Những tình khúc bất tử (10) – Khúc hát nàng Solveig (Edvard Grieg)

 

Nhà soạn nhạc Na Uy Edvard Grieg (1843 – 1907) viết Khúc hát nàng Solveig trong vở đại nhạc kịch “Peer Gynt” của thi hào Na Uy, Henrick Ibsen mà ông viết nhạc đệm. Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời (1874 -1876) để gọt giũa từng âm điệu sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất chúng nhất của Henrik Ibsen, được coi là kịch tác gia vĩ đại nhất của Na Uy.

Khúc hát nàng Solveig trong phần nhạc nền là bài hát (aria) cho giọng nữ do Grieg phổ lời thơ Ibsen. Đó là bài ca về lòng thủy chung, về niềm hi vọng đoàn tụ bất chấp sự nghiệt ngã của thời gian và khoảng cách.

 

 

Phiên bản tiếng Việt (không phải lời của Phạm Duy) do Nghệ sĩ Lê Dung hát:

Đọc tiếp Những tình khúc bất tử (10) – Khúc hát nàng Solveig (Edvard Grieg)

Tư duy của bạn uyển chuyển, sáng suốt, công bình, và tự do đến mức nào ?

Chào các bạn,

Chúng ta nói đến bốn điều tệ hại trong chỉ một loại vấn đề: Bốn điều tệ hại là thiếu uyển chuyển, thiếu sáng suốt, thiếu công bình và thiếu tự do trong tư duy của ta, trong chỉ một vấn đề là chủ nghĩa nhãn hiệu của ta.

Chủ nghĩa nhãn hiệu có nghĩa là ta tự cho ta một vài nhãn hiệu, và nhìn người khác với mót vài nhãn hiệu ta gắn cho họ.

Ví dụ: Tôi là người “trí thức trẻ, cấp tiến” còn anh ta là “Hồi giáo, quan chức, lạc hậu”. Vì tôi là trí thức trẻ nên tôi năng động, rành IT, biết nhiều về thế giới, và đương nhiên là tôi thích thay đổi và ủng hộ thay đổi. Anh ta là Hồi giáo đương nhiên là cực đoan, không thích lý lẽ, lại là quan chức thì thích hối lộ và tham nhũng, và lạc hậu, không rành IT và rất chống đổi mới.

Đọc tiếp Tư duy của bạn uyển chuyển, sáng suốt, công bình, và tự do đến mức nào ?

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

 


Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thế giới từ 3 cực Tư Bản – Phát Xít- CN Xã Hội thành thế giới 2 cực Tư Bản-CN Xã Hội

Tại những nước do Xô Viết đóng quân, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa được thành lập, tương tự các nước do Đồng Minh đóng quân sẽ theo chủ nghĩa Tư Bản. Thế giới xuất hiện 2 hệ thống quốc gia đối lập nhau và khởi đầu của Chiến Tranh Lạnh

Đến thập niên 80, các điểm yếu về kinh tế xã hội trong hệ thống xã hội của khối Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng bộc lộ rõ và dần dần thành tình trạng khủng hoảng kinh tế (bài viết này không đi vào phân tích các mâu thuẫn này, cũng không có ý so sánh hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa, vì cả 2 hệ thống này đều tồn tại trong lòng mình các mâu thuẫn riêng cần điều chỉnh để phát triển theo từng thời kỳ).

Ba Lan là nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa, từ năm 1980, Ba Lan bước vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế, xã hội. Công nghiệp đình trệ, lương thực, thực phẩm khan hiếm. Tháng 08 năm 1980, phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước lan rộng khắp Ba Lan. Uỷ Ban Đình Công Toàn Quốc được thành lập và tổ chức nhiều cuộc đình công

Đọc tiếp Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

Lên ngọn suối gặp “Vùng rừng nóng bỏng”

 

Bút ký
Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn

Trên thượng nguồn sông Mã- Sơn La
Tôi trở lại Sơn La khi những cánh hoa đào phơn phớt mát dịu đương hối hả tranh giành lần cuối với màu xám bạc của lau và đá. Và lần nào cũng thế, cứ bắt đầu qua Thung Khe để vào xứ sở sương mù, quê hương của suối sâu thác dữ, núi rừng trùng điệp, tôi đều chợt lặng đi nhớ tới người anh, người đồng nghiệp đã qua đời hơn hai mươi năm trước: nhà biên kịch điện ảnh người Thái Cầm Kỷ. Anh mất giữa cái tuổi mà sự tích lũy sáng tạo đang căng đầy thôi thúc trong một trái tim nóng bỏng…

