Carmen Monarcha và Carmen Habanera.

Carmen Monarcha  sinh ngày 27 tháng 8 năm 1979 ở Belém, miền bắc Brazil. Cô sinh trưởng trong một gia đình nghệ thuật với cha là một nhà văn nổi tiếng người Bồ Đào Nha,và mẹ là một ca sĩ nổi tiếng người Brazil.

Từ nhỏ,  cô đã được đào tạo để trở thành một nghệ sĩ chơi cello trong các buổi hòa nhạc. Cô tâm sự : ” Suốt thời thơ ấu, tôi đã gắn bó ở Rio de Janeiro. Nhưng có lẽ, thay đổi lớn nhất trong tôi là khi tôi khoảng 14 tuổi, gia đình tôi chuyển đến Sao Paulo, một đô thị lớn ở Brazil. Ở đó, tôi được đến các buổi hòa nhạc cùng với mẹ, nơi mà bà  đang hát. Tôi nhớ, trong một buổi diễn của mẹ, lần đầu tiên tôi đã cảm thấy thế nào là âm nhạc.Tôi có thể ghi nhớ chính xác, âm nhạc  tạo cảm xúc  mạnh mẽ đến tôi như thế nào khi Mẹ vừa cất lời ca. Chính lúc đó, tôi biết: Tôi muốn là một nghệ sỹ!. Tôi rơi vào tình yêu âm nhạc hết sức tự nhiên với âm thanh ấm áp của cello… ” .

Đọc tiếp Carmen Monarcha và Carmen Habanera.

Phẩm chất cao nhất của công việc – teamwork

Chào các bạn,

Lúc mình mới vào nghề luật có một chị luật sư vào nghề trước mình mấy năm. Chị ấy thỉnh thoảng gõ cửa phòng mình nói chuyện, thường bắt đầu thế này: “Hoanh, can I borrow you several minutes to bounce some ideas around?” (Hoành, tôi mượn anh vài phút để động não được không?) Thế rồi chị ấy nói về một vấn đề luật và hỏi mình nghĩ thế nào về vấn đề đó. Và nó trở thành một cuộc thảo luận sôi nổi, đôi khi kéo dài cả một hai tiếng đồng hồ.

Đọc tiếp Phẩm chất cao nhất của công việc – teamwork

Ý nghĩa nhân tính trong văn hóa Cổ Hy lạp

Nguyễn Đăng Trúc

 

I.1. Văn hóa và ý nghĩa nhân tính

Chúng ta chứng kiến vô số định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều tiền kiến một nhận thức nào đó về nhân tính. Phát huy ý nghĩa nhân tính mà chúng ta tiền kiến như là một chân lý hiển nhiên, chúng ta gọi đó là sinh hoạt văn hóa trong nếp sinh hoạt ngày ngày của chúng ta.

Mỗi tác giả, mỗi thế hệ, mỗi truyền thống sinh hoạt văn hóa đông, tây, kim, cổ, cấp vùng, cấp quốc gia hay bộ lạc v.v. đều chiếu theo mẫu mực chân lý về nhân tính, mà người ta tiền kiến đương nhiên phải là như thế, để định chuẩn thế nào là văn hóa và thế nào thế nào là phi văn hóa.

Đọc tiếp Ý nghĩa nhân tính trong văn hóa Cổ Hy lạp

Một thế kỷ xe ngựa vùng Bảy Núi

vnexpress
Xe ngựa vùng Bảy Núi do người Khmer chế ra rất đơn giản, mui trần, bánh cây, không tay vịn, người ngồi không quen cứ lắc qua lắc lại cơ hồ như muốn ngã. Mãi đến sau năm 1954 bánh xe bơm hơi nên chạy nhanh và êm hơn.

Chở hàng bằng xe ngựa lộc cộc trên đường. Ảnh: Thiên Lộc
Chở hàng bằng xe ngựa lộc cộc trên đường. Ảnh: Thiên Lộc

Từ xa xưa, đa số bà con vùng Bảy Núi, An Giang, sống bằng nghề nông – lâm kết hợp và thường xuyên chở nông sản thực phẩm, gia súc, cây củi ra chợ mua bán, trao đổi. Phương tiện phổ biến nhất là xe bò và xe ngựa. Gần một thế kỷ trôi qua, bà con ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn vẫn gắn bó thân thiết với con bò và con ngựa, cũng giống như người đồng bằng sông nước gắn liền với con trâu và chiếc xuồng.

Đọc tiếp Một thế kỷ xe ngựa vùng Bảy Núi

Đùn đẩy trách nhiệm phá nhà ông Vươn – ‘Hải Phòng không được trả lời loanh quanh vụ ông Vươn’

Đùn đẩy trách nhiệm phá nhà ông Vươn

Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) khẳng định, sau vụ cưỡng chế ngày 5/1 đã rút lực lượng, không tham gia phá nhà ông Vươn. Tuy nhiên, Chủ tịch xã Vinh Quang lại nói “phải hỏi huyện, xã không nắm được ai phá nhà”.
> Huyện Tiên Lãng trần tình về quyết định thu hồi đất

Một tuần sau khi ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Vươn bị phá, vết bánh xích của xe xúc vẫn hằn lên trên con đường dẫn vào ngôi nhà. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Ngôi nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Vươn (cho em trai là Đoàn Văn Quý ở) nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế thu hồi đất. Nhưng sáng 6/1, một ngày sau vụ nổ súng chống đối cưỡng chế, ngôi nhà 2 tầng này đã bị máy xúc san phẳng. Vết bánh xích xe còn hằn trên con đường dẫn vào ngôi nhà một tuần sau đó.

Đọc tiếp Đùn đẩy trách nhiệm phá nhà ông Vươn – ‘Hải Phòng không được trả lời loanh quanh vụ ông Vươn’

Blogger Người Buôn Gió bị cấm xuất cảnh

Blogger Người Buôn Gió (áo da cam, bìa phải) trong một cuộc biểu tình chống Trung QuốcBlogger Người Buôn Gió (áo da cam, bìa phải) đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Blogger Người Buôn Gió, tên thật là Bùi Thanh Hiếu, cho hay ông bị công an cấm xuất cảnh khi lên đường đi Thái Lan chiều 5/2.

Đọc tiếp Blogger Người Buôn Gió bị cấm xuất cảnh

10 người bị điều tra hành vi ‘lật đổ chính quyền’

vnexpress

Ông Trần Công (tức Phan Văn Thu, 64 tuổi) và 9 người khác vừa bị bắt giữ để điều tra về hành vi “lật đổ chính quyền”. Công an tỉnh Phú Yên đã thu giữ 19 kíp nổ, 10 bộ đàm và hàng trăm triệu đồng.

Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên tại buổi họp sáng 6/2. Ảnh: A Ma Yên

Tại cuộc họp báo ngày 6/2, thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cho biết, công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân đối với nhóm của Trần Công (Phan Văn Thu).

Đọc tiếp 10 người bị điều tra hành vi ‘lật đổ chính quyền’