Cầm tay cha về nhà

Chào các bạn,

Câu chuyện dưới đây đọng lại trong mình một hình ảnh rất đẹp:

Buổi chiều, sau khi tòa lâu đài cát bị sóng cuốn đi, cậu bé thu nhặt các dụng cụ và nắm tay cha về nhà…

Và mình chợt cảm thấy tại sao một phần lớn nhân loại cần Jesus: để những người lớn có một người cha để nắm tay về nhà những lúc như vậy, để những người lớn giữ được tâm hồn trẻ thơ.

Khi còn nhỏ, mình có một tâm lý bố mẹ là chỗ dựa, chỗ trú ẩn an toàn. Những khó khăn chỉ để mình cố gắng hơn, còn mọi chuyện cuối cùng đã có bố mẹ – chắc chắn mình luôn an toàn.

Lớn lên một chút, mình hiểu rằng đó chỉ là tâm lý. Sẽ đến một ngày mình phải lớn, phải tự đi và nếu một ngày nào đó có muốn dựa thì cũng không có chỗ dựa như kiểu đó mà ngược lại, phải tự vững để làm chỗ dựa cho người khác, trong đó có cả bố mẹ mình. Tất nhiên là một chút lo ngại…

Lớn thêm một chút nữa, mình hiểu rằng sự lo ngại này được giải quyết bằng sự lớn lên và thật sự trưởng thành của mình, mình sẽ tự động bỏ đi thói quen dựa dẫm, học chịu trách nhiệm, chấp nhận kết quả, đương đầu và đi tiếp …

Sau này, khi tiếp xúc nhiều với Kyto giáo, mình nhận ra rằng, Kyto giáo đưa ra một sự tháo gỡ cho sự lo ngại ở trên… Những người lớn vẫn có một chỗ dựa, một chỗ để giao phó, một “người cha” để nắm tay về nhà …

Vài suy nghĩ và chia sẻ với các bạn.

Quỳnh Linh.

 

Lâu Đài Cát

Nắng nóng. Không khí mặn chát. Những con sóng đều đều. Một thằng bé trên bờ biển quỳ gối xúc cát bằng xẻng và nén cát vào cái xô đỏ. Sau đó nó úp xô xuống. Nhấc ra, chỉnh sửa khối cát để cho ra đời tòa lâu đài. Nó chơi vậy suốt buổi trưa. Xây thêm hào, đắp thêm tường thành, những ngọn tháp là trạm bảo vệ. Que kem làm cầu. Một khu lâu đài bằng cát được xây xong.

Thành phố lớn. Những con đường đông đúc. Giao thông sôi sục. Một người đàn ông ngồi trong văn phòng, sắp giấy tờ thành từng đống và bàn giao những công việc đã xong. Ông kê điện thoại vào giữa vai và cổ, tay vẫn gõ bàn phím vi tính liên tục. Những con số múa may, nhiều hợp đồng kí kết, niềm vui của người đàn ông và lợi nhuận sinh ra. Cả cuộc đời ông dành cho công việc. Những kế hoạch nối tiếp nhau. Tương lai nằm trong dự đoán. Tích luỹ hàng năm là những sự bảo đảm. Vốn vươn dài ra bắc cầu khắp nơi. Một đế chế được dựng nên.

Hai người xây lâu đài có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều tích tiểu thành đại. Cả hai đều làm nên chuyện từ khi chưa thấy nó. Cả hai đều cần cù và quyết tâm. Và cả hai đều biềt rằng khi thủy triều lên cũng như khi xu thế thay đổi thì mọi việc sẽ kết thúc. Và đây chính là điểm khác biệt giữa hai người. Trong khi người đàn ông làm ngơ kết quả thì đứa bé biết chấp nhận.

Hãy xem đứa bé làm gì khi mọi thứ sắp tan thành cát bụi. Khi sóng kéo đến, cậu bé thông minh nhảy lên và vỗ tay. Không buồn phiền, không sợ hãi, không tiếc nuối. Vì nó biết chuyện này sẽ xảy ra, nên nó không ngạc nhiên. Và khi cả tòa lâu đài ầm ầm sụp đổ, bị hút về biển cả, đứa bé mỉm cười. Nó cười, nhặt lấy dụng cụ và nắm tay cha về nhà. Mà sao người lớn không được ngoan như vậy. Khi con sóng thời gian tràn tới, phá sập toà lâu đài của mình, người đàn ông kinh hoàng. Ông ta lượn lờ quanh cái phế tích của mình để bảo vệ. Ông ta xây thêm tường để chặn con sóng, rồi khi nước biển thấm vào và phá vỡ nó, ông rối trí trước cơn thuỷ triều. Ông nói một cách bất chấp: “Đây là tòa lâu đài của tôi mà!”.

Nhưng đại dương không trả lời, ai cũng biết cát thuộc về nơi nào.

Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những toà lâu đài cát. Nhưng trẻ con lại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi. Tiếp tục xây lên nhưng bằng một trái tim trẻ thơ. Lúc chiều tà bóng xế, khi con nước lên, hãy hoan nghênh nó. Sau khi chào đón tiến trình của cuộc sống, nắm lấy tay cha, rồi… về nhà.

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Cầm tay cha về nhà”

  1. Cám ơn quynhlinh,

    Bài viết của bạn làm mình cảm nhận thêm câu này rất đúng “người lớn chẳng qua chỉ là trẻ em có nhiều tuổi thôi”, nhưng tâm hồn thì theo thời gian càng lúc càng bị “ô nhiễm”.
    Vậy người lớn cần gì?, cần một niềm tin tâm linh mạnh mẽ để giúp làm trong sạch hơn tâm hồn mình trở về với bản chất nguyên thuỷ trong sáng.
    Vài lời chia sẻ thêm với cảm nhận của bạn.
    Thân ái,

    Thích

  2. Cái mà Bạn Linh cần có chỗ dựa tinh thần đó trong suốt cuộc đời đó chính là NIỀM TIN!;
    Đối với từng nhóm người (tạm gọi chung vậy cho những người có chung 1 niêm tin) có niềm tin khác nhau.
    Trong Công giáo, mọi người tin vào là “Chúa Trời” luôn ban phước lành, cứu giúp cho con Họi;
    Trong Phật giáo là ông “Phật”, ông “Bụt”…;
    Còn những “người khác”… cũng có thể tin ở “Chính mình”;
    Nói vậy, Tôi biết sẽ có rất nhiều bạn phản đối!
    Nhưng suy cho cùng, thì niềm tin ở chính mình. Mà muốn vậy thì ” Mình” phải thỏa mãn những điều kiện cần và đủ nhất định!.
    Vì, ngay trong “Phật Pháp” cũng nói với các Phật tử là : “Phật” không ở đâu xa, mà là ở ngay trong tâm của Mình. Điều đó nêu suy ra là tin ở Phật tức là tin ở tâm mình. Với điều kiện “Tâm Mình” là Tâm Phật”. Để sao “Tâm Mình” là tâm phật là Mình phải tu “Tâm”.
    Vậy nhé! Vui với các Bạn chút nhé. Khi nào có dịp Chúng ta trở lại nội dung này sâu ơn nhé. Chính tôi cũng đã trải qua trạng thái như các bạn đó, nhưng phải cái sớm hơn thôi! hì..
    Năm “Tân Mão” sắp tới Chúc các Bạn Nhà Mình và Gia đình sức khỏe – hạnh phúc, vững tin vào Mình nhé!

    Thích

  3. Chào mừng Thế Tiến đến với Vườn Chuối nhé! Mong người ghé thường. 🙂

    Rất cám ơn comment của Thế Tiến. Mình không dám nhận mình là “tâm Phật” – đường tu ắt còn dài – nhưng cũng vẫn luôn cố gắng lắng nghe tâm mình mà bước tới. Cố gắng giữ một tâm hồn trong sáng để có thể tin vào chính mình. Cố gắng giữ một niềm tin nội tâm đủ mạnh để giữ được bình an nội tâm trong các hoàn cảnh… 🙂

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s