Biết ơn người gần ta

Chào các bạn,

Tiếng Mỹ có câu “take it for granted” tức là “coi như đó là điều đương nhiên”, chỉ một thái độ không biết quý trọng, không biết ơn. Ví dụ: Chúng ta đều take the air for granted, cho đến khi ta bị nhốt trong một cái hộp bít bùng thiếu không khí. Chúng ta cũng take water for granted như thế, cho đến khi ta bị lạc trong sa mạc. Hoặc là sự việc là chúng ta khỏe mạnh không bệnh hoạn tật nguyền gì, chúng ta take it for granted cho đến khi ta ngã bệnh, hay bị tật nguyền. Và đối với mọi người quanh ta, bố mẹ anh em, vợ chồng, bè bạn, thầy cô… ta take them for granted và không biết ơn, hoặc không tỏ vẻ gì là biết ơn, cho đến khi ta mất họ.

Điều này xảy ra rõ ràng nhất là trong đời sống vợ chồng. Khi còn đeo đuổi nhau thì người ấy là số một trong mắt mình và để ý chăm sóc nhau từng chút. Lấy nhau rồi thì không còn quý nhau như trước, thường đòi hỏi nhau phải làm theo ‎ý mình, và luôn luôn thấy người kia có nhiều khiếm khuyến mình cần góp ý hay áp lực để bổ túc. Không phải cặp nào cũng thế, nhưng làn sóng ly dị kinh khủng trên thế giới, và đang tiếp tục gia tăng tại nước ta, đều bắt nguồn như thế.

Dùng vợ chồng để minh họa vì dễ thấy, nhưng liên hệ bố mẹ con cái, bạn bè, thầy cô học trò, cũng vậy. Chúng ta xem những sự có mặt, những cử chỉ chăm sóc nhau, những quan tâm cho nhau là điều đương nhiên—bố mẹ phải làm vậy với tôi, bạn tôi phải làm vậy với tôi, thầy cô phải làm thế với tôi, vì đó là việc của họ–chẳng có gì phải cảm ơn cả.

Chấp nhận mọi sự như là điều đương nhiên, như là đặc quyền đặc lợi của mình, không cần phải cảm ơn ai cả, là đầu mối của vô cảm và vô ý thức, và là gốc gác của hủy hoại các liên hệ con người.

Dù cha mẹ có nhiệm vụ phải nuôi con, sự hy sinh của cha mẹ cũng là điều ta phải thấy và biết ơn. Dù vợ chồng có nghĩa vụ phải hy sinh cho nhau, những hy sinh đó là điều ta phải thấy và biết ơn. Dù thầy cô có nghĩa vụ giáo huấn ta, các giáo huấn đó là điều ta phải thấy và biết ơn. Dù bạn bè có nghĩa vụ chăm sóc nhau, những nghĩa vụ đó điều ta phải thấy và biết ơn.

Khả năng xem bụt nhà không thiêng, coi thường sự hiện diện và giá trị của người gần gũi mình, rất cao. Đó là tâm lý con người. Hàng nhập cảng luôn luôn có giá hơn hàng nội địa, tốt xấu không cần biết.

Các bạn, nếu mình có viên kim cương trong túi đã 10 năm nhưng mình không thấy giá trị của nó, làm sao mình có thể biết giá trị của viên kim cương mình mới cầm lên được 5 phút?

Và nếu biết ơn thì ta nên biết cách tỏ lòng biết ơn đó bằng những lời cảm ơn, hay các cử chỉ tỏ lòng biết ơn. Đừng giấu kín trong bụng, kín đến nỗi chính mình cũng không thấy được nó.

Chúc các bạn một ngày biết ơn.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Biết ơn người gần ta”

  1. Dear Anh Hai

    Em Cảm ơn những nhắc nhở của Anh Hai: “Chấp nhận mọi sự như là điều đương nhiên, như là đặc quyền đặc lợi của mình, không cần phải cảm ơn ai cả, là đầu mối của vô cảm và vô ý thức, và là gốc gác của hủy hoại các liên hệ con người.”

    Trong cuộc sống em cảm nhận chính con người hiện đại đang dần dần đi vào những lối bước này!

    Đang vô tình biến thành những con người ích kỷ và vô cảm trước tha nhân.

    Thật đáng thương cho thế hệ này nếu không có những người anh như Anh Hai đầy nhiệt huyết yêu thương, trăn trở… cùng đồng hành để nhắc nhở kiện toàn từng ngày.

    Em M Lành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s