Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Mắt Buồn” – Lưu Trọng Lư & Phạm Đình Chương

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn thi khúc “Mắt Buồn” (“Một Mùa Đông”) của Thi sĩ Lưu Trọng LưNhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991) là tên thật của ông. Ông người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc Học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống. Đọc tiếp Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Mắt Buồn” – Lưu Trọng Lư & Phạm Đình Chương

Hai Loài Hoa Sala

Chào các bạn,

Tương truyền Đức Phật nhập diệt giữa hai cây Sala, nên Sala được xem là cây thánh trong văn hóa Phật giáo.

Tuy vậy, do một tình cờ của lịch sử, ngày nay có đến hai cây Sala thuộc hai giống hoàn toàn khác nhau nhưng đều được xem là cây thánh: Cây Sala Ấn Độ có hoa trắng là cây Sala được nhắc đến trong kinh sách cổ; cây Sala của Tích Lan (còn gọi là cây Hoa Đầu Lân, hay Cannonball Tree) du nhập từ Nam Mỹ vào thời thuộc địa.

Dù vậy hai loài Hoa Sala này không nên bị nhầm với Hoa Ưu ĐàmHoa Vô Ưu, là hai loại hoa khác rất phổ thông trong văn hóa Phật giáo. Đọc tiếp Hai Loài Hoa Sala

Ăn cơm

Chào các bạn,

Mình đến thăm gia đình bố mẹ Trường ở thôn Năm, đây là gia đình trẻ, bố mẹ Trường trên hai mươi tuổi mới chỉ có một người con gái tên Jear năm nay hơn ba tuổi. Điều làm mình ngạc nhiên là em Jear con gái bố mẹ Trường đã hơn ba tuổi nhưng không chịu ăn cơm, mỗi ngày uống sữa và ăn bánh kẹo trừ cơm. Bố mẹ Trường lại tưởng cho em Jear ăn bánh kẹo là bổ là tốt hơn ăn cơm nên không ép, không tập cho em Jear ăn cơm, trái lại còn chiều theo ý thích ăn bánh ăn kẹo của em Jear. Đọc tiếp Ăn cơm

Người đàn bà trong hoàng cung lặng gió

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

                                           Truyện ngắn lịch sử

Huyền Trân khêu thêm ngọn bấc sắp lụi. Nàng làm việc đó theo thói quen, chứ thực ra, ánh sáng hay bóng tối trong dinh thất của nàng giờ đây cũng chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Đã từ lâu, Huyền Trân không đọc thêm một cuốn sách nào. Nàng cũng không làm thơ nữa. Nàng vật vờ như một cái bóng. Nước mắt đã khô kiệt. Vẻ u sầu quý phái cũng biến đi nhường cho vẻ hoang dại, vô hồn.

Đọc tiếp trên CVD

Four billion people affected by severe water scarcity

Date:February 15, 2016

Source:University of TwenteSummary:There are four billion people worldwide who are affected by severe water scarcity for at least one month a year. That is the conclusion after many years’ extensive research. This alarming figure is much higher than was previously thought.

FULL STORY

Sciencedaily – There are four billion people worldwide who are affected by severe water scarcity for at least one month a year. That is the conclusion of University of Twente Professor of Water Management, Arjen Hoekstra, after many years’ extensive research. This alarming figure is much higher than was previously thought. His ground-breaking research was published in Science Advances.

Người nhập cư và những cuộc đi – về

Thanh Hương – Thứ Bảy,  20/2/2016, 11:03 (GMT+7)

Có nghiên cứu nào, cuộc điều tra nào đo lường được cái giá phải trả về mặt tinh thần và xã hội khi cấu trúc gia đình bị gãy vỡ vì những cuộc di cư và mưu sinh tạm bợ? Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Người nhập cư đã, đang và sẽ tiếp tục là lực lượng lao động chủ chốt ở các khu vực đô thị lớn, góp phần làm nên công cuộc thay đổi cơ cấu kinh tế quan trọng của đất nước trong vòng 15 năm tới, nhưng có rất ít chính sách, quy hoạch và chiến lược chuẩn bị và hỗ trợ cho sự dịch chuyển lớn này.

Những nỗi buồn nhập cư

Mỗi năm vào dịp Tết, ở TPHCM người ta thấy một cuộc đi – về lớn của những người nhập cư. Họ ùn ùn ra khỏi thành phố cuối tháng Chạp âm lịch và trở lại thành phố những ngày sau Tết, gây ra tình trạng kẹt xe triền miên ở các cửa ngõ của thành phố và các bến tàu, xe, sân bay, nhắc chúng ta nhớ rằng người nhập cư là một thành phần chính của cư dân thành phố này.

Đọc tiếp trên CVD

“Chính sách hỗ trợ” – nhìn từ ngành nông nghiệp

Nguyễn Quang Đồng – Thứ Bảy,  12/12/2015, 08:24 (GMT+7)

Cái bóng của Nhà nước bao trùm lên đời sống xã hội và hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn còn quá lớn. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ

(TBKTSG) – Thực tế phụ thuộc của người dân vào Nhà nước, xét từ gốc rễ, đó chính là lỗi của hệ thống chính sách, do tư duy quản trị quốc gia kém cập nhật.

Trong một cuộc đối thoại chính sách gần đây về thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức ở Hà Tĩnh, các đại biểu đã trả lời một khảo sát nhanh về mức độ hài lòng với môi trường kinh doanh tại tỉnh này. Hầu hết cho rằng môi trường và mức độ thuận lợi khi đầu tư vào nông nghiệp là hạn chế. Một kết quả dễ đoán.

Đọc tiếp trên CVD