Cái đúng và cái sai của các tôn giáo

Chào các bạn,

Bài này mình viết đặc biệt cho các bạn trong hàng ngũ lãnh đạo các tôn giáo.

Nếu các bạn nghiên cứu các tôn giáo sâu một chút, các bạn đều thấy vài cái đúng và vài cái sai của các tôn giáo (hoặc ít nhất là cái sai của nhiều người lãnh đạo các tôn giáo).

Cái đúng là: Dạy người ta khiêm tốn, thành thực và yêu người, một chiều, vô điều kiện.

Cái sai là: Cho rằng mình là đường giải thoát duy nhất, hay ít nhất là đường số một, kiêu căng, tự đóng cửa lòng và cửa nhà nguyện của trái tim mình, chận “các phe kia” bên ngoài lòng mình và ngoài nhà nguyện của trái tim mình.

Và thường là cái sai trong tư duy giết chết cái đúng trong cả tư duy lẫn kinh sách.

Mình thực sự đau lòng trước sự kiện các cha mù, thầy mù, cô mù này. Đó là bóng tối, đó là chia rẽ, đó là chiến tranh. Và đó là ngu dốt.

Ta là người trồng hoa hồng. Đừng chê người trồng hoa huệ. Và đừng nghĩ hoa hồng mới là hoa và các hoa khác là cỏ, hay cùng lắm là hoa hạng hai.

Cha chúng ta trên trời yêu cả hoa hồng và hoa huệ như nhau, và dạy mọi người một điều như nhau—khiêm tốn, thành thật và yêu người—qua nhiều cách, nhiều đường (đạo), khác nhau.

Chúng ta phải dạy cho mình thói quen thích thú và say mê thưởng thức những gì khác với cái mình có. Đi ăn thì biết thưởng thức đủ loại thức ăn các nước, nghe nhạc thì biết nghe nhạc các nước, tâm linh thì biết thưởng thức các đạo nguồn gốc khác nhau…

Không cần lảm nhảm “đối thoại liên tôn” như một đám Tây, Tàu, Mỹ, ta… đối thoại, với mỗi người nói một thứ tiếng, hoặc mọi người nói tiếng Anh mà trình độ tiếng Anh hoàn toàn khác nhau.

Đây là câu hỏi thách thức các lãnh đạo các tôn giáo: Các bạn có thể vào đền thờ của một tôn giáo bạn, và hành xử và cảm xúc như tín đồ của tôn giáo bạn được không? Tức là trong ngoài hợp nhất, một trái tim tin yêu với tôn giáo bạn?

Bạn có thể nói “Tôi thuộc về mọi tôn giáo” được không? Hoặc nói “Tôi cũng chẳng biết tôi thuộc về tôn giáo nào, vì tôi thuộc về tất cả mọi tôn giáo”?

Không cần đối thoại tôn giáo, vì mọi tôn giáo đã có trong bạn. Chẳng có gì để đối thoại.

Cha chúng ta ở trên trời có nhiều cách để dạy con cái của Người ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Bạn không cần “truyền đạo” của bạn và kéo người ta vào đạo bạn, tức là “cải đạo”, nhất là với mọi hỗ trợ quyền lực, tiền bạc, và chính trị của các quốc gia có tiền nhiều nhất thế giới.

Bạn chỉ cần thấy được trong đạo của người ta đã có bóng Cha ta đứng trong đó. Bạn có thể chia sẻ bóng Cha trong đạo bạn. Nhưng quan trọng hơn thế, là thấy bóng Cha trong đạo của bạn mình.

Đừng quá si mê và mù.

Nếu ta xét lịch sử loài người, thì không có chia rẽ nào tạo ra nhiều chiến tranh và chết chóc bằng chia rẽ tôn giáo. My God! Cứ như là thuốc bổ luôn biến thành thuốc độc.

Mình nghĩ rằng nếu chúng ta phá được rào cản tôn giáo thì có lẽ chẳng còn ai của bất kì tôn giáo nào nói “Chúng ta đang ở vào thời mạt pháp.”

Mạt pháp không do ma quỷ tạo ra, các bạn. Mạt pháp đến từ ngu si của chúng ta.

