Vườn xưa, câu chuyện tình lơ đãng…

 

Vườn xưa là một ca khúc hay nhưng ít phổ biến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bài hát như một câu chuyện tình lơ đãng, kể chuyện một hôm người nhạc sĩ bỗng chợt nhớ đến người bạn gái cũ, đến nhà thăm nhưng cửa đóng
then cài, người xưa không còn nơi đó nữa.

Tựa hồ một bài thơ chữ Hán của Ngô Văn Tao do chính anh Trịnh Công Sơn phỏng dịch mà có lần mình đã đọc:

Viên biên hoang lộ đích
Khứ niên lạc diệp ẩn tàng tích
Mai táng cựu nhân tình

Chôn vùi một mối tình xưa
Lá im lìm ngủ vườn thưa dấu người

Continue reading Vườn xưa, câu chuyện tình lơ đãng…

Nguyện không làm…

Chúng ta đã nói trước đây nhiều lần rằng thể phủ định rất yếu trong tâm thức con người. Ví dụ: “Tôi không ghét anh ấy.” Câu này rất mù mờ chẳng nghĩa lý gì cả–Vậy thì anh có thích anh ấy không? Hay nói về hai nguời đang tranh luận “Tôi chẳng chống đối ai cả”, thì chẳng nghĩa lý gì cả–Vậy anh có ủng hộ ai không?

Thể phủ định thường nói rất ít, rất yếu, mù mờ, và thường tiêu cực trong bản chất—tôi không thích… tôi không yêu … tôi không làm…
Vì thế trong suy tư cũng như trong ăn nói và viết lách, các thầy luôn luôn dạy học trò nên suy tư, nói và viết ở thể xác định: Tôi thích hoa hồng, tôi ủng hộ thành phố xanh…

Nguyên tắc của phủ định /xác định rất quan trọng trong vấn đề luyện tâm.

Continue reading Nguyện không làm…

Góa phụ liệt sỹ Hoàng Sa kể chuyện – Báo Đại Đoàn Kết đề nghị vinh danh các liệt sỹ Hoàng Sa

Thiếu tá Ngụy Văn Thà
Chồng bà Sinh nằm trong số 58 người lính Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong trận hải chiến

Lễ tưởng niệm các liệt sỹ Việt Nam của cả hai chế độ trong các cuộc chiến chống Trung Quốc kể từ năm 1974 tới nay đã diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày Thương binh liệt sỹ 27/7.

Trong số những người tới dự có bà Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của hải quân Việt Nam Cộng hòa, người nằm trong số 58 binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với hải quân Trung Quốc hồi năm 1974.

Nguyễn Hùng của BBC đã hỏi chuyện bà Sinh ngay sau khi bà tham dự buổi lễ tưởng niệm đầu tiên cho chồng bà từ năm 1975.

Khi Thiếu tá Ngụy Văn Thà rời nhà đi công tác trong những ngày giáp Tết Quý Sửu hồi năm 1974, ông ôm hôn và tạm biệt vợ con như các chuyến đi trước đó.

Nhưng bà Huỳnh Thị Sinh, vợ ông, nói ông có vẻ bịn rịn hơn bình thường.

Continue reading Góa phụ liệt sỹ Hoàng Sa kể chuyện – Báo Đại Đoàn Kết đề nghị vinh danh các liệt sỹ Hoàng Sa

Hy vọng sự khởi sắc của một nhiệm kỳ mới

– Một nguyên thủ quốc gia mà khiêm nhường mong mỏi nhân dân giám sát, phê bình, góp ý – đó là một dấu hiệu đáng vui mừng và hy vọng về sự khởi sắc của một nhiệm kỳ mới.

