sau đó không lâu.

Cuốn truyện đơn giản này nói đến sự nổi loạn của thế hệ trẻ Hippie chống lại những nề nếp và quy luật cũ của xã hội. Đây là một cuốn phim làm nhiều người trẻ khóc thời đó. Nó mở cho người trẻ một chân trời mới – tình yêu dữ dội vượt biên giới, nề nếp cũ rất chán, lối sống thân thiện tự do đến mức gọi bố bằng tên.

Trong phim có một câu nói trở thành nổi tiếng cho đến ngày nay. Câu này được nói hai lần trong phim: Love means never having to say you’re sorry (“Yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói bạn/anh/em rất tiếc”). Một lần Jennifer nói với Oliver khi Oliver định xin lỗi vì đã gây gổ với nàng trước đó. Một lần sau đó là Oliver nói với bố khi bố xin lỗi: “I’m sorry”, vì những đòi hỏi khó khăn của bố trước kia.

Trong thập niên 70s câu này trở thành câu nói thường xuyên trên miệng người trẻ. Nhưng chân lý của câu này có lẽ là ngàn đời: Khi yêu thì ta không cần và không đòi hỏi người yêu phải xin lỗi. Vì em yêu anh, nên anh không bao giờ phải nói với em “anh rất tiếc/anh xin lỗi”.

Nghĩa là hiểu nhau là đủ, anh đã biết anh làm em buồn và em thấy được điều đó trong mắt anh. Vậy là đủ rồi, anh chẳng phải nói gì cả.

Có phải vậy là tình yêu không?

Yes, đó là tình yêu. Khi người ta không yêu nhau, người ta yêu cầu người kia nhận lỗi và xin lỗi công khai, có khi đòi phải xin lỗi trên báo chí, hay tại văn phòng Ủy ban Nhân dân nơi đang có 2 nghìn người dân đứng đợi. Có lẽ là hành chánh, luật pháp, công lý, hay đấu đá thì phải vậy.

Nhưng yêu thì không cần phải thế. Anh không cần em nói gì, em không cần anh nói gì. Chúng ta biết nhau sâu đậm trong tim là đủ.

Đó là tình yêu, các bạn.

Chúc các bạn luôn hạnh phúc trong tình yêu.

Mến,

Hoành

© copyright 2018
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Muốn đổi quà khác

Chào các bạn,

Anh con bác mình có một mẫu rưỡi đất trồng quýt sạch đã thu hoạch được bốn năm, rãy quýt đó ở cách thành phố Buôn Ma Thuột chín cây số. Để chăm rãy quýt ngoài người nhà anh còn thuê một người làm vườn tính theo năm, và ông cũng làm cho anh được bốn năm. Nghĩa là ông làm từ ngày anh có rãy quýt đến giờ và anh thấy công việc của ông khá vất vả, vì vậy anh đã gọi điện cho mình khi mình còn ở Buôn Hằng, anh nhờ mình tìm cho anh một người làm để làm phụ với ông Xinh, vừa đỡ công việc cũng như có hai người cho ông Xinh vui. Đọc tiếp Muốn đổi quà khác

Đại Học Tự Trị – University Autonomy

Kết quả hình ảnh cho đại học tự chủ

– Magna Charta Universtatum
(VN không có đại học nào là thành viên của Magna Charta)
– www.Magna-Charta.org
– University Autonomy in Europe
– University Autonomy (The Nation, 2017)
– Tự Chủ Đại Học: Kinh nghiệm Đài Loan (Tia Sáng, 1917)
– Các trường chịu trách nhiệm trước nhà nước về tự trị đại học – Giáo Dục VN (2017)
– Đại Học Tự Trị – Huy Đức
– Trường đại học đang trở thành “con sen” của xã hội hậu hiện đại (Dân Trí, 2016)
– Tự chủ đại học: Từ bỏ nỗi “sợ” để nâng cao chất lượng (Dân Trí, 2016)

Đọc tiếp trên CVD >>