Les Flots du Danube – Sóng sông Danube

 

Sóng sông Danube là điệu valse được nhà soạn nhạc Iosif Ivanovici (1845–1902) biên soạn vào năm 1880, và nó đã trở thành một trong những giai điệu Romanian nổi tiếng nhất trên thế giới. Ở Mỹ, nó thường được biết đến với cái tên The Anniversary Song.

Có vẻ …không nổi tiếng bằng bài Valse của Johann Strauss : Beau Danube Bleu (Giòng sông xanh), ca khúc Sóng Danube vẫn có nét đẹp riêng với giai điệu mượt mà, nhẹ nhàng mà cuồn cuộn như sóng vỗ bờ…

Các bạn nghe ba clip về Sóng Danube:

Đọc tiếp Les Flots du Danube – Sóng sông Danube

Tâm linh của trí thức trẻ

Chào các bạn,

Các câu hỏi và phản hồi của các bạn trong bài “Tuyệt vọng ?“ làm mình rất hứng khởi. Mình thấy đó là bằng chứng hiển nhiên rằng trí thức trẻ chúng ta có trí tuệ đủ để quan tâm và tìm kiếm những vấn đề sâu thẳm của trái tim của chính ta nói riêng và của loài người nói chung. Khác với lo sợ của nhiều người là tuổi trẻ ngày nay quá hời hợt, chỉ biết game online và chít chát nhảm nhí. Vào thời đại nào cũng luôn luôn có một số trí thức đi trước đám đông. Đó chính là tiềm năng lãnh đạo của xã hội.

Hôm nay mình sẽ nói lại các điều mình đã nói trong các phản hồi trong bài “Tuyệt vọng ?”, để tóm tắt lại giản dị, có hệ thống, và rõ ràng hơn cho mọi người.

Đọc tiếp Tâm linh của trí thức trẻ

Chúng ta hãy cùng nhau

Lớp dạy chữ Êđê bằng văn học truyền miệng dân gian tại BMT

Hè Tân Mão tôi có một niềm vui, đó là được tham gia trò chuyện về văn hóa truyền thống với các thày cô giáo người Êđê, về dự lớp tập huấn dạy chữ Êđê trong trường phổ thông, theo chương trình và kế hoạch của Sở GD-ĐT  tỉnh Đăk lăk.

Đọc tiếp Chúng ta hãy cùng nhau

Ông Đới Bỉnh Quốc sắp sang Việt Nam

Ông Đới Bỉnh QuốcÔng Đới Bỉnh Quốc là nhân vật cao cấp nhất về ngoại giao trong Đảng CS Trung Quốc

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc sắp sang Việt Nam để chủ trì phiên họp lần thứ năm của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.

Một nguồn đáng tin cậy của BBC cho hay phiên họp này sẽ diễn ra từ 5/9-9/9 tại Hà Nội.

Đồng chủ trì phía Việt Nam là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Đọc tiếp Ông Đới Bỉnh Quốc sắp sang Việt Nam

Thêm bằng chứng về chủ quyền biển đảo

SGTT.VN – “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 3 nhận giấy mà đi, mang lương ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra biển ba ngày, ba đêm thì đến đảo ấy…” (trích “Hoàng Việt Địa Dư Chí” – Phan Huy Chú)

Ghe Câu (còn gọi là Khinh thuyền) của đội hùng binh Hoàng Sa thường sử dụng suốt từ thế kỷ thế 16 đến giữa cuối thế kỷ 19 ra Trường Sa, Hoàng Sa khai thác sản vật, đo đạc thuỷ trình, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải Tổ quốc trên hai quần đảo này.

Vỏn vẹn vài dòng về chiếc thuyền câu của đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa là vậy, nhưng đã khơi dậy lòng người rưng rưng xúc động khi đến xem triển lãm ảnh, hiện vật trong tuần lễ Văn hoá biển, đảo diễn ra ở Quảng Ngãi từ ngày 29.8 – 2.9.

