Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Quê Hương Là Người Đó”, “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển” – Du Tử Lê & Phạm Đình Chương

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn các thi khúc “Quê Hương Là Người Đó” (“Xa Nguồn Yêu Thương”), “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển” của Thi sĩ Du Tử LêNhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Thi sĩ Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.

Sau Hiệp Định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa. Đọc tiếp Tân Nhạc VN – Thơ Phổ Nhạc – “Quê Hương Là Người Đó”, “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển” – Du Tử Lê & Phạm Đình Chương

Một điều khổ

Chào các bạn,

Chúng ta nghe nói thường xuyên: “Đời là bể khổ”. Và chúng ta cũng biết có nhiều điều khổ ở đời – sinh lão bệnh tử, yêu mà xa cách (thất tình, thất nghiệp, thất tán), ghét mà phải gặp (anh em cùng nhà kị nhau, vợ chồng cùng nhà kị nhau, đồng nghiệp cùng phòng kị nhau), mong cầu mà không được (muốn có tiền, muốn có tài, muốn nổi tiếng…), và mọi sự liên hệ đến thân ta đều có thể là lý do của khổ (sức khỏe, sắc đẹp, thông minh, tiếng tăm, danh dự, tiền bạc…)

Nhưng các bạn có biết rằng ta không cần nhiều điều khổ, mà chỉ cần 1 điều khổ, là cũng có thể làm ta ngã gục không? Đọc tiếp Một điều khổ

An phận và nỗ lực

Chào các bạn,

Sống lâu năm giữa anh em Buôn Làng có điều mình không thích là tính an phận, bởi an phận thường làm cho anh em Buôn Làng thiếu cố gắng vươn lên, chuyện gì cũng do số. Chẳng hạn mình nhắc các em chăm chỉ học hành nhất là các em lớp Mười hai, cố gắng học để có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thật tốt, xứng với sự cố gắng của mình trong mười mấy năm học phổ thông. Nghe mình nói các em dạ dạ nhưng chỉ sau vài phút các em lại nói: “Nhưng học tài thi phận mà Yăh.” Đọc tiếp An phận và nỗ lực

Vietnam’s Corruption Problem

THE DIPLOMAT

The country struggles to fight corruption as the public is kept in the dark about officials’ wealth.

By Dien Luong

February 29, 2016

The stony-faced corruption czar of Vietnam might not have expected that his political rhetoric aimed at defending the country’s anti-graft efforts would become the subject of such widespread ridicule and social satire over the past year.

In December 2014, Huynh Phong Tranh, chief of the Government Inspectorate, tried to put a positive spin on Vietnam’s poor ranking in an international standard gauge of government malfeasance by saying, “Corruption in Vietnam has reached a level of stability.”

Continue Reading on CVD

Bủng beo với cây caosu: Không còn “365 ngày đếm tiền“

– 5 LÂM HƯNG THƠ 9:8 AM, 06/01/2016

Lớp học mầm non dành cho con em công nhân caosu được duy trì tại các nông trường Lệ Ninh, Việt Trung. Ảnh: Hưng Thơ

Hàng ngàn công nhân của hai nông trường cao su Việt Trung và Lệ Ninh của tỉnh Quảng Bình đang vô cùng khốn khó vì không còn cảnh “365 ngày đếm tiền” vì rất nhiều lý do từ thiên tai và cả nhân tai…

Câu ca dao “Caosu đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng khi về bủng beo” một thời chẳng công nhân caosu nào nhớ đến, vì độ “vênh” so với thực tế. Hai nông trường caosu Việt Trung và Lệ Ninh của tỉnh Quảng Bình thời điểm trước năm 2013 là một ví dụ.

Đọc tiếp trên CVD

Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung – 5 kỳ

Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung:

Kỳ 1 – Lăng Ba Vành: mộ của ai ?
Kỳ 2: Cuộc kiếm tìm 30 năm
Kỳ 3: Những phát hiện ở chùa Thiền Lâm
Kỳ 4: Có không cung điện Đan Dương?
Kỳ 5: Câu trả lời đang nằm dưới lòng đất

***

Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung – Lăng Ba Vành: mộ của ai ?

17/02/2016 10:30 GMT+7

TT –  Có phải lăng vua Quang Trung có tên là Đan Dương. Đan Dương lăng chính là lăng Ba Vành?

Lng Ba Vành với ngôi mộ hình mai rùa. Ba vòng thành bao quanh đã bị cây bụi phủ kín. ¢nh: NgÍc D°¡ng
Lăng Ba Vành với ngôi mộ hình mai rùa. Ba vòng thành bao quanh đã bị cây bụi phủ kín.
 Vua Quang Trung – vị hoàng đế có số phận rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Sự đặc biệt không chỉ ở sự xuất thân của vua từ một người nông dân áo vải cờ đào, không chỉ ở tài năng quân sự kiệt xuất, mà ngay cái chết của nhà vua cũng khác thường. Cho đến bây giờ đã qua hơn 200 năm kể từ khi vua băng hà (1792), vẫn không rõ vua mất vì lý do gì, lăng mộ của vua nằm ở đâu. Hồ sơ này muốn trình bày lại toàn cảnh cuộc giải mã “bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung” kéo dài ròng rã 75 năm qua.

Đọc tiếp trên CVD