Chào các bạn,
Có lẽ các bạn cũng nhận ra là những ngày gần đây mình chú trọng rất nhiều vào yêu mọi người vô điều kiện.
Điều này mình cũng đã đề cập đến trong những ngày đầu, 5 năm trước, lúc mình viết cho hàng đai hồng. Và từ đó đến nay mình cũng nhắc đến khá thường xuyên. Nhưng bây giờ mình tập trung vào đó—yêu người vô điều kiện—như đỉnh điểm của đời sống tâm linh hàng ngày.
Tại sao vậy?
Tại vì yêu mọi người vô điều kiện là đỉnh điểm của tu tâm chính đạo. Và đỉnh điểm này khó đến nỗi các giáo phái xưa nay bỏ qua nó, thậm chí làm ngược lại nó.
Nhưng yêu mọi người vô điều kiện là điều Chúa đã nói và Phật đã dạy.
Dù luôn luôn nói đến khiêm tốn, thành thật và yêu người vô điều kiện, mình không tập trung thường trực vào yêu người vô điều kiện như yếu tố quyết định và tối hậu, vì 5 năm nay mình tin rằng nếu mình tập trung vào đó thì chẳng có ai hiểu, chẳng có ai nắm được cả. Nên mình đã chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố hành trình hơn là đích điểm—khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng.
Khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng để làm gì?
Để yêu toàn thể loài người và mang hạnh phúc đến cho toàn thể loài người.
Hạnh phúc cho toàn thể loài người là cái mà người Kitô giáo trông mong nơi “nước Chúa”, và các Bồ tát gọi là diệt độ mọi chúng sinh.
– Có một điểm trong 2 điều răn lớn của Chúa Giêsu mà người ta hầu như không nắm được:
• Thứ nhất là yêu Chúa.
• Thứ hai là yêu người.
Người ta thường cho rằng điều răn lớn số một (yêu Chúa) quan trọng hơn điều răn lớn thứ hai (Yêu người), vì điều số một thường quan trọng hơn điều số hai. Vì thế điều răn lớn số 1 được chú tâm tới rất nhiều, nhưng người ta hầu như quên hẳn điều răn lớn số 2, và thường làm ngược lại điều răn lớn số 2.
Nhưng đứng ở quan điểm của Chúa, chúng ta có thể suy luận một chút để thấy, Chúa có cần ai yêu ai ghét không? Thượng đế không thể vướng mắc vào ai yêu ta ai không yêu ta như thế. Nói thẳng ra là Thượng đế không cần ai yêu ai ghét.
Nhưng Thượng đế rất muốn chúng ta yêu Thượng đế. Để làm gì? Để chúng ta có đủ sức mạnh từ nguồn yêu thương vô tận đó, để chúng ta có thể yêu tất cả mọi người vô điều kiện.
Tức là, yêu Chúa là để lấy sức mạnh để yêu người. Và Yêu người là đỉnh điểm của cuộc sống của chúng ta.
Vì sao?
Vì Thượng đế muốn tất cả mọi con cái của ngài yêu thương nhau, biết sống hòa bình, và hạnh phúc. Và đây chính là đỉnh điểm của cuộc sống của chúng ta. Và đây là Kingdom of God (nước Chúa, nước Trời, nước Thiên đàng) mà Chúa Giêsu đã giảng.
Chúa Giêsu nói về nước Chúa: Sự đến của nước Chúa không phải là một điều có thể quan sát được, và người ta cũng không thế nói, “Nước Chúa ở đây” hay “Ở đằng kia”, vì nước Chúa ở trong bạn.
(The coming of the kingdom of God is not something that can be observed, nor will people say, ‘Here it is,’ or ‘There it is,’ because the kingdom of God is in your midst.” Luke 17:21)
Cụm từ “ở trong bạn” đôi khi được viết là “ở giữa các bạn”, từ chữ “entos” của Hy Lạp mà ra. Tức là “nước Chúa ở trong bạn” hay “nước Chúa ở giữa các bạn”. Mình thấy cả hai cách dịch đều đúng: Nước Chúa ở trong trái tim của mỗi bạn, rồi nước Chúa sẽ có giữa các bạn—trong đất nước của bạn, trong thế giới của bạn.
