Cô ấy nghĩ gì nhỉ?

Chào các bạn,

Sáng thứ tư chàng viết cho nàng một email mời đi ăn vào tối thứ bảy. Chờ cả ngày thứ tư, thấp thỏm, chẳng thấy trả lời. Trằn trọc cả đêm. Ngày thứ năm phập phồng, cũng chẳng thấy gì. Lại lăn lộn một đêm nữa. Mắt đã thành mắt nữ hoàng Cleopatra. Sáng thứ sáu mở mailbox lại chẳng thấy gì. Cứ phải kiểm tra mail từng phút… Trong suốt thời gian đó, bắt đầu từ lúc gửi email hôm thứ tư, hàng loạt câu hỏi cứ lãng vãng trong đầu đêm ngày, không ăn không ngủ không làm gì được: Cô ấy nghĩ gì nhỉ? Cô ấy có vui không? Hay là cười và delete? Hay là cau mày và delete? Sao lại chẳng nói gì nhì? Ít ra nếu không ừ thì cũng trả lời “không” chứ? Cô ấy có xem thường mình không nhỉ? Có bực mình không nhỉ?

Ối giời ơi, nếu các cô biết được điều này thì chắc là chẳng cô nào nỡ lặng im. Không bằng lòng thì ít ra cũng từ bi mà gửi một câu cám ơn và trả lời “No”. Im lặng làm người ta điên được.

Nhưng ai trong chúng ta cũng có những đợi chờ và những câu hỏi rối rắm như thế với đủ mọi người, hàng ngày. Gửi một message cho thủ trưởng về vấn đề nào đó, thủ trưởng chưa kịp trả lời là đã đoán đông đoán tây. Hay email cho bạn, cho thân chủ, cho đối tác, nhất là những email liên hệ đến các vấn đề nhậy cảm hay quan trọng. Luật sư chờ bồi thầm đoàn hay chánh án quyết định, cũng cứ ngồi tự hỏi không biết họ nghĩ gì về các lý luận của mình…

Trong nhiều trường hợp, chúng ta không chỉ hỏi mà còn trả lời rất chắc chắn: “Đúng là cô ấy coi thường mình quá rồi, đến mức không thèm trả lời trả vốn gì cả. Người nhìn thật hiền hậu sao ác ôn quá vậy cà?”

Cứ như thế, chúng ta thường đưa đến các kết luận về người khác, thường là rất sai lạc, vì mọi trả lời chỉ là đoán mò cuống qu‎ýt trong bóng tối. Trong khi sự thật có thể rất đơn giản là nàng cũng đang hồi hộp gần chết, và đã viết 25 email trả lời nhưng viết xong cái nào là delete cái đó vì thấy không ổn. Nội việc tự xưng là “tôi, em, hay tên” hoặc gọi chàng là “anh, bạn, hay tên” cũng phải delete hết 20 email rồi. Và sáng thứ sáu rồi mà vẫn chưa viết được một message vừa ý, cho nên lại vừa viết vừa run và vừa delete dữ dội.

Nếu bạn quá hồi hộp , rối rắm và luẩn quẩn với nghìn câu hỏi trong đầu trong những tình huống đợi chờ như thế, đó là vì nội lực bạn còn yếu. Người nội lực thâm hậu, có thể là chỉ tốn một hai giây thắc mắc là cùng. Lo lắng rối rắm khi mình phải chờ đợi điều gì quan trọng thường đưa mình đến các kết luận sai và các trạng thái tâm lý không mời mọc, như hồi hộp, lo lắng, giận dữ, bực mình, trầm cảm, tuyệt vọng… và thường là đầu mối của rất nhiều hiểu lầm trong liên hệ con người. Đôi khi còn đưa đến các hành động hồ đồ gây tai hại lớn. Trong đời sống tình ái và vợ chồng, điều này xảy ra thường xuyên. Nhưng cũng rất thường trong những quan hệ con người tại sở làm, trường học v.v…

Cho nên chúng ta cần tập luyện nội lực cho thâm hậu một tí. Trước khi gửi thư đi, thì suy nghĩ cho kỹ, viết cho kỹ, gửi đi rồi là mũi tên đã được phóng. Nó có quỹ đạo riêng của nó, gặp không khí, gặp gió bay, gặp cây cối, rơi xuống đâu là chuyện của nó, không phải là chuyện của mình, không hơi đâu mà lo, mà có lo thì cũng chẳng được gì.