Xe tôi lúc này đang vượt đèo Chiềng Đông hiểm trở. Tôi ngậm ngùi nhìn cái nơi mà Cầm Kỷ gặp tai nạn… Những điều anh dự báo và khẩn thiết kêu gọi trong kịch bản phim truyện “Vùng rừng nóng bỏng” chưa kịp lên màn ảnh đã rơi ập vào chính số phận của anh: chiếc xe chở Cầm Kỷ đã bị đổ do hậu quả của những cơn lũ rừng, sau nhiều năm tháng dài đốt phá rừng triền miên vô tội vạ! Cứ mỗi năm, những con suối Tây Bắc ngày một trở nên ngầu đục hung dữ hơn! Cả những cánh rừng hoa ban kỳ diệu mà chỉ riêng vùng rừng Tây Bắc mới có cũng đang bị chặt, bị đốt phá một cách không thương tiếc! Cầm Kỷ xót xa tâm sự cùng tôi sau nhiều lần từ Sơn La hoặc Lai Châu quay về Hà Nội. Ánh mắt anh ứ lệ, ngầu đỏ…

Đọc tiếp Lên ngọn suối gặp “Vùng rừng nóng bỏng”

Bí thư Hải Phòng bị phản ứng khi phát biểu vụ Tiên Lãng – Video clip Bí thư Hải Phòng nói chuyện với CLB Bạch Đằng

vnexpress
Theo một số hội viên câu lạc bộ Bạch Đằng, Bí thư Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã có những phát biểu trái kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng. Tuy nhiên, Hội đồng câu lạc bộ cho rằng “đây chỉ là ý kiến cá nhân”.

Ngày 19/2, ba đảng viên lão thành ở quận Kiến An (Hải Phòng) là ông Nguyễn Viết Phúc (84 tuổi), đại tá Nguyễn Cục (84 tuổi) và đại tá Lê Văn Thinh (78 tuổi) gửi thư lên các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước báo cáo, kiến nghị về một số phát ngôn của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành.

Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Ba đảng viên lão thành đã gửi đơn kiến nghị. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Theo ba vị này, sáng 17/2 trong buổi nói chuyện liên quan tới “vụ việc Tiên Lãng” trước khoảng 500 cán bộ hưu trí trung, cao cấp tại Câu lạc bộ Bạch Đằng (đường Lê Đại Hành, Hải Phòng), Bí thư Nguyễn Văn Thành không hề nêu sai sót nào của thành ủy, chính quyền, cơ quan liên quan của Hải Phòng.

Đọc tiếp Bí thư Hải Phòng bị phản ứng khi phát biểu vụ Tiên Lãng – Video clip Bí thư Hải Phòng nói chuyện với CLB Bạch Đằng

Giới đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì chi phí lao động, ổn định chính trị

Một công ty dệt may ở Hà Nội
Đa số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất

Một khảo sát mới cho biết đa số nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thấp chất lượng điều hành của chính quyền, nhưng nó cũng không tác động lớn đến quyết định đầu tư của họ.

Lý do là vì đa số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hoạt động ở quy mô chi phí thấp, đứng cuối chuỗi giá trị toàn cầu nên chủ yếu chỉ quan tâm cắt giảm chi phí.

Đọc tiếp Giới đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì chi phí lao động, ổn định chính trị

Vatican và VN hội đàm cải thiện quan hệ

Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gireli, người Ý trước Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội tháng 4/2011
Tòa Thánh đã có Đại diện không thường trú ở Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gireli

Tòa Thánh Vatican vừa công bố sẽ có vòng hội đàm mới vào tuần tới với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ hai bên vốn được bình luận là căng thẳng vì mâu thuẫn đất đai và tài sản.

Tin của Đài Phát thanh Vatican chiều 24/2/2012 theo giờ Roma chỉ nói ngắn gọn rằng vòng hội đàm mới được lên lịch sau một loạt chuyến thăm của Đ̣ai diện Tòa thánh sang Việt Nam.

Vòng hội đàm này, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào hai ngày 27 và 28 tháng 2 này, có mục đích “tăng cường và phát triển quan hệ song phương”.

Đọc tiếp Vatican và VN hội đàm cải thiện quan hệ