Đương nhiên là nếu con cái Chúa—tức là mọi người trên trái đất–không biết yêu nhau, không biết hòa bình và thích đánh nhau—thì nước Chúa không đến, và cùng lắm là chỉ đến trong tim vài người.
– Trong Phật giáo, chúng ta thường nói đến Niết Bàn là đích điểm—lửa đã tắt, hoàn toàn tĩnh lặng, thoát khỏi mọi ràng buộc.
Nhưng chúng ta thường quên mất là mọi Phật, mọi Bồ tát đều luôn làm việc sau khi thành Phật/Bồ tát. Phật Thích Ca thì giảng dạy khi chưa nhập diệt và ngày nay vẫn tiếp tục là bổn sư của thế giới ta bà, giúp các chúng sinh diệt độ. Bồ tát Quán âm cứu khổ cứu nạn chúng sinh từng ngày. Phật Adiđà trị vì tịnh độ để giúp chúng sinh vãng sanh tại đó, để dễ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ đến cõi ta bà đế giúp mọi chúng sinh diệt độ.
Nghĩa là Niết bàn chưa là đỉnh điểm cuối cùng của Bồ tát. Diệt độ tất cả chúng sinh mới là đỉnh điểm.
Diệt độ tất cả chúng sinh là yêu tất cả mọi người, yêu tất cả mọi chúng sinh, vô điều kiện, yêu như là yêu chính mình, không còn phân biệt mình và người khác, chúng sinh khác.
Các bạn, đây là đỉnh điểm của giáo pháp để chúng ta thực hành hàng ngày—yêu người vô điều kiện. Nếu không có điều này làm sao bắc đẩu, chúng ta sẽ đi lạc: Nói yêu Chúa mà ghét người. Nói tĩnh lặng mà không quan tâm đến thế nhân.
Nhưng tại sao lúc này mình lại tập trung vào yêu người vô điều kiện mạnh mẽ thế?
Có hai câu trả lời:
1. Nếu mình nói 5 năm trước thì chẳng ai hiểu. Bây giờ mình cảm thấy là có vài bạn có thể nắm được và nắm rất nghiêm chỉnh.
2. Ngay tại thời điểm này mình cảm thấy có sự thôi thúc rất mạnh là phải nói về yêu người vô điều kiện. Thôi thúc này không đến từ mình, vì mình thường không nghĩ đến phải tập trung vào đâu khi viết bài. Mỗi ngày mình viết khi bắt gặp một ý mới, hay một sự thôi thúc trong lòng. Sự thôi thúc đó các bạn có thể nói là tiếng nói của Chúa, hay là cái nhìn của bản lai diện mục, Phật tính, của mình. Cách nói nào cũng có thể đúng, nhưng một điều chắc chắn là các thôi thúc đó không phải từ mình, vì mình không tìm cầu, không nghĩ đến, và cũng chẳng quan tâm. Điều gì có thôi thúc thì mình làm, không thì thôi. Mình thực sự là không quan tâm đến điều gì (dù là làm việc như quan tâm tất cả). Và các thôi thúc đó có nguồn gốc siêu hình, bên ngoài tư duy của mình, hoặc cùng lắm là mình có 10% tư duy trong đó.
Mình mong là, trong số hàng chục nghìn hay hàng trăm nghìn người đọc mình 5 năm nay, có được vài bạn nắm vững được yêu người vô điều kiện là đỉnh điểm của tu tập. Đây là điều rất khó nắm vì rất nhiều chức sắc lớn của các tôn giáo không nắm được trong thực hành.
