Thứ ba, 15 tháng 9 năm 2009

Bài hôm nay:

Thần Đồng Mỹ Gốc Việt Wendy Võ , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, Chị Huỳnh Huệ.

Domestic violence, English Discussion, and Trần Đình Hoành.

Bi quan và lạc quan , Danh Ngôn, song ngữ, chị Thảo Uyên.

Hành động của trẻ, Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến.

Thu, Thơ, anh Hồng Phúc.

Lời nguyện cho anh em , Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.

Phong trào Vòng đai xanh và giải Nobel Hòa Bình, Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Tổng thống Obama cảnh báo ngân hàng – Ông nói rằng kỹ nghệ ngân hàng đã quên bài học đã tạo ra khủng hỏang tài chính thế giới, bắt đầu tự sự suy sụp của Lehman Brothers một năm trước đây. Ông nói ngần hàng không thể tiếp tục làm việc bất cẩn, không quan tâm đến hậu quả, và không thể trông mong vào tiền thuế của dân để cứu ngân hàng. Obama gọi Wallstreet hỗ trợ để làm một cuộc sửa đổi kỹ nghệ ngần hàng tòan diện nhất từ thời Great Depression.

Bộ ngọai giao Mỹ lên tiếng lo ngại về buôn bán vũ khí giưaa Nga và Venezuela – sau khi tổng thống Hugo Chavez của Venezuela tuyên bố là Nga vừa đống ý cho Venezuela vay 2 tỉ đôla để mua vũ khí.

14 phụ nữ và trẻ em đị đạp chết – khi đám đông chen lấn tranh giành bột ăn được một tổ chức tư nhân cho không ở Karachi, nhân tháng Ramadan của Hồi giáo. Hàng chục người khác bị thương.

Phụ nhữ 107 tuổi muốn lấy chồng lần thứ 23 – vì bà sợ là ông chồng hiện thời, nhỏ hơn bà 70 tuổi, mới 37 tuổi, đang ở trong trại chữa cai nghiện có thể không muốn về lại với bà. Bà Wook Kundor nói muốn vào trại gặp chồng nếu được người hàng xóm chở đến đó. Nếu ông chồng còn muốn về lại nhà bà sẽ suy nghĩ lại. Bà nói bà rất sợ cô đơn.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Chuyện hy hữu tại Chung kết Rung chuông vàng 2009 – Vượt qua câu hỏi thứ 20, Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (ĐH Y dược Huế) và Nguyễn Thị Bích Hồng (Học viện Tài chính HN) cùng bước lên bục Rung chuông vàng và chia đôi giải thưởng 40.000 USD. Đây là điều chưa từng xảy ra trong chương trình này…

Khoai lang bạc tỉ – Bảy năm trước, Tuy Đức (tỉnh Đắc Nông) còn là huyện biên giới xa xôi chẳng mấy người biết đến, nhưng nay cái tên đó đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng nhờ… khoai lang.

Thêm chứng cứ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam – Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Thuận An vừa tìm thấy tại tủ sách gia đình (phủ Phò mã Nguyễn Hữu Tiễn (1885 – 1958) và Công chúa Ngọc Sơn (con Vua Đồng Khánh – em Vua Khải Định – cô ruột Vua Bảo Đại) tại 31 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Huế thêm một châu bản liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là chứng cứ quan trọng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Một ngày trong “vương quốc những người cô độc nhất” – “Người mù là người cô độc nhất trên thế giới khi không thể nhìn thấy, không thể cảm nhận được vô số sự vật hiện hữu ở thế gian”, ông Louis Braille – cha đẻ của hệ thống chữ nổi dành cho người khiếm thị trong phút bi quan đã từng thốt lên nỗi lòng ai oán.

‘Chơi vơi’ giành giải của giới phê bình tại LHP Venice – Tuy không chiến thắng ở hạng mục Phim đồng tính, nhưng tác phẩm của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã được giới phê bình điện ảnh quốc tế vinh danh tại Liên hoan phim lâu đời nhất thế giới.
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Thần Đồng Mỹ Gốc Việt Wendy Võ

Em bé Việt Nam Wendy Vo, có tên Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, được gia đình và cộng đồng người Việt sinh sống tại North Carolina thừa nhận là một món quà đặc biệt của Thượng Để ban cho họ. Em sinh ngày 20 tháng 9 năm 1999, tại Charlotte, North Carolina – USA; đến nay vừa tròn 10 tuổi. Trong những năm vừa chập chững biết đi, em đã tỏ ra ưa thích làm quen với những nhạc cụ nên được cha mẹ cho theo học nhạc lý và sử dụng nhac cụ vào năm lên 4.