Đọc tiếp Thêm bằng chứng về chủ quyền biển đảo

5 cây thị bạc tỷ được công nhận ‘di sản Việt Nam’

Với tuổi thọ gần 700 năm cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, 5 cây thị cổ từng được trả giá 7 tỷ đồng ở xã Nghi Thịnh huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.
>5 cây thị cổ được trả giá 7 tỷ đồng

* Ảnh 5 cây thị cổ

Ông Lê Minh Thưởng, chủ nhân của 5 cây thị cổ vừa nhận được thông báo của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 5 cây thị cổ là “Cây di sản Việt Nam”. Hiện nay, ông Thưởng đang cùng với gia tộc họ Lê ở xóm 2 xã Nghi Thịnh bàn kế hoạch tổ chức lễ đón nhận và gắn biển danh hiệu cao quý này.

1 trong 5 cây thị cổ được công nhận là Cây di sản Việt Nam với niên đại gần 700 tuổi. ảnh: Nguyên Khoa
5 cây thị cổ được công nhận là Cây di sản Việt Nam với niên đại gần 700 tuổi. Ảnh: Nguyên Khoa

Đọc tiếp 5 cây thị bạc tỷ được công nhận ‘di sản Việt Nam’

Nghe một khúc dân ca Chăm

Trước khi tan biến và hòa nhập hoàn toàn vào Việt Nam, người Chăm đã từng tạo dựng một xứ sở Champa hùng mạnh.

Trong quá trình tạo dựng đất nước, người Chăm cũng đã tạo nên một nền văn hóa giàu bản sắc, đặc biệt là về âm nhạc.

Đại Việt sử ký còn ghi: Năm 1202, vua Lý Cao Tông theo điệu Chiêm Thành mà sáng chế ra nhạc khúc Chiêm Thành âm. (Chúng ta không thể nghe được khúc nhạc ấy nữa nhưng chắc chắn nó phải rất hay, nếu không sao đến…Vua cũng mê nhỉ? )

Đọc tiếp Nghe một khúc dân ca Chăm

Tuyệt vọng?

Chào các bạn,

Nếu bạn là một trong những người bình thường của thế giới thì khi bạn tuyệt vọng là khi con đường tâm linh của bạn bắt đầu hé mở.

Khi mọi sự đều là hoa hồng và hừng đông, chẳng mấy ai trong chúng ta tốn thời giờ suy tư về đau khổ, giải thoát, ý nghĩa của đời sống, định mệnh, sự yếu ớt của con người, tìm nơi tựa, Chúa Phật…

Đọc tiếp Tuyệt vọng?

Bảy Khúc Seattle, Khúc 6: Bán Buồn Ở Chợ Trời Seattle

 

1.
Tôi nhặt từng hạt buồn còn vương trong mắt em. Xếp cẩn thận những hạt buồn vào bị cói. Đeo lên vai. Hai vợ chồng thong thả đi chợ trời Seattle
Tôi Việt ngữ cổng chào tên chợ Public Market là Chợ Trời. Bởi không gian, cảnh trí bán mua, người đến người đi kẻ lượn y trang một mảnh chợ trời Sài Gòn 1975, sau ngày giải phóng
Khác chăng chợ trời ở đây quá lịch sự, quá đẹp, quá an ninh, hoa giăng mắc đầy ban công lộ chính dẫn vào cổng chợ, dòng dòng nhân văn đầy ắp những nói cười tíu tit gọi chào hoan hỉ niềm vui trảy hội.
Đọc tiếp Bảy Khúc Seattle, Khúc 6: Bán Buồn Ở Chợ Trời Seattle

Yêu trẻ

 

Giày năm ngón,

Nhớ hè năm trước cậu đi biển cùng tớ, sững sờ nhìn tớ khóc khi đứa trẻ 5 tuổi bụi bặm cứ bám riết đòi tớ mua cho bằng được mấy bịch bánh với giá lên trời, và cũng sững sờ như thế khi thấy tớ đứng dậy không mua dùm thằng bé, mà mua cho thằng bé một lon nước ngọt, bảo con mang theo cái này mà uống, chứ cô không mua hàng cho con đâu. Cậu lắc đầu tỏ vẻ không hiểu, và anh cậu phải giải thích cho cậu biết khi tớ còn bận chậm nước mắt, rằng tớ làm vậy là để thằng bé được uống nước ngon một tí, được sung sướng trong một chốc, chứ nếu tớ mua hàng, tiền sẽ chỉ về tay những kẻ lấy đứa bé ra làm vật nuôi miệng, và đứa bé sẽ chẳng được hưởng gì nhiều từ những đồng tiền mình đưa cho nó, cậu à.

Đọc tiếp Yêu trẻ

VN chưa yên tâm về cam kết của Mỹ

bbc

Tàu chiến Mỹ thăm Việt Nam tháng 7/2011
Việt Nam và Mỹ đang tăng cường trao đổi quốc phòng

Tháng Tám vừa qua chứng kiến nhiều hoạt động chung giữa quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước.

Hãng tin Bloomberg nhân đây có bài phân tích sự phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, chúng tôi xin lược trích giới thiệu cùng quý vị.

Đọc tiếp VN chưa yên tâm về cam kết của Mỹ

Thứ trưởng Quốc phòng ca ngợi quan hệ Việt-Trung

Trung tướng Nguyễn Chí VịnhÔng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu phía Việt Nam tại đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh vừa có động thái mà giới quan sát đánh giá là ‘trấn an’ Trung Quốc tại đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung lần hai ở Bắc Kinh.

Đọc tiếp Thứ trưởng Quốc phòng ca ngợi quan hệ Việt-Trung

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Về đây nghe em

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi. Ông bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông Hát trong dòng sông xưa được xuất bản năm 1970.

Trần Quang Lộc viết và phổ nhạc những bài hát mang sắc thái tình người, tình quê hương, như bản “Về Đây nghe em”, “Em còn nhớ Huế không”, “Có phải mùa thu Hà Nội”, “Chợt nghe em hát”, “Định mệnh”…

Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc có lẽ là bài “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội?” hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với lịch sử của “hồn Trưng Vương sông Hát”

Đọc tiếp Nhạc sĩ Trần Quang Lộc: Về đây nghe em

Tập trung vào 3 điều tích cực căn bản

Chào các bạn,

Khiêm tốn, Thành thật, Yêu người

Trong lớp học, trong nhà thờ, trong nhà chùa… nói chung là trong các môi trường giáo dục, rất thường xuyên là chúng ta tập trung vào cái yếu của mình và của mọi người, để cố vực các điểm yếu lên. Các bạn, chúng ta đã nói rất thường xuyên, đây là một lầm lỗi.

Thứ nhất, mỗi người chúng ta có rất nhiều điểm yếu—tham lam, mê ngủ, bốc đồng, thỉnh thoảng nói dối, tự cao, thiếu tự tin, dễ giận, hay ghen, dễ nổi nóng… danh sách quá dài. Nếu ta chú trọng vào các điểm yếu của ta, ta sẽ không còn thời giờ làm việc gì khác trên đời.

Đọc tiếp Tập trung vào 3 điều tích cực căn bản

Bài Tình Viết Chung ở Vịnh Alki

(Nhật ký ngày 26 tháng 8 năm 2011)

 

Con trai: Ai cũng bảo ba sắc trẻ, dáng trẻ, nghĩ trẻ. Ba đã dụng thuật phong thủy nào cho kỳ diệu ấy?
Người mẹ: Con có thấy trong tiếng cười của ba có âm trăng, có sắc trăng, có hương trăng? Ba yêu thơ, yêu trăng, rồi yêu mẹ nên thơ và tình tắm trong  trăng, mà trăng thì non đầy thành già, già chín lặn thành non. Ba bảo đấy là pháp phong thủy hoán.
Con trai: Vậy thì con đưa điện ảnh hoán lên trăng?
Con gái: Và con đưa mỹ thuật hoán lên trăng?
Người mẹ: Trăng đâu có tầm thường như thế. Dù điện ảnh sinh sau đẻ muộn quyến rũ tân kỳ. Dù mỹ thuật bẩy sắc cầu vồng mê hoặc. Nhưng trăng chỉ một chung tình với thơ mơ hồ…

Đọc tiếp Bài Tình Viết Chung ở Vịnh Alki