Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Cầu Mirabeau” – Guillaume Apollinaire & Ngô Thụy Miên

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Cầu Mirabeau” (“Le Pont Mirabeau”) của Thi sĩ Guillaume ApollinaireNhạc sĩ Ngô Thụy Miên.

Thi sĩ Guillaume Apollinaire tên thật bằng tiếng Ba Lan là Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris de Wąż-Kostrowitcki – sinh ngày 26 tháng 8 năm 1880, mất ngày 9 tháng 11 năm 1918 – là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình nghệ thuật Pháp gốc Ba Lan, và là một trong những nhà thơ lớn của Pháp đầu thế kỷ 20, đồng thời ông cũng là một trong những cha đẻ của “Chủ nghĩa Siêu Thực”.

Ông sinh ở Roma, Ý. Mẹ ông là bà Angelica Kostrowicka, một phụ nữ quý tộc đã sa sút chạy sang Ý sau cuộc bạo loạn 1863 – 1864 ở Ba Lan, cha của ông không rõ là ai. Đọc tiếp Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Cầu Mirabeau” – Guillaume Apollinaire & Ngô Thụy Miên

Nguồn gốc của đức hạnh

Chào các bạn,

Nói đến đức hạnh của con người, chúng có thể có nhiều nguồn gốc đối với chúng ta:

– Thấp nhất, là sợ hãi trừng phạt và ham mê phần thưởng, ở đời này hay sau khi chết, như là nhân quả trả báo hay thiên đàng hỏa ngục. Đây là phần phổ thông nhất trong đa số tín hữu của các tôn giáo, và đây cũng là phần thấp nhất trong tâm linh. Nói theo Bồ Đề Đạt Ma “tâm thanh tịnh mới là công đức thật”, thì mọi việc làm vì tham hay sợ chẳng có công đức gì, cùng lắm thì chỉ là một chút phước đức hư ảo “như ảnh tùy hình”. Đọc tiếp Nguồn gốc của đức hạnh

Người hy sinh

Chào các bạn,

Sống giữa anh em Buôn Làng hơn một năm mình mới biết một điều: Ngoài một số đông thanh niên nam nữ trong năm từ tháng Mười đến tháng Mười hai dương lịch đi hái cà-phê thuê ở những vùng cách Buôn Làng khoảng bảy hoặc tám mươi cây số, cũng còn có một số không ít các em thanh niên nam nữ đi về các thành phố lớn làm công nhân trong các công ty tư nhân may mặc hoặc các công ty may giày dép, làm với thời gian dài mỗi năm các em chỉ về nghỉ Tết hai tuần tại Buôn Làng. Đọc tiếp Người hy sinh

UNESCO: Giáo dục – Kho tàng tiềm ẩn (P5)

ENGLISH: Learning the Treasure within – Jacques Delors

Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21– Những điểm nổi bật 

https://i0.wp.com/ecx.images-amazon.com/images/I/512ZLvBLRJL._SY344_BO1,204,203,200_.jpg

Học tập suốt đời: nhịp tim của xã hội

Khái niệm học tập và giáo dục suốt đời do đó nổi lên như là một trong những chìa khóa của thế kỷ 21. Điều này vượt xa những phân biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục. Học tập suốt đời đáp ứng những thách thức của một thế giới thay đổi nhanh chóng. Đây không phải là điều sâu sắc mới lạ, các báo cáo trước đây về giáo dục đã nhấn mạnh sự cần thiết để mọi người trở về với giáo dục và để đối phó với những tình huống mới phát sinh trong đời sống cá nhân và công việc của mình. Nhu cầu đó vẫn còn được nhận thấy và thậm chí đang trở nên mạnh hơn. Cách duy nhất làm thỏa mãn cho mỗi cá nhân là học cách học.

Đọc tiếp trên CVD

Kháng kiện chống bán phá giá ở nước ngoài: Những hạn chế trong Hệ thống kế toán và Quản lý số liệu của Doanh nghiệp Việt Nam

29/12/2015 12:00

Công nhân chế biến tôm xuất khẩu trong một nhà máy – Ảnh: Trung Chánh.

CBPG – Kiện chống bán phá giá và thuế chống phá giá đã không còn là một khái niệm mới mẻ với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù vậy, các vụ kiện này vẫn tiếp tục là cơn ác mộng thực sự với không ít các doanh nghiệp xuất khẩu ở nhiều lĩnh vực sản xuất.[1]Trong phần lớn các vụ việc, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình kháng kiện để bảo vệ lợi ích của mình. Thống kê kết quả các vụ điều tra chống phá giá trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ thành công trong kháng kiện chống phá giá vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 20%.

Đọc tiếp trên CVD

Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc

13/03/2016 09:38 GMT+7

TTĐầu tháng 3-2016, sau khi xem lại các bức ảnh một gia đình sếu đầu đỏ vừa chụp được, ông Nguyễn Văn Hùng – giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, Đồng Tháp – bất ngờ phát hiện một con sếu vốn là “cư dân” của vườn 18 năm về trước.

Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc
Con sếu (bìa phải) trở về Vườn quốc gia Tràm Chim 18 năm sau khi được đeo vòng khuyên và máy định vị – Ảnh: Nguyễn Văn Hùng

Đó cũng chính là con sếu đầu đỏ mà vào ngày 14-3-1998, ông Hùng đã cùng các chuyên gia quốc tế và trong nước đã bắt, gắn máy định vị và đeo vòng số 150-0364 vào chân. Khi ấy con sếu này mới 3 tuổi.

Đọc tiếp trên CVD