Nhưng mình tin là có vài bạn sẽ nắm được, và đó sẽ là phần thưởng lớn cho mình, vì nếu ta nhìn lịch sử hàng triệu người của các tôn giáo đã đánh nhau và giết nhau hàng nghìn năm nay, nếu không có được một người nắm được yêu người vô điều kiện, mình cũng cho là chuyện tự nhiên.
Và bạn nắm được điều này thì bạn sẽ mất đai đen của bạn, bạn sẽ thành không đai, và bạn sẽ rất gần Chúa, Phật, Bồ tát, các thánh và các tiên tri.
Chúc các bạn luôn tinh tấn.
Mến,
Hoành
© copyright 2014
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
Cám ơn anh Hoành,
Yêu người vô điều kiện, yêu nhân loại, yêu từng người của nhân loại, yêu từng người ta gặp, hàng ngày. Điều này quả thực khó hiểu và vô lý. Nhưng điều khó hiểu thì ít ai hiểu được, như điều răn lớn thứ 2 của Chúa, rất ít người hiểu đúng và thực hành. Và vô lý thì mới là con đường thật để đi đến đỉnh điểm, gần như đi ngược lại với đám đông. Em cảm ơn anh đã nhắc nhở đến lúc mình phải bỏ đai, trở thành không đai, trở thành muối, thành yêu người, thành ánh sáng.
cám ơn anh đã chia sẻ về sự thôi thúc đến từ bên ngoài, đó là điều em tin có thật, và hiển nhiên. Không có sự thôi thúc, chẳng có hàng ngàn bài viết suốt 5 năm qua, mà đỉnh điểm là yêu người vô điều kiện, không phải nằm trong tag “trà đàm” nữa, mà là tag “cuộc sống hàng ngày”.
Chúc anh luôn nhận được sự thôi thúc đó.
ThíchThích
Sau một thời gian, em cũng đã nhận ra điểm đặc trưng của con đường tâm linh trong những bài Trà đàm là Yêu người (so với các đặc trưng của các Đạo khác là: Vô vi của Lão giáo, Giác ngộ của Phật giáo và Trung Dung của Khổng giáo). Từ điểm tập trung Yêu người này và sự dẫn dắt của anh em mới có thể kết nối được giữa Tâm linh, Tôn giáo, Chính trị, Văn hóa, và thấy thật kì diệu khi ngày càng hiểu rõ Yêu người là trái tim của mọi tôn giáo. Tin tưởng vào Chúa, vào Phật, chính là tin tưởng vào sự tồn tại của tình yêu vô điều kiện, và tin tưởng rằng những người nhỏ bé như chúng em có thể thực hành tình yêu vô điều kiện trong lòng, như Gandhi, như Đạt Lai Lạt Ma, như những bậc thầy tâm linh lớn của thế gian.
Dù biết rằng Yêu người vô điều kiện là đỉnh điểm của con đường, em cũng chưa đủ dũng cảm để nói với người khác thật nhiều về điều đó, giống như cũng ít khi nói đến tánh Không của Bát Nhã với bất cứ ai, để tránh khỏi những tranh luận vô ích. Có những câu chuyện về Bồ tát trên đường hành đạo, sẵn sàng chặt chân tay móc mắt mình để bố thí, em lúc đầu đọc thì không hiểu: Yêu người cũng là yêu mình, sao lại phải tự hành hạ bản thân theo yêu cầu của người khác? Sau đó em nghĩ đó chỉ là ẩn dụ cho những công việc phụng sự chân lý, nếu chỉ là người bình thường thôi, khi phải làm ngược lại lương tâm để giữ được chân tay, được xa hoa phú quý thì sự tồn tại đó đã mất đi ý nghĩa. Bồ tát lại là người có lý tưởng và nhận chân Sự Thật, những khổ nạn trên đường đi cũng là do sự mê lầm của thế gian quá sâu dày.