Ngocdiem

Lập tức người ta thấy rõ thiên tài âm nhạc của Wendy bộc lộ. Năm tuổi, em tự soạn nhạc. Hai năm sau em cho phát hành một CD gồm 14 nhạc phẩm sáng tác trong hai năm 6 và 7 tuổi. Những CD khác đã được phát hành vào năm 2008 và 2009. Tính đến nay em đã sáng tác được trên 45 nhạc phẩm. Một số nhạc phẩm ở tầm mức trung bình, nhưng một số khác thì được đánh giá khá cao.

Nếu bạn vào amazon.com gõ vào khung tìm kiếm chữ Wendy Vo, bạn sẽ thấy xuất hiện một loạt tác phẩm của em đang được bày bán trên website này.
Điều đáng nói là Wendy đã được mời làm hội viên danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sĩ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa Kỳ (American Society of Composer, Author and Publisher, ASCAP) vào tháng 11 năm 2007.

Đến tháng giêng 2008, Wendy lại được bình chọn là một trong 10 khuôn mặt trẻ tuổi rạng rỡ nhất do tạp chí Forbes tổ chức.

Ngoài khả năng âm nhạc, Wendy còn rất xuất sắc về ngoại ngữ. Hiện nay, em thông thạo 11 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Việt là ngôn ngữ chính dùng trong gia dinh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính dùng trong trường học, những ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Quan thoại (Trung Hoa), Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả Rập, Quảng Đông, Nga và Bồ Đào Nha là do em học lóm từ bạn học trong lớp chứ em chưa thực sự theo một lớp học ngôn ngữ nào cả.

Wendy Vo

Người ta không hiểu tại sao chỉ với khối óc nhỏ nhoi của một em bé 10 tuổi lại có thể tiếp thu nhiều kiến thức đến như thế. Có 5 video clips liệt kê dưới đây, các bạn có thể chứng kiến em dùng 11 ngôn ngữ khác nhau để đàm thoại với đội ngũ ký giả phỏng vấn. Điều đó đã làm cho chính những người ngoại quốc cũng lắc đầu và cho rằng đây là chuyện lạ. Vì vậy mà nhiều người đều cho rằng em là món quà của Thượng Đế trao tặng cho chúng ta.

Video clip 1 : Wendy nói Tiếng Anh, Tây Ban Nha, Nhật, và Ả Rập về âm nhạc của mình

Ở video clip dưới đây, chúng ta sẽ nghe em Wendy Vo trinh tấu bản Tico Tico, một nhạc khúc Latin Nam Mỹ. Ở lứa tuổi lên năm, không ai có thể ngờ rằng em lại có thể sử dụng keyboard nhuyễn còn hơn những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Điều này chỉ có thể khiến cho chúng là lắc đầu kinh ngạc chứ không còn một ngôn từ nào có thể diễn đạt được. Hy vọng em bé Wendy Vo của chúng ta tiếp tục chấp đôi cánh thiên thần do Thượng Đế ban tặng để tiếp tục mang đến cho nhân loại những nhạc phẩm bất hủ truyền tụng về sau.

Trình bày nhạc phẩm: TICO TICO NO FUBA

VIdeo clip 5: Wendy Vo nói tiếng Hindi, tiếng Việt và chơi một bản nhạc cô bé mới sáng tác

Các bạn có thể vào link sau đây để nghe 4 bản nhạc audio của cô bé Wendy Vo :

• Blue Sky
• Mermaid
• Rose
• Sunny Dance

Links để xem 3 video clips kia về khả năng ngôn ngữ đặc biệt của cô bé thần đồng

Language Test 2

http://www.youtube. com/watch? v=DKB-W_GLZ78

Language Test 3

http://www.youtube. com/watch? v=UV03HMcUqk8

Language Test 4

http://www.youtube. com/watch? v=8nihfUvXJ9M

Cám ơn bạn Thu Hà và anh Hồng Phúc đã đưa link để mình tìm thêm thông tin và giới thiệu cô bé thần đồng gốc Việt này.

Chúc các bạn một ngày vui tươi với niềm tự hào về người Việt chúng ta. 🙂
</a

Domestic violence — English Discussion

Dear everyone,

Below is an article about domestic violence, specifically about wife beating.

Any thought?

Have a great day!

Hoanh

.

Thứ Ba, 15/09/2009, 03:02 (GMT+7)

Bạo hành gia đình và gánh nặng xã hội

Hoàng Nhật Linh bị tạm giữ tại trụ sở Công an xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết sau khi đánh đập, làm nhục vợ trước đám đông đêm 10-9-2009 – Ảnh: VŨ HƯƠNG GIANG

TT – Xét trên góc độ y khoa và xã hội, bạo hành gia đình để lại nhiều hậu quả rất nặng nề.

Bạo hành trong gia đình mà đối tượng bị bạo hành đa số là phụ nữ, trẻ em là chuyện không mới. Là bác sĩ, chúng tôi từng cứu chữa một phụ nữ bị chính chồng chặt đứt lìa bàn tay vì những lý do hết sức vớ vẩn.

Thời gian qua, thông tin trên báo chí cho thấy bạo hành trong gia đình vẫn tiếp diễn với mức độ ngày càng nặng nề hơn. Mới đây, một phụ nữ ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) bị chồng đánh đập, làm nhục trước đám đông hơn cả tiếng đồng hồ mới được giải thoát (Tuổi Trẻ Online ngày 12-9-2009).

Về mặt sức khỏe, người bị bạo hành thường ốm yếu, sức khỏe kém vì ăn uống kém, bị đánh đập thường xuyên. Tệ hại hơn, tình trạng sức khỏe kém rất khó điều trị vì nó diễn tiến trong thời gian dài, do vậy để lại những hậu quả không thể chữa khỏi về mặt tâm lý.

Trong tình trạng hiện nay, khi những tổn thương thân thể của các nạn nhân bị bạo hành là gánh nặng cho ngành y tế thì việc tìm kiếm các phương pháp trị liệu về mặt tâm lý cho họ gần như là điều không tưởng. Chưa kể ngành y tế không biết có đủ bác sĩ tâm lý để chữa trị đến nơi đến chốn cho các nạn nhân bị bạo hành hay không. Tổng chi phí điều trị một cách đúng nghĩa cho người bị bạo hành bao gồm phần tổn thương thân thể và tâm lý là rất lớn và trở thành gánh nặng thật sự cho ngành y tế.

Xét về mặt xã hội, người bị bạo hành thường có những hành vi phản ứng tiêu cực. Trong lúc cùng quẫn, họ có thể có những hành vi gây hại cho xã hội hay những người xung quanh, như chúng ta đã thấy có nhiều người vợ không chịu nổi hoàn cảnh đã bức tử con cái và bản thân họ.

Đặc biệt nghiêm trọng là hành vi bạo hành trong gia đình làm những đứa trẻ phát triển không bình thường. Con cái của những phụ nữ bị bạo hành thường bị đánh đập cùng lúc với họ. Đôi khi chúng bị hành hạ do chính người mẹ bị bạo hành không biết trút giận lên ai nên trút hết lên những đứa trẻ.

Về mặt tâm lý, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sống trong gia đình có bạo hành sẽ phát triển không bình thường về mặt tâm lý, chúng sẽ trở nên hung hãn, lầm lì, không tiếp xúc với người xung quanh. Tệ hại hơn, chúng sẽ có phản ứng với xã hội và trở thành những người gây hại đối với người khác hay cho chính gia đình tương lai của chúng.

Hậu quả của bạo hành gia đình để lại cho xã hội thật nặng nề nhưng hình như chẳng mấy ai quan tâm vì mọi người nghĩ rằng đó là chuyện gia đình của mỗi người. Có một điều nghịch lý là một người đánh một người khác gây thương tích nặng sẽ bị truy tố và phạt tù, nhưng nếu chuyện xảy ra trong gia đình thì ít khi kẻ bạo hành bị truy tố.

Nếu xem xã hội là một cơ thể thì mỗi gia đình được xem như là một tế bào của cơ thể đó. Bạo hành gia đình chính là mầm mống của những căn bệnh ung thư. Sự can thiệp của pháp luật chính là phương thuốc điều trị hữu hiệu căn bệnