Tuệ ngữ của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (tập 3)

 

Chào các bạn,

Trước đây chúng ta đã có các slideshow Tuệ Ngữ Của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – tập 1 và tập 2. Đây là tập 3. Những lời giảng rất giản dị, nhưng sâu sắc, của vị thầy có uy tín nhất thế giới ngày nay về cách sống. Slideshows 1 và 2 đã được chuyền tay vòng thế giới vài vòng. Đây là slideshow 1slideshow 2.

Mời các bạn lick vào ảnh dưới đây để xem download slideshow Tuệ Ngữ của Đạt Lai Lạt Ma (tập 3).

Chúc các bạn một ngày trí tuệ.

Bình an và Sức khỏe,

Túy-Phượng

 

Tự tin là gì?

Chào các bạn,

Chúng ta nói đến chữ tự tin có lẽ là mỗi ngày phải cả chục lần. Và tự tin mà chúng ta nói đến thường xuyên nhất là tự tin mình sẽ thành công, mình sẽ chiến thắng, mình sẽ làm được việc.

Nhưng, có cái tự tin mạnh mẽ hơn, thầm lặng hơn, quan trọng hơn thế cả nghìn lần, và là nền tảng cho tất cả mọi loại tự tin khác.

Đó là tự tin vào chính con người mình, vào mình như là chính mình—confident in myself for who I am and what I am. Tức là, tự tin vào tất cả những gì tạo ra mình—màu da của tôi, bố mẹ của tôi, tổ quốc của tôi, lòng tin của tôi, các giá trị luân lý‎ của tôi, các giá trị văn hóa của tôi…

Đọc tiếp Tự tin là gì?

Không Có Gì Để Vội Vã

Thích Thái Hòa

Nói vội vã đưa ta đi tới đâu? Hành động vội vã đưa ta đi tới đâu? Suy nghĩ vội vã đưa ta đi tới đâu? Chúng đưa ta đi tới với sai lầm, với thất vọng và khổ đau. Chúng đưa ta đi tới với bệnh hoạn già nua và hủy diệt sự sống một cách nhanh chóng.

Sai lầm thì không có an toàn. Thất vọng thì không còn có niềm tin để sống. Khổ đau thì sự sống héo mòn, bệnh hoạn và nhanh chóng bị hủy diệt.

Tinh tấn trong Phật giáo không phải là vội vã, ngay cả vội vã chứng đạo, vội vã về Tịnh độ hay vội vã làm Phật. Tại sao? Vì đạo thì không có gì để vội vã; Tịnh độ là quê hương của chư Phật, được tạo nên từ những chất liệu của tâm thức không vội vã và đã là Phật thì không còn có bất cứ cái gì trước đó, sau đó và ngay đó để vội vã. Người nào có tinh tấn, người đó biết rất rõ trong đời sống của họ mỗi ngày cần phải làm gì và họ đã làm hết lòng với công việc đó trong mỗi ngày, nhưng không vội vã. Không vội vã không có nghĩa là chậm chạp. Hành động không vội vã, vì trong hành động ấy có chất liệu của tuệ giác. Hành động có tuệ giác là hành động trầm tĩnh, sắc bén, linh hoạt và sống động, nhưng hoàn toàn không vội vã.

Đọc tiếp Không Có Gì Để Vội Vã

5 luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ

Phiên tòa hình sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ chính thức diễn ra vào sáng 4/4. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên (một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân) do thẩm phán Nguyễn Hữu Chính – Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội ngồi ghế chủ tọa.

Theo ông Nguyễn Hữu Chính, sở dĩ phiên tòa lùi lại chục ngày do trước đó, ông Cù Huy Hà Vũ đã có đơn đề nghị được thực hiện một số quyền của mình trước và trong phiên tòa. Xét thấy một số đề nghị của ông Cù Huy Hà Vũ là hợp pháp, TAND TP Hà Nội chấp nhận và quyết định cho phiên tòa lùi lại so với dự kiến ban đầu.
Sẽ có 5 luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ

Đọc tiếp 5 luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ

Việt Nam không thể sáng tạo kiểu “ăn theo”

Tác giả: Phan Bảo Lâm

 

(VEF.VN) – Dù có sáng tạo đến đâu chăng nữa mà không có gốc thì mọi sáng tạo đều giống như kiểu Tề Thiên không nhảy khỏi bàn tay của Phật Tổ. Công nghệ thế giới biến đổi liên tục và sẽ triệt tiêu những sáng tạo kiểu “ăn theo”.

LTS: Khi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam sôi nổi với mạch bài “Kinh tế sáng tạo: Giải pháp để Việt Nam bật lên?”, nhiều độc giả đã thẳng thắn trao đổi những ý kiến trái chiều về chủ đề này.

Xin giới thiệu ý kiến của độc giả Phan Bảo Lâm. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mọi trao đổi xin gửi về vef@vietnamnet.vn

Giữa các hãng công nghệ của cùng một quốc gia không có sự cạnh tranh về sản phẩm mà có sự cộng sinh với nhau.

Muốn phát triển công nghệ thì phải có định hướng chứ không thể “mạo hiểm” được. Tại sao cứ nhất định phải cạnh tranh với ai khi ta đang ở giai đoạn “đuổi theo”? Chừng nào bằng người ta rồi hãy tính đến chuyện “cạnh tranh”. Muốn phát triển công nghệ thì phải nghiên cứu từ gốc lên. Đài Loan cũng phải đi lên từ gốc từ linh kiện vi tính (tập đoàn ASUS) đến sản xuất xe gắn máy (tập đoàn SYM). Việt Nam còn chưa chế tạo được chiếc xe gắn máy hoàn chỉnh nào thì lấy gì mà “mạo hiểm”?

Đọc tiếp Việt Nam không thể sáng tạo kiểu “ăn theo”

Vì sao Mỹ dùng vũ lực chỉ với Libya?

Andrew North

BBC News, Washington

Sự khác nhau giữa Libya và Yemen hoặc Bahrain là gì?

Cả ba nước đều sử dụng bạo lực để đè bẹp các cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Nhưng Mỹ và các đồng minh phương Tây chỉ lên kế hoạch phản ứng quân sự với mỗi Libya.

Các vụ đàn áp tại Yemen và Bahrain cho đến nay chỉ bị phản đối bằng lời nói chứ không phải bằng hành động.

Câu trả lời thật dễ nhận biết.

Đọc tiếp Vì sao Mỹ dùng vũ lực chỉ với Libya?