Tự tánh

Chào các bạn,

Tự tánh là danh từ nhà Phật gọi bản tánh thật của mỗi người chúng ta, còn được gọi là tánh, chân tâm, tâm nguyên thủy, bản lai diện mục, Phật tánh…

Thiền tông Lục tổ Huệ Năng nói trong Pháp Bảo Đàn Kinh:

    Tự tánh vốn thanh tịnh
    Tự tánh vốn chẳng sanh chẳng diệt
    Tự tánh vốn tự đầy đủ
    Tự tánh vốn chẳng lay động
    Tự tánh có thể sanh vạn pháp

    (Phẩm tựa, thứ Nhất)


Huệ Năng nói: “Chỉ cần kiến [tự] tánh, không cần thiền định giải thoát.” Tức là nếu ta thấy được tự tánh của ta, thì ta thành Phật, mà không cần gì khác.

Phật tánh là tánh bất nhị, tánh không có hai, vượt lên trên mọi cặp đối đãi tốt xấu, thiện ác, lành dữ… Đó là rất giống “tâm không phân biệt”, còn gọi là tâm xả (Upekka), trong Phật giáo Nguyên thủy. Huệ Năng nói:

    Như trong Kinh Niết Bàn nói: Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốn giới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình), làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không? Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt, gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy.

Thấy được tự tánh không chỉ có nghĩa là nói ngoài miệng, mà cần hành động thích đáng trong tâm: “Cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm, miệng niệm tâm chẳng hành thì cũng như huyễn hoá. Miệng niệm tâm hành, thì tâm và miệng tương ưng. Bản tánh là Phật, lià tánh chẳng có Phật.” (Phẩm Bát Nhã, thứ hai)

Cho nên các bạn, chúng ta phải thấy rõ được tự tánh của mình: Luôn thanh tịnh, không lay động, vượt lên trên các cặp đối đãi, và trong tâm hành động tương ứng với các hiểu biết này. Đó chính là kiến tánh thành Phật.

Nếu chúng ta thường xuyên quán (nhìn) tánh và kiến (thấy) tánh, hành động trong tâm tương ứng với điều ta thấy đó, thì pháp môn đốn ngộ này của Lục tổ sẽ cho ta thấy Như Lai.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mến,

Hoành

Bài cùng chuỗi:

Con Thượng đế
Tự Tánh
Tại sao tư duy của ta quá thấp?

© copyright 2016
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Tự tánh”

  1. Cám ơn anh Hoành,

    Nhìn – thấy tự tánh và thực hành như điều thấy hàng ngày thì thấy Như Lai. Thấy mình là Như Lai.

    Em vẫn còn đối đãi – phân biệt – nhị nguyên. May là có anh luôn nhắc nhở hàng ngày.

    Em Tuấn

    Thích

  2. “Tự tánh vốn thanh tịnh”. Bản chất thật của tâm chúng ta là thanh tịnh, bình an.

    Biết và nhớ điều này, ta sẽ biết lúc này ta đang quay về hay rời xa tự tánh.

    Thích

  3. Em cám ơn anh Hoành đã chia sẻ. Em cũng nghĩ như vậy và đang cố gắng thực hành mỗi ngày ạ. Tự tánh mỗi người vốn có sẵn trong tâm từ lúc mới sanh ra mà chúng ta để đánh mất nó thôi, do còn tâm phân biệt, đối đãi nhị nguyên. Thật may mắn khi em được đặt pháp danh Tự Tánh Minh, để luôn nhắc nhở mình tìm về bản tánh giác mà mình đã lạc mất bấy lâu nay. Mến chúc Anh luôn nhiều sức khỏe và an lạc.

    Thích

  4. Wow, chúc mừng Ánh Châu có pháp danh rất tốt. Thiệntai, thiện tai. Em ghế vô thường một chút nha. Thời Covid thấy mặt nhau là mừng vì bạn mình vẫn còn đó.

    Chúc em luôn vui khỏe.

    A. Hoành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s