Diệt trừ tập khí

Chào các bạn,

Tập khí là thuật ngữ của Phật giáo. Tiếng Phạn Pali là Vàsana. Tạm dịch là “các thói quen xấu”. Mình thường dùng từ “phản xạ” để diễn tả các thói quen xấu, vậy thì tập khí cũng có ý nghĩ gần như là phản xạ. Ví dụ: Ai nói đụng chạm thì nổi giận ngay dù không nói ra, và chẳng ăn uống gì được ít ra là một ngày. Ai nói hơi chạm đến Phật giáo của ta thì trù ếm thầm là người đó đọa địa ngục. Làm việc công là nghĩ đến chuyện mình sẽ được nổi tiếng. Các thói quen này đã nằm trong ta lâu ngày, có cơ hội là trỗi dậy hành động ngay lập tức, automatic, phản xạ, không cần suy nghĩ và không đợi suy nghĩ– đó là tập khí.

Chúng ta đã nói trước đây trong bài Giải thoát khỏi ngục tù, con người chúng ta chỉ là các thói quen tập hợp lại. Nếu phải phân loại mỗi người chúng ta là xấu hay tốt, hay hoặc dở, có lẽ ta chỉ cần xem đa số các thói quen của ta thuộc loại nào.

Đọc tiếp Diệt trừ tập khí

Chuyện 8/3 : Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

 
Ngày 8 tháng 3 năm 1935 chú chó Hachiko qua đời.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya. Hachi, nickname là Hachiko, là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản; được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi.

Gia đình giáo sư không có con nên ông coi Hachiko như con ruột. Như thường lệ, buổi sáng, Hachiko tiễn giáo sưUeno Eizaburo tại nhà ga để ông lên tàu đi làm đi bộ tới nhà ga Shibuya. Vì Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy nên cứ đúng 3h chiều hàng ngày, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư.
Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân. Hôm ấy, đã qua 3 giờ chiều rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng,Hachiko vẫn đứng đợi…

Đọc tiếp Chuyện 8/3 : Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam

 

Trong vùng Tam Đảo thuộc tỉnh Quảng Tây, bên Tàu có ba làng người Việt, gọi là Jing (Kinh). Tài liệu tại địa phương cho biết họ đã rời Việt Nam và định cự tại đây khoảng 500 năm. Tuy nhiên, đồng bào Việt vẫn giữ gần như hầu hết các nét đặc thù của dân tộc Việt mặc dù áp lực đồng hóa thường trực của văn hóa Trung Hoa.

Bác sĩ Lê Văn Lân đã đi thăm tận nơi 3 làng Việt bên Tầu vẫn được sống như tự trị ở vùng duyên hải Quảng Tây. Tên ba làng đó là Ô Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm, thuộc huyện Giang Bình, quen gọi là Kinh Tộc tam đảo. Dân trong ba làng vẫn giữ tiếng nói, kiểu ăn mặc, phong tục Việt, vẫn ăn tết, hát dân ca cổ truyền, dùng đàn bầu, đàn nhị, sáo, trống, cồng. Đồ ăn của họ thì cơm vẫn là chính, dùng nước mắm, lại có xôi chè, bánh tráng nướng, bún riêu, bún ốc. Họ vẫn dùng chữ nôm, và dĩ nhiên cũng nói tiếng Tầu địa phương.

Đọc tiếp Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam

VTV tiếc nhưng không xin lỗi vụ ‘Lượm’

BBC

Thu hình chương trình
Chương trình Người xây Tổ ấm phát sóng cuối tháng 1

Truyền hình Việt Nam nói việc sử dụng nhân vật giả trong chương trình là bài học đáng tiếc, nhưng không chính thức xin lỗi người xem.

Chương trình Người xây Tổ ấm của kênh VTV1, kênh thời sự-xã hội chính thống của VTV, hôm 25/01/2011 dành để nói về thân phận nghiệt ngã của một cô gái tên là Lượm, sống tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tuy nhiên, sau đó nhân vật ‘Lượm’ bị phát giác là giả mạo.

Đọc tiếp VTV tiếc nhưng không xin lỗi vụ ‘Lượm’

Biển Đông: Philippines công khai chỉ trích Trung Quốc – Đề xuất khai thác dầu khí chung ở Biển Đông – Nhật phản ứng chuyện TQ đào dầu


Philippines công khai chỉ trích Trung Quốc

Tượng đài Quyền lực Nhân dân ở Manila

Báo Philippines vừa đăng bài bình luận nói Trung Quốc đang có xu hướng bắt nạt cả khu vực, sau sự kiện tàu Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò của nước này tại Biển Đông.

Tờ Manila Times ấn bản điện tử hôm thứ Hai 07/03 đăng bài của tác giả Dan Marino trong chuyên mục ‘Big Deal’ (‘Chuyện lớn’) với tựa đề ‘Kẻ du côn trong khu vực’ (‘Regional bully’) nói về cách hành xử của chính quyền Trung Quốc.

Đọc tiếp Biển Đông: Philippines công khai chỉ trích Trung Quốc – Đề xuất khai thác dầu khí chung ở Biển Đông – Nhật phản ứng chuyện TQ đào dầu

Canon In D (Tổng hợp các bản Vocal)

 
Canon theo định nghĩa của nhạc cổ điển là luân khúc, hay còn gọi là bè đuổi, trong đó không có một nhạc cụ nào đóng vai trò chính, giai điệu được xướng lên bởi một nhạc cụ, sau đó một thời gian cố định, nhạc cụ tiếp theo sẽ bắt đầu lại chính phần giai điệu đó trong khi các nhạc cụ khác vẫn tiếp tục đi.

Tưởng chừng rắc rối khi giai điệu đan xen lẫn nhau dễ tạo thành một mớ hỗn tạp, nhưng trong bản Canon in D (Canon gam Ré trưởng), Johan Pachelbel đã tạo nên được một chu kỳ hòa âm hoàn hảo, các giai điệu hỗ trợ cho chính quá khứ của nó đang được nhạc cụ nhắc lại và tương lai của nó đang được nhạc cụ khác đánh trước, mà không hế xung đột. Rồi áp dụng việc tăng gấp đôi hình nốt tiết tấu sau mỗi 4 ô nhịp, để đưa đến một giai điệu chủ đạo đẹp tuyệt vời…

Đọc tiếp Canon In D (Tổng hợp các bản Vocal)