Em cảm ơn anh đã đặt niềm tin rất lớn vào lớp trẻ. Em cũng nghĩ là với sự tận tâm của anh, thực sự “có được vài bạn nắm vững được yêu người vô điều kiện là đỉnh điểm của tu tập”, và em cũng biết rằng hiểu được và làm tốt đến đâu lại cần thực hành mãi mãi, “không có khởi đầu cho tu tập và kết thúc cho giác ngộ, không có kết thúc cho tu tập và khởi đầu cho giác ngộ”.
Em H
ThíchĐã thích bởi 2 người
Em cảm ơn anh Hoành.
Khi muốn làm và học để trở thành một người thầy chân chính thì sẽ hiểu được sâu sắc phần thưởng quý giá nhất của người thầy là học trò lãnh hội những điều mình dạy đến đâu
ThíchĐã thích bởi 1 người
Em cám ơn anh và chúc anh có thật nhiều học trò nắm vững điều đó – nắm vững yêu người vô điều kiện.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Em cảm ơn anh Hoành về bài viết và sự kiên trì truyền đạt của anh, 🙂
ThíchThích
Cám ơn Hường đã chia sẻ.
Đúng như Hường nói, các điều tâm linh nói ra thường chỉ tạo tranh luận vô ích, vì chẳng mấy người hiểu được, mà người không biết nhưng thích tranh luận thì nhiều.
Mình chỉ cần sống con đường mình chọn, rồi năng lượng tích cực của mình sẽ tự động đưa người có duyên đến với mình.
ThíchĐã thích bởi 2 người
Cảm ơn Tuấn đã chia sẻ với anh. Anh biết là em có thể nắm được, và chỉ cần nhắc nhở và đồng hành với em.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Anh cảm ơn Hương, Hằng và Nam đã chia sẻ đồng cảm với anh.
ThíchThích
Cam on anh Hoanh. Em da tung doc duoc trong cac sach Tam linh rang: Thien Chua khong can nguoi ta ca tung va yeu Ngai. Thien Chua muon chung ta Ca tung va yeu Ngai vi chinh loi ich cua chung ta va Tinh Yeu cua Thien Chua trong ta se tran day va lan toa ra voi moi nguoi xung quanh ta. That su luc dau em ko hieu, phai sau mot thoi gian dai em moi hieu ra dieu do, va tu viec hieu cho den thuc hanh duoc la mot co gang lon va hoan thien ko ngung con nguoi cua chinh minh moi ngay moi gio de huong toi dieu thie^.n ha?o….Cam on anh da luon nhac nho va chia se.
ThíchThích
Dear Anh Hai
Đọc bài chia sẻ của Anh Hai hôm nay em suy nghĩ và nhìn lại cách sống đạo của mình em cảm nhận một điều:
Nếu em giữ đạo chỉ vì sợ và nếu đời sống đạo của em chỉ tập trung chỉ giới hạn trong nhà thờ trong một số công thức mà em không đem ra không mở lòng ra để sống với tha nhân, không đem đạo vào đời.
Thì may chi em chỉ sống được vế thứ nhất điều tóm kết của Thập giới là mến Chúa trên lý thuyết còn yêu người là thực hành sống đạo thì không!
Và như vậy em sẽ không thể hiểu cũng như sống được điểm tinh yếu Anh Hai chỉ dạy hôm nay: “yêu Chúa là để lấy sức mạnh để yêu người. Và Yêu người là đỉnh điểm của cuộc sống của chúng ta”
Cũng qua chia sẻ hôm nay em học được phương pháp sư phạm tiệm tiến của Anh Hai. Đây cũng là cách Chúa Giêsu đã dùng để dạy dỗ các môn đệ đầu tiên của Chúa.
Em cảm ơn Anh Hai rất nhiều và em chúc Anh Hai an lành và hạnh phúc.
Em M Lành
ThíchĐã thích bởi 1 người
Em cám ơn anh. Em đã học “yêu thương vô điều kiện” từ ĐCN. 🙂
Và em đã học được rằng bản chất của tình yêu là vô điều kiện – yêu là yêu (chấm hết). Cái phần sau đó (các điều kiện) là ta thêm vào chữ “yêu” mà thôi.
Và trải nghiệm của em (sau nhiều lần anh nhắc nhở) thì em thấy đúng lại cái “điều kiện” vô điều kiện thật sự quan trọng và then chốt. Tình yêu chỉ thật sự là tình yêu, chỉ có sức mạnh (tạo năng lượng sống) và sự “màu nhiệm” (chữa lành và hóa giải các vấn đề của con người) khi nó là tình yêu vô điều kiện. Các điều kiện là các gông cùm làm tiêu hao sinh lực và bóp nghẹt tình yêu, bóp nghẹt trái tim yêu thương.
Vì thế nên em thấy rằng không nên xem “yêu thương vô điều kiện” như một điều cao đẹp, để ngưỡng mộ, thán phục hay trầm trồ, hay là “con đường của thánh nhân”, mà cần hiểu đó là điều thiết yếu cho sự sống của con người, vì:
1. Tình yêu là sự sống của trái tim, là năng lượng sống của con người, của xã hội và những vấn đề của con người – sống chứ không chỉ là tồn tại sinh học.
2. Yêu vô điều kiện là sự tháo bỏ gông cùm, là sự giải phóng trái tim mình, để mình sống khỏe mạnh hơn, để mình tự do triển nở và lớn lên mỗi ngày.
Đây là phần “trả bài” của em sau hơn 4 năm theo học ĐCN ạ! 🙂
ThíchThích
“Không nên xem “yêu thương vô điều kiện” như một điều cao đẹp, để ngưỡng mộ, thán phục hay trầm trồ, hay là “con đường của thánh nhân”, mà cần hiểu đó là điều thiết yếu cho sự sống của con người.”
Cảm ơn chị Quỳnh Linh, em cũng đồng ý như vậy!
Nam
ThíchThích
Cám ơn cả nhà.
QL là người nắm được chắc chắn nhất những điều anh viết, có lẽ vì QL đứng ngoài tôn giáo (nhưng không chống tôn giáo), và nhận thức các vấn đề tâm linh ít qua chữ nghĩa, nhưng nhiều qua thực hành. Đúng là bài trà đàm này của QL rất hay,
Tú Quỳnh, em ít comment, nhưng comment này của em rất sâu sắc và chính thống. Đây là sự sai lạc rất lớn của một bên là Kitô giáo một bên là Xã hội chủ nghĩa, và ảnh hưởng cực kỳ lớn đến lịch sử thế giới. Kitô giáo cứ nói là yêu Chúa (điều 1) nhưng không thực hành yêu người (điều 2) và giáo hội trước đây hành xử rất ác ôn với những người không đồng ý với giáo hội hoặc bị giáo hội cho là lầm lạc, và ngày nay thì thích đấu đá chính trị hơn là yêu người. Xã hội chủ nghĩa thì bỏ Chúa và dạy yêu người, nhưng khi bỏ Chúa thì ta chỉ thấy con người đáng ghét, tồi tệ, đáng phạt, đáng đấu tố, và đáng giết (như là, trùm đổ tể Staline, đại đồ tể Mao Trạch Đông với Cách Mạng Văn Hóa, đại đồ tể Polpot của Kampuchia… và hàng tá đồ tể khác của thế giới).
Xuân Lành, nếu ta yêu Chúa thật, yêu bằng rung động mãnh liệt (là điều rất dễ làm, nếu ta tập trung vào đời sống và sự chết của Chúa Giêsu. Yêu Chúa trừu tượng thì khó, chứ yêu Giêsu thì rất dễ. Ai đọc kỹ về đời sống cùa Giêsu mà không yêu Giêsu thì người đó có vấn đề gì đó trong hệ thần kinh), nếu ta yêu Chúa bằng rung động mãnh liệt thì tự nhiên ta sẽ nhớ lời Chúa là yêu người, và ta sẽ có thể yêu mọi người bằng rung động của trái tim, không phải qua chữ nghĩa và lý trí.
