Chào các bạn,
Luật Hấp Dẫn có thể tóm tắt giản dị là “Điều gì chúng ta nghĩ đến nhiều, nói đến nhiều, sẽ trở thành sự thật.” Như vậy, Luật Hấp Dẫn là quy luật quan trọng nhất cho đời sống của bạn—mọi chuyện tốt xấu đều do tâm bạn kéo đến. Câu hỏi cho chúng ta ở đây là bạn có thực hành Luật Hấp Dẫn thường xuyên không?
Trong vòng 3 tháng qua bạn thực hành Luật Hấp Dẫn mấy lần?
Hai lần? Năm lần? Mười lần? Không lần nào?
Tất cả các câu trả lời bên trên đều sai cả. Mỗi ngày bạn thực hành Luật Hấp Dẫn cả trăm lần, dù là bạn có nghĩ đến nó hay không.
Mỗi khi bạn nghĩ/nói đến một điều tíêu cực, bạn tạo ra năng lượng tiêu cực đế hấp dẫn điều đó đến.
Ngược lại, mỗi khi bạn nghĩ/nói đến một điều tích cực, bạn tạo ra năng lượng tích cực để hấp dẫn điều đó đến.
Luật Hấp Dẫn hoạt động lạnh lùng như nam châm—không phân biệt bạn nói thật hay nói đùa, suy nghĩ nghiêm chỉnh hay suy nghĩ vẫn vơ, và không phân biệt bạn chủ ý dùng Luật Hấp Dẫn hay không hề nghĩ đến nó.
Luật Hấp Dẫn đứng cạnh bạn ngày đêm như là một nô lệ trung thành và hoạt động không ngừng, mọi điều bạn nghĩ và nói đều được Luật Hấp Dẫn nhận và phóng đại ra ngoài vũ trụ, đễ hấp dẫn chính điều đó tới.
Cho nên nếu bạn không nghĩ đến Luật Hấp Dẫn bao giờ, bạn thuộc một trong hai loại người sau đây:
1. Thầy Tư duy tích cực luôn luôn tích cực mỗi giây mỗi phút trong ngày và không cần nghĩ đến Luật Hấp Dẫn.
2. Ngớ ngẫn nghĩ và nói đến biết bao nhiêu điều tiêu cực trong ngày và để Luật Hấp Dẫn kéo năng lượng tiêu cực vào bạn mà bạn chẳng hề biết.
Nếu bạn chưa lên đến hàng thầy, thì hãy quan tâm đến Luật Hấp Dẫn thường hơn, để cố gắng nghĩ/nói điều tích cực và tránh mọi điều tiêu cực.
Chúc các bạn một ngày hấp dẫn.
Mến,
Hoành
© copyright 2012
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
hehe… lại một bài … viết cho em! LOL!
Tuy nhiên anh Hoành ơi, còn một nguyên tắc/phương pháp nữa là “gọi chúa quỷ đích danh”. Cái này và luật hấp dẫn quan hệ với nhau như thế nào anh nhỉ? Có lẽ em vẫn lấn cấn giữa hai bạn này. 🙂
ThíchThích
Em đọc về những Quy Luật Tinh Thần, nhất là Luật Hấp Dẫn, cả chục lần mà em cứ hay quên và ko áp dụng. hic..
Nhờ có mail ĐCN gửi đến, em vô ĐCN đọc bài, thỉnh thoảng được nhắc. Nhưng muốn ko quên thì chắc phải quyết liệt áp dụng thôi a.Hoành nhỉ! hihi..^!^
Thân chào,
Q.D
ThíchThích
Good question, QL. “Gọi chúa quỷ đích danh” là một phương pháp:
1. Mình chỉ có thể dùng cho chính mình. Không nên dùng với người khác, vì đó là đầu mối của chiến tranh (khi mình xem người khác như là chúa quỷ hay đang bị chúa quỷ hành. Rất là xúc phạm. Nhưng xem giải thích thêm bên dưới).
2. Khi mình thấy mình có thái độ tiêu cực–vi dụ mình cứ nghĩ là mình tồi quá không làm điều đó được, hay hậm hực mãi trong lòng vì chính quyền này tồi quá–đó là thái độ tiêu cực, mình nên thấy đó là thái độ tiêu cực và nói: “Mình tiêu cực quá, vậy là không tốt.” Đó là gọi chúa quỷ đích danh.
Rất quan trọng và khó khăn chỗ này trong ví dụ trên: Thấy một số sai lầm của chính quyền–có thể đó là giỏi quán sát. Cho rằng “chinh quyền này tồi quá” thì đó là bắt đầu tiêu cực rồi, vì cùng lắm là chính quyền tồi trong những điểm cụ thể mình thấy thôi, còn các điểm tốt khác thì sao. Unfair là tiêu cực. Và “Hậm hực” thì rất là tiêu cực và xung động nhiều, và làm cái nhìn của mình bắt đầu unfair. Đó là tiêu cực và ta gọi chúa quỷ trong ta đich danh.
Bày giờ, nếu mình thấy một số điểm của chính quyền là sai, và minh không giận dữ hậm hực gì cả, bình tâm thấy vấn đề và nói cho nhà nước: Tôi nghĩ là các vị sai chỗ này chỖ này, và đây là đề nghị chỉnh sửa của tôi. Thì ta có thể nói đó “gọi chúa quỷ đích danh” (chỉ đích danh vào vấn đề mà nói, chứ không nói lòng vòng). Nhưng khi áp dụng cách “call the devil by the name” cho người khác như thế, ta phải (1) chắc chắn 100% ta không làm vì đang giận đang nóng, ta rất bình tâm, và sáng suốt, (2) ta hiểu rõ vấn đề, và (3) ta chỉ thẳng vào vấn đề để giúp người kia thấy.
Nhưng kêt quả thì không bảo đảm một tí nào. Người kia có thể không chấp nhận trình bày đó của ta, và xem ta như người làm phiền, thay vì bạn. Và ta chảng giải quyết được gì cả. Và đây thường là tình trạng mọi người đánh nhau vì tôi đúng anh sai.
Cho nên nếu nói thẳng mà thiên hạ không hiểu được mình, thì cũng đừng tranh cãi, vì người dã không hiểu là không hiểu.
Hơn nữa, ta cũng có thể rất chủ quan trong cái nhìn của mình. Cho nên dùng “Call the devil by the name” với người khác là cực kỳ phức tạp, nên giới hạn đến mức tối đa.
ThíchĐã thích bởi 2 người
em co vi deo ve luat hap dan hay http://www.youtube.com/bimatluathapdan
ThíchThích
Cám ơn bác Hoành vì bài viết rất hay! Phương tây có câu “anh hãy chọn một mục đích cho mình, vì đó có thể là mục đích duy nhất của đời anh”. Ko biết có liên hệ với luật hấp dẫn được ko bác?
ThíchThích