Khi phải đợi thì đợi. Một thời để viết, một thời để đợi. Điều gì cũng có thời của nó. Và thời để đợi là để đợi, không phải là để quýnh–đừng để đầu óc bị xoay tròn vào cơn bão lo âu với nghìn câu hỏi. Những câu hỏi đó chỉ có một mục đích làm ta nhức đầu đến điên được. Tĩnh lặng. Tĩnh lặng. Tĩnh lặng. Việc gì sẽ đến, sẽ đến. Bình tĩnh chờ nó đến, tốt hay xấu, ta sẽ biết khi nó đến, lúc đó sẽ tính với điều đã biết, không “tính” với 1 triệu chuyện tưởng tượng.

Chúc các bạn một ngày không đợi.

Mến,

Hoành

© copyright 2010
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Cô ấy nghĩ gì nhỉ?”

  1. Cảm ơn anh Hoành, đây đúng là tâm lý của em trước kia: lúc nào cũng tự dằn vặt mình với những câu hỏi như “mình nói thế có làm họ phật ý không? họ có hiểu lầm mình không? có sao không?” Luôn luôn là những lo lắng tưởng tượng như thế. Mặc dù những lo lắng đó khiến em tự nỗ lực để hoàn thiện mình hơn nhưng không bao giờ giúp cho mình có được sự bình an trong suy nghĩ. Rất mất thời gian và đôi khi làm mình nhụt chí vì những suy nghĩ không đâu 🙂

    Anh khỏe nhé.

    E Hòa

    Thích

  2. Cam on anh Hoanh ve bai viet nay,
    Trang dong y voi anh Hoanh ve viec ta nen o gang giu binh tinh trong khi cho doi hoi am. Trang xin co them mot chut it kien ve viec doi bao lau thi con the khong lo lang.
    Vi bai viet cua anh Hoang de cap den van den goi van nhan thu/e-mail theo dien rong, nghia la cho moi tinh huong trong cuoc song. Nhu vay ngoai tru nhu email xa giao vo thuong vo phat, ngui nhan co tra loi hay khong cung khong can quan tam thi viec “doi den bao lau” cung khong co y nghia gi nua.
    Tuy nhien co nhung tinh huong lien quan den cong viec hoac tinh huong khan cap, cach tot nhat la phai co gioi han cua su cho doi hoi am. Noi nhu anh Hoang, email co duong di rieng cua no. Va vi rat nhieu ly do ma nguoi nhan hoac khong nhan duoc hoac khong the tra loi. Nhu vay trong truong hop quan trong, cach lich su nhat la sau mot thoi gian nhat dinh ta goi them mot thu hoi tham ve la thu thu nhat. Nhu vay vua co the lich su nhac nho nguoi nhan thu rang ta dang doi phuc dap vua giup ta khong phai “dooooooooooooi” trong lo lang.
    Trang

    Thích

  3. Hi Trang,

    Trang nói như vậy rất phải.

    Đương nhiên là khi làm việc, gửi một lá thư hay một công văn đi là phải “follow up”. Tức là đôi khi vừa gửi email xong một lúc, ta đã gọi điện thoại báo cho người kia là ta mới gửi cho họ một email, để nếu họ không nhận được thì cho ta biết là email đã bị thất lạc… Hoặc nếu lâu mà không thấy trả lời, thì phải có email hay điện thoại follow-up để hỏi xem người kia có những vấn đề gì mà ta có thể giúp giải đáp…

    Các việc follow-up hành chánh như vậy, bắt buộc phải làm, nếu không thì gưi thư đi có thể chẳng bao giờ nghe gì vì thư không đến tay người nhận.

    Ở đây chúng ta đang nói đến việc khác. Đến việc mình không lo lắng quýnh quáng những chuyện lăng nhăng về tâm lý người khác, dù đó là thư cá nhân hay công việc quan trọng. Làm việc gì phải làm, nhưng lúc nào tâm cũng bình tĩnh thoải mái, không quýnh quáng để gây ra đổ vỡ.

    Trang khỏe nhé.

    Thích

  4. Cảm ơn bài viết này của anh vì cũng có nhiều lúc em trải qua tình trạng như này rùi. Cảm giác chờ đợi trong lo âu, nghi vấn thật khó chịu. em nghĩ đôi khi chúng ta nên tự giải thoát mình khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn hàng ngày, bởi vì nhiều khi luẩn quẩn quanh nó sẽ khiến mình mệt mỏi thêm. Hãy đón nhận cuộc sống 1 cách nhẹ hàng nhất!
    Chúc anh vui vẻ và khỏe mạnh^^

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s