Cám ơn Thu Hằng, Thu Hương, Tuấn, Thu Hường, Hồng Thuận, Nam lần nữa đã chia sẻ với anh vấn đề hệ trọng này.
Cám ơn các bạn thầm lặng cùng đồng cảm với mình.
Cám ơn mọi bạn đã đọc bài này và các comments.
ThíchThích
QL “trả bài” hay quá! Chắc là được “tốt nghiệp”!
Trước đây mình đã học được qua một bài trà đàm của anh Hoành là “mở rộng lòng ra để giải phóng chính mình”.
Bây giờ mình thu hoạch thêm “yêu người vô điều kiện là giải thoát chính mình”.
Toàn là cho “chính mình”. Nghe có vẻ “ích kỷ”. Nhưng mình nghĩ đây có lẽ là một “ích kỷ vị tha”. Ha ha…
ThíchThích
Hi anh Hoành,
Lúc trước em có đọc bài của anh thường xuyên và thực tập yêu vô điều kiện bằng cách cầu nguyện Phật cho con yêu được bạn a b c, đọc bài của anh mỗi ngày, em cảm nhận được mình trở nên dịu dàng, tâm thoải mái lắm, dễ chịu lắm, và gặp anh cũng thương được, cũng hòa hợp nói chuyện được. Và tập trung vào yêu thì có cả khiêm tốn xuất hiện nữa ( thành thật thì em cần phải tập thêm hihi)
Nhưng gần đây khi em ít đọc bài của anh thì em không được như xưa, đôi lúc em lại tiêu cực về người khác. Vậy muốn có được tình yêu thương như xưa mình phải đọc bài của anh thường xuyên và phải cầu nguyện mỗi ngày đúng không anh ?
Dạo gần đây em đọc nhiều về tĩnh lặng và em quan sát tâm mình, tập tĩnh lặng. Em thấy buồn cười lắm, người thân đặc biệt là người yêu dễ làm em mất tĩnh lặng nhất nhưng đọc các bài của anh về tĩnh lặng và các comment trao đổi em dần hiểu ra nguyên nhân.
Tóm lại để có được tĩnh lặng và tình yêu mình phải cầu nguyện, đọc đotchuoinon mỗi ngày đúng không anh ?
Em cũng có tập thiền, mà tập thiền nằm, tập 5p xong ngủ luôn. kaka
Em cảm ơn anh, cảm ơn trang web và các anh chị trên web, em yêu dotchuoinon rồi, đi oofffline em sẽ tham gia!
Ủa mà dạo gần đây có oofffline không, em chỉ mới đi off với anh chị có 1 lần, bữa đó chị Vũ xinh gái hát hay quá trời, vô ngồi với mọi người em cảm thấy ấm áp và tràn đầy tình thương. hihi
ThíchThích
Hi Tường,
Đương nhiên là mỗi ngày đọc bài của anh và thực tập thì tốt nhất. Đó là lý do anh viết mỗi ngày một bài.
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành.
Chắc nếu theo tuổi tác có thể phải gọi bằng chú, nhưng em vẫn xin phép xưng anh giống một bài trà đàm anh có dặn ạ. Lần đầu tiên có quyển sách mà em đọc lại 3 lần cả audio book lẫn sách giấy như sách Tư duy tích cực của anh. Nói cuốn sách thay đổi cuộc đời mình là cuốn nào thì chính là nó. Một lần nữa cảm ơn anh Hoành.
Cách mà em cảm ơn anh và học yêu vô điều kiện là sau nhiều giờ đọc và nghe trà đàm, em chuyển từ độc giả sang hành giả, thực tập và nhìn nhận suy nghĩ cư xử của mình mỗi ngày đã đúng với tinh thần đó chưa.
Chúc anh thật nhiều sức khoẻ.
ThíchThích
Cảm ơn TheRosie đã chia sẻ. Anh rất cảm động.
Chúc em vui.
A. Hoành
ThíchĐã thích bởi 1 người