Cứ hết một nhiệm kỳ 5 năm, nhân dân ta lại thực thi quyền làm chủ của mình bằng cách đi bỏ phiếu bầu Quốc hội để tìm ra một lớp cán bộ lãnh đạo cao cấp mới với hy vọng rằng khi được giữ trọng trách trong cơ quan quyền lực cao nhất của bộ máy nhà nước, có quyền uy trong tay, họ sẽ xứng đáng với vai trò là người chèo lái con thuyền cách mạng quốc gia, làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi.

 

Từ trái sang phải: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

 

Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, theo hiến định, là những người có quyền uy được đảm bảo bằng sức mạnh của tổ chức Nhà nước.

Nhưng sức mạnh quyền uy của mỗi vị đó không chỉ hoàn toàn do tổ chức nhà nước đảm bảo, mặc dầu nó là yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết.

Quyền uy của các vị cũng như của bất cứ chức vụ nào trong cơ quan công quyền còn do sức mạnh của chính bản thân người được giao nắm giữ quyền lực. Đó là trí tuệ, là năng lực thực tế, là khả năng giải quyết các công việc cả ở tầm chiến lược lẫn những công việc thường ngày. Đó là bản lĩnh và dũng khí cách mạng khi giải quyết các tình huống cụ thể, không né tránh, nể nang, không cầu an, dao động…

Continue reading Hy vọng sự khởi sắc của một nhiệm kỳ mới

Báo TQ nặng lời chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ

Vietnamnet

Việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clintion đưa ra bình luận về vấn đề Biển Đông vào hôm chủ nhật vừa qua đã bị Nhật báo Trung Quốc coi là động thái làm xáo trộn lần nữa vùng biển đã yên bình trở lại.

Trong bài bình luận đăng tải hôm qua (27/7), Nhật báo Trung Quốc đã ca ngợi việc nước này và ASEAN vào tuần trước ở Bali, Indonesia đã nhất trí về những hướng dẫn mới để thực thi Tuyên bố về các hành xử của các bên ở Biển Đông.

Tờ báo viết: “Lần đầu tiên, cơn bão trên Biển Đông trong suốt hai tháng qua bắt đầu có dấu hiệu dịu lại. Kết quả đáng ca ngợi này đại diện cho cam kết của các bên liên quan trực tiếp tới tranh chấp để giải quyết vấn đề theo con đường song phương và trong hòa bình”. Tuy nhiên, nhật báo này bình luận: “Khi cây muốn lặng, mà gió chẳng muốn dừng“.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có cuộc gặp song phương tại Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters

Tờ báo nói rằng, đi ngược lại mong muốn của Trung Quốc và ASEAN, với nỗ lực quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và bội ước tuyên bố của chính mình rằng, Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp, Ngoại trưởng Clinton đã khuyến khích phần còn lại của thế giới cân nhắc về vấn đề này và đảm bảo tranh chấp không vượt ngoài tầm kiểm soát. Báo này thậm chí còn nhấn mạnh, ngay cả khi Trung Quốc – ASEAN đạt được thỏa thuận, bà Clinton vẫn thúc giục các bên tuyên bố chủ quyền “xác định rõ ràng và giải quyết vấn đề theo Công ước LHQ về Luật Biển”.

Continue reading Báo TQ nặng lời chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ

Giá cả gia tăng ảnh hưởng tới Đông Á

Chợ rau cỏ tại Bắc Kinh
Giá thực phẩm và xăng dầu gia tăng đã trở thành chủ đề nóng bỏng tại nhiều nền kinh tế châu Á

Giá tiêu dùng gia tăng gây ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của các nền kinh tế Đông Á, Ngân hàng phát triển Á châu (ADB) cho biết.

Tăng trưởng hàng năm của mười nền kinh tế lớn nhất khu vực là ở mức vừa phải, đạt 8,1% trong quý đầu của năm 2011, giảm từ 8,4% so với ba tháng trước đó.

Giá tiêu dùng trong khu vực đã gia tăng do chi phí cho lương thực và nhiên liệu tăng cao.

Continue reading Giá cả gia tăng ảnh hưởng tới Đông Á