Hãy biết yêu mọi người, và thật sự kính trọng mọi nền văn hóa, vì Cha trên trời yêu tất cả chúng ta.

Chúc các bạn luôn biết yêu nhau.

Mến,

Hoành

© copyright 2014
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 6 thoughts on “Cái đúng và cái sai của các tôn giáo”

  1. Thank you anh Hoành

    Imagine there’s no heaven
    It’s easy if you try
    No hell below us
    Above us only sky
    Imagine all the people
    Living for today…

    Imagine there’s no countries
    It isn’t hard to do
    Nothing to kill or die for
    And no religion too
    Imagine all the people
    Living life in peace…

    You may say I’m a dreamer
    But I’m not the only one
    I hope someday you’ll join us
    And the world will be as one

    Imagine no possessions
    I wonder if you can
    No need for greed or hunger
    A brotherhood of man
    Imagine all the people
    Sharing all the world…

    You may say I’m a dreamer
    But I’m not the only one
    I hope someday you’ll join us
    And the world will live as one

    Thích

  2. Dear Anh Hai

    Em cảm ơn Anh Hai đã nhắc nhở rất cụ thể, chân tình để em nhìn lại cách hành xử cũng như kiểm lại tư duy của mình đối với niềm tin của tha nhân để không rơi vào tình trạng: ” Là cái sai trong tư duy giết chết cái đúng trong cả tư duy lẫn kinh sách”

    Em chúc Anh Hai luôn được Thiên Chúa yêu thương.

    Em M Lành

    Thích

  3. Từ nhiều nơi dưới nhiều chân núi, có rất nhiều con đường dẫn lên các đỉnh núi.

    Nhưng có một điều chắc chắn rằng là, tất cả những ai lên đến đỉnh núi sẽ nhìn thấy cùng một mặt trăng.

    Hãy tôn trọng mọi con đường.

    Thích

  4. @ Thu Hằng: Cám ơn Thu Hằng. Bài Imagine là bài hát favorite của anh. Favorite đến mức là anh chơi đàn mà chẳng bao giờ được các quý vị trong bạn nhạc cho hát (vì sợ khán giả bỏ về), nhưng anh hát bài Imagine thì ai cũng thích.

    @ Xuân Lành: Cám ơn Lành đã chia sẻ. Chúng ta nói là Chúa ở khắp mọi nơi, nhưng thường không thấy được Chúa ở trong mọi tôn giáo và trong mọi con người của mọi tôn giáo, và mọi con người không tôn giáo.

    Hãy thật sự yêu mọi người và Thiên chúa là tình yêu.

    @ Anh Thảo: Anh Thảo nói rất đúng.

    Thích

  5. Em chào anh. Rất cảm ơn chia sẻ của anh. Em có một vài chia sẻ mong có thể nhận được phản hồi của anh.

    Kinh Thánh có nói là Jesus Christ là con đường duy nhất dẫn đến chúa. (John 14.6: I am the way, the truth, and the life. No one comes to the Father except through me). Kinh Thánh cũng nói là việc xuất hiện nhiều tôn giáo khác nhau xuất phát từ chính tội lỗi (sin) của con người. Vì chúng ta không thực sự muốn phục sự và nghe theo Chúa nên đã tự sáng tạo ra những practices/principles/laws khác nhau và tin rằng các con đường đó đều sẽ dẫn đến thiên đường. Chúng ta đều sẽ gặp Chúa ở Ngày phán xét, nhưng chỉ khi tin vào Jesus thì chúng ta mới được cứu rỗi. Đó là lí do vì sao người theo đạo Thiên Chúa (truyền thống) phần đông tin rằng đạo của họ là đường giải thoát duy nhất.

    Tương tự, người theo đạo Hồi cũng có lý do để tin rằng họ có lý hơn các đạo khác. Họ tin vào sách Torah của những nhà tiên tri trước Jesus, họ phủ nhận Jesus là con chúa, chỉ công nhận Jesus là một sứ giả (messenger)… Khi họ tin vào những điều này, thì lẽ dĩ nhiên họ sẽ cho rằng những người tin vào Jesus Christ là đấng cứu thế là sai lầm.

    Anh có so sánh tôn giáo với việc trồng hoa để truyền đạt thông điệp về sự đồng cảm tôn giáo. Nhưng thực tế, sự khác biệt trong tôn giáo nếu càng đi vào sâu sẽ càng thấy nhiều mâu thuẫn. Nếu chỉ nhìn sâu vào đạo Hồi và đạo Thiên Chúa thì việc chấp nhận tôn giáo khác đồng nghĩa với việc anh không tin và phục tùng 100% Kinh Thánh hoặc Kinh Torah. Lúc đó, khác biệt tôn giáo không còn có thể so sánh như khác biệt trong việc trồng hoa hay khác biệt ngôn ngữ nữa. Với những người sống bằng NIỀM TIN thì sự xung đột về niềm tin với tôn giáo khác rất dễ xảy ra. Ở bên ngoài nhìn vào có thể dễ dàng cho rằng họ u mê. Nhưng nếu thử đặt mình vào vị trí của họ, anh sẽ hiểu hơn vì sao họ lại suy nghĩ như vậy.

    Tóm lại, xung đột tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin. Nhưng nếu bỏ niềm tin đi thì tôn giáo lại mất đi sức mạnh của nó. Các đạo lớn, trừ Phật Giáo, bắt nguồn từ NIỀM TIN. Kinh Thánh có nói là “it is impossible for people to earn their own way to heaven”. Và thực tế, bản thân em cũng thấy là chính niềm tin giúp chúng ta sống có hy vọng hơn và cảm thấy bình yên hơn. Tôn giáo mà không có niềm tin thì lúc đó tôn giáo thành triết học mất rồi (Như Phật giáo thực ra là triết học, vì phật tổ đạt ma đã nói những gì Phật dạy không đến từ một đấng tối cao nào cả!).

    Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Chúa là tình yêu, sự bác ác, sự tha thứ, là cái thiện, Chúa ở xung quanh ta và chúa ở ngay trong chúng ta… Nhưng vậy những giả thiết về thuyết luân hồi, thuyết nhân quả, karma, ngày phát xét, lời tiên tri, thiên đàng, sự tồn tại bất tử của linh hồn, ngày tận thế, thế giới tâm linh,… là như thế nào? Sự thật chỉ có một, đâu là sự thật? Đâu là thứ niềm tin chúng ta có thể dựa vào để sống?
    Thú thật em rất hoang mang với những câu hỏi của mình. Tôn giáo là trải nghiệm. Trải nghiệm đã đưa em đến với Thiên Chúa Giáo. Lúc đầu em rất tin vào Chúa và Kinh Thánh, nhưng sau đó hàng tá câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu em, làm em đánh mất niềm tin vào Kinh Thánh.
    Anh Hoành có thể chia sẻ thêm suy nghĩ của anh về những điều này được không ạ. Em cảm ơn anh rất nhiều! Và cảm ơn anh một lần nữa vì đã tạo ra blog này, nó rất có ý nghĩa với thế hệ trẻ 9X như chúng em! 

    Thích

  6. Hi Thanh Dương,

    Trong đời sống tâm linh, sự thật thường có tính cách tương đối: sự thật chỉ là sự thật với người đã trải nghiệm và không là sự thật với người khác. Ví dụ: Chúa hiện ra với em,. thì đó chỉ là sự thật với em; người không thấy thì không cho đó là sự thật mà chỉ có thể là ảo ảnh trong đầu em.

    Chính vì vậy mà “Thượng đế là tình yêu” vì tình yêu luôn chủ quan trong tâm mình, không có tình yêu khách quan. Tại sao ta có thể yêu đến chết một người nào đó mà bạn bè ta lại thắc mắc: cô ấy có gì đặc biệt đâu mà hắn phải đòi chết vì cô ấy?

    Tình yêu là chủ quan. Và mọi niềm tin tâm linh thường chủ quan như thế.

    Chẳng có lý do gì phải nói là mình đúng thì mọi thiên hạ phải sai, vì có nhiều chân lý hơn là người ta tưởng.

    Mọi tôn giáo đều dạy yêu tất cả mọi người vô điều kiện. Có lẽ em ngừng thắc mắc và tranh giành đúng sai mà hãy thực tập yêu tất cả mọi người, thì em sẽ thấy chân lý.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s