Chào các bạn,
Trong khi học về giao tiếp và truyền thông, có thể có bạn đặt câu hỏi là “Im lặng không nói ra thì làm sao mà hiểu nhau, mà biết được người kia muốn gì nghĩ gì?!”.
Theo cảm nhận của mình, giao tiếp hay truyền thông bằng lời nói – Verbal communication chỉ là một phần để tiếp xúc và hiểu người khác mà thôi. Từ bản thân, mình cảm nhận được điều này. Hay bạn nào có nuôi chó mèo hay động vật trong nhà, mình tin là các bạn cảm nhận được điều này, vì chó mèo có biết nói tiếng người đâu.
Nhiều người có khả năng giao tiếp với thiên nhiên và động vật là như vậy. Nếu chịu khó quan sát vật nuôi thì mỗi con vật có một cá tính riêng cũng như người vậy. Điều này là do mình quan sát được từ cún nhà mình. Gọi là cún nhưng cún cũng 10 tuổi rồi 😀 . Tên là Rocky (tên của chú chó trong chuyện Tottochan).
Rocky nhà mình là chó lai giống Becgie – German Sherperd. Giống chó này nổi tiếng cá tính, thông minh và trung thành, thường được đào tạo thành chó nghiệp vụ làm việc cùng với cảnh sát. Giống này nếu không được thuần dưỡng thì sẽ rất hung dữ.
Rocky nhà mình nghe vậy thôi nhưng lại rất hiền lành và nhát 😀 . Rocky lúc nào cũng thích gần người và chỉ thích chơi với trẻ con và chó con, hoặc chó nhỏ hơn mình. Và còn thích…hoa 😀 . Thấy hoa nào trong nhà cũng ngửi. Người lạ không dễ làm quen vì Rocky nhát quá chứ không phải do là dữ dằn.
Có một điều thú vị mà mình quan sát được ở Rocky là bình thường có nhiều người ở gần nhà mình đến nhiều lần mà Rocky vẫn sủa và không thân thiện được. Nhưng mình nhận ra là có những bạn mình đến nhà lần đầu và là người ăn chay thì Rocky không sủa mà làm thân với ngay lần đầu, bạn Tây hay Ta cũng vậy.
Mình cảm nhận được việc học và quan sát thiên nhiên, động vật cũng là một cách thực tập giúp cho sự nhạy cảm trong giao tiếp liên hệ với con người. Một điểm nữa, nếu các bạn quan tâm để ý sẽ thấy ngày càng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh rằng tiếp xúc chơi đùa với thiên nhiên, động vật sẽ giúp ích cho sự phát triển về tâm trí, tính kiên nhẫn cũng như nhân cách của trẻ em.
Chúc các bạn chơi vui với thiên nhiên.
Thân,
Thu Hằng
Anh đồng ý với Hằng 100%. Loài vật và thiên nhiên dạy chúng ta rất nhiều nếu chúng ta biết học.
ThíchThích
Rocky nhà Hằng dễ thương quá! 😀
Hằng nói thật đúng. Thiên nhiên và động vật tinh tế lắm, chẳng nói gì mà lại nói rất nhiều. Khi mình im lặng thì chúng cũng im lặng. Khi mình mỉm cười, nhìn nó và hỏi: “Hoa/chim/mây.. đang muốn nói điều gì với mình đó?” là thế nào mình cũng cảm giác là chúng đang trò chuyện với mình, nói líu lo đủ chuyện, mà nói rất hay, giải quyết rất lẹ những vướng mắc trong lòng mình nếu có lúc đó.
Mình nghĩ là God đã đến bên mình thông qua chúng.
Cám ơn Hằng đã chia sẻ. 🙂
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành và Hương đã chia sẻ. Bây giờ em nhớ đến bài I love Nature của Joe Reilly rất dễ thương 😀
I love nature nature is cool !
The forest is my classroom the earth is my school
Trees are my teachers animals are my friends
And on this school all life depends
ThíchThích
Chào chị Hằng,
Làm sao để phân biệt một cún sủa vì đe dọa hay sủa vì sợ không muốn làm quen?
Em hơi nhát khi tới gần chó, mèo. Em cứ cảm tưởng là có thể bị cắn bất cứ lúc nào. 😀
Em cảm ơn chị, 🙂
Nam
ThíchThích
Hi Tuấn Nam,
Theo cảm nhận của mình thì mỗi người có một cách cảm nhận và phân biệt khác nhau. Đối với mình phân biệt được điều đó khi mà mình có đủ nhạy cảm và hiểu chó mèo là thực ra cũng có cá tính và cảm xúc như con người vậy.
Theo mình cảm nhận thì việc chó mèo thân thiện với con người trước là phụ thuộc ở con người. Khi mình thân thiện yêu chúng và coi chúng như con người (ko phân biệt người hay động vật) thì chúng cũng đối xử lại với mình như vậy.
Theo mình hiểu sủa là một cách giao tiếp biểu hiện cảm xúc của chó. Có lúc sủa vì tự vệ, tấn công. Lúc sủa vì vui (gặp chủ, gặp bạn), sủa vì sợ.
Đối với người nhát chó mèo (đến mức là phobia) thì bất cứ loại sủa nào cũng có thể cho là nó đang tấn công mình. Mình tin là chó mèo cảm nhận được cái sợ đó và có thể interpret theo ngôn ngữ riêng của chúng là một biểu hiện không thân thiện.
Cách để mà gần gũi và hiểu được loài vật nói chung thì có thể xem nhiều chương trình về thiên nhiên và động vật và chơi với chúng mà thôi và coi chúng như mình. Giống như con người vậy nếu không coi người khác như mình thì mình không hiểu được người khác. Nhưng có một chú ý là nếu động vật quá dữ mình chưa biết cách nào thân thiện được thì phải chạy thôi, đừng nhắm mắt bắt mình cố để mà bị cắn 😀
Chúc bạn “bớt nhát” nhé 😉
ThíchThích
Cảm ơn những chia sẻ của bạn Hằng,
Hồi học phổ thông, mình có sở thích theo dõi các chương trình về thiên nhiên. Giờ mình cũng muốn tái lập sở thích này. 😀
Mình nghĩ là mình không tới mức phobia với động vật và mình cũng đang cố gắn tập luyện để dạng dĩ hơn với chó, mèo, 🙂
Chúc bạn có một cuối tuần bình an!
Nam
ThíchThích
Hi Thu Hằng.
Bài viết hay quá, hôm nay mình mới được đọc nhờ tính năng Random Post của DCN. Cảm ơn Thu Hằng đã post bài nhé.
Nói về giao tiếp với động vật, một đứa trẻ bao giờ cũng giao tiếp tốt hơn là người lớn (trừ huấn luyện viên xiếc thú 😀 😀
Trẻ con có thể vuốt râu hùm, sờ bờm sư tử, túm đuôi chó, giật lông mèo,… vân vân vân vân … mà chúng chẳng bị sao cả, mấy con vật còn thích được chơi với chúng nữa.
Nhìn bọn trẻ con chơi với động vật, mình chỉ ước muốn được làm trẻ con, hihi 🙂
ThíchThích