Take me to the river & Idol VietNam 2010: Trần Nguyễn Uyên Linh

 

Trần Nguyễn Uyên Linh (sinh năm 1987) là người chiến thắng danh hiệu Vietnam Idol vào ngày 25 tháng 12 năm 2010. Trong cuộc thi này Uyên Linh đã thể hiện tốt nhiều ca khúc đã được các tên tuổi ca nhạc trước đó thể hiện và đã gây nên một hiện tượng chưa từng có: Các clip ca nhạc có những bài hát của Uyên Linh nhanh chóng đạt mức trên một triệu lượt truy cập trên You Tube.

Là sinh viên, vừa tốt nghiệp Học Viện Ngoại Giao Hà Nội (trung học Uyên Linh học trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) chưa từng học thanh nhạc, nhưng giọng hát Uyên Linh có sức lôi cuốn kỳ lạ, diễn xuất tự nhiên cộng thêm khả năng hát tiếng Anh rất tốt khiến Uyên Linh nhanh chóng được giới trẻ ủng hộ nhiệt liệt.

Uyên Linh cho rằng:

“Trong chính sách ngoại giao có cả đường lối đối nội lẫn đối ngoại, nên tôi nghĩ khi mình hát phải thể hiện được những cảm xúc bên trong của mình. Đó là cách đến gần được với cảm xúc của người nghe. Hát hay làm việc gì cũng thế, bản thân mình phải thực sự yêu thích và thấy nó quen thuộc thì mới có thể tự do thoải mái sáng tạo”.

Đọc tiếp Take me to the river & Idol VietNam 2010: Trần Nguyễn Uyên Linh

Tư duy tích cực và phát triển đất nước

Chào các bạn,

Lúc bắt đầu bước vào tư duy tích cực, bạn được học tự tin—tôi sẽ thắng, tôi có thể làm được, tôi sẽ thành công—và kiên trì—tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi kiên quyết đi đến đích. Và học tư duy tích cực một hồi, lên đến vài cấp cao hơn, bạn hiểu ra là tư duy tích cực không chỉ là cương quyết thành công, mà là một hệ thống tư duy của một lối sống đức hạnh—khiêm tốn, thành thật, yêu người, tĩnh lặng, can đảm. Và chính lối sống đức hạnh này đưa đến tự tin, kiên trì, và thành công, mà ta học vào những ngày đầu.

Đa số các lớp học và các sách tư duy tích cực trên thị trường thường chỉ nằm ở khúc nhập môn, vì thế học trò đọc xong và thực tập, có được một chút kết quả, nhưng chẳng đi sâu hơn được.

Đây là một điều nhiều người không biết: Tư duy tích cực có sẵn trong các lối sống đức hạnh. Sống đức hạnh thật sự đương nhiên tạo ra tư duy tích cực thật sự. Ăn cướp thì không thể tư duy tích cực được. Tích cực kiểu “Tôi sẽ thắng trận cướp ngân hàng này” thì vẫn rất là tiêu cực, vì bản chất của cướp bóc tự nó đã là tiêu cực.

Đọc tiếp Tư duy tích cực và phát triển đất nước

Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên

Là sản phẩm đích thực của nền văn minh nương rẫy, trường ca thường là những câu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn được diễn tả hoặc minh họa bằng động tác, bằng hành động. Độ dài ngắn của trường ca cũng khác nhau. Có tác phẩm chỉ kể một hai đêm, nhưng có tác phẩm kể bốn, năm ngày chưa hết (tùy theo sức tưởng tượng phong phú hoặc trạng thái thăng hoa của người kể). Trường ca thường chỉ kết thúc khi người anh hùng hoặc nhân vật trung tâm đã đạt mục đích nào đó. Đặc biệt các trường ca của tộc người Mnông (ot n’trong) thường có độ dài gấp đôi trường ca của các tộc người khác. Nếu so sánh với những truyện thơ dài như : Đẻ đất đẻ nước, Hùy Nga – Hai Mối của người Mường, Xống chụ xôn xao của người Thái… hoặc so với cả các  trường ca Ramayana của Ấn Độ, hay Iliat – Ôđixê của Hy Lạp thì các trường ca, sử thi Tây Nguyên có bản hơn gấp mấy lần cả về số lượng, độ dài hơi của tác phẩm lẫn số lượng nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Theo tư liệu đã công bố của các nhà sưu tầm, ở Tây Nguyên hiện đã có các sử thi, trường ca sau đây được biết đến :

Đọc tiếp Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên

Cổ tích ở Làng Tre (Đồng Nai)

Đức Khánh

Trung tâm nhân đạo Làng Tre tọa lạc tại khu vực cầu Khỉ Khô, xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai nằm biệt lập giữa những chùm đồi thấp, cạnh rừng cao su xanh biếc, đồi dốc cheo leo. Tuy nhiên, ở giữa chốn rừng núi hoang vu này có một địa chỉ luôn đầy ắp tiếng cười trẻ thơ và lời tự sự của người già vì tại đây đang nuôi dưỡng 160 mảnh đời bất hạnh.

Những đứa trẻ không cha không mẹ, những người già không nơi nương tựa, thậm chí không rõ nguồn gốc quê hương, đã được Đại đức Thích Chiếu Bổn cưu mang đem về đây nuôi dưỡng.

Đọc tiếp Cổ tích ở Làng Tre (Đồng Nai)

Chấn chỉnh y đức bác sĩ sau cái chết thiếu nữ 16 tuổi

VNEXPRESS

Giám đốc Sở Y tế Cà Mau đã chỉ đạo tất cả cán bộ, công chức ngành phải đặt mục tiêu khám chữa bệnh lên hàng đầu, tránh chủ quan, tắc trách để xảy ra trường hợp tương tự cái chết của em Dương Thu Hiền.
> ‘Bắt đền’ bệnh viện về cái chết của thiếu nữ 16 tuổi/ Bác sĩ có lỗi trong cái chết của thiếu nữ 16 tuổi

Hiền, 16 tuổi, bị người thanh niên chở mình sàm sỡ nên chống cự và ngã xuống xe máy rồi bị bỏ mặc trong đêm 27/6. Sáng hôm sau, người dân phát hiện ra cô nằm trên đường và đưa vào bệnh viện đa khoa Năm Căn trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ trực hôm ấy chẩn đoán cô không nguy hiểm về sức khỏe nên không cho chụp X-quang, xét nghiệm cần thiết cũng không chuyển viện lên tuyến trên.

Đọc tiếp Chấn chỉnh y đức bác sĩ sau cái chết thiếu nữ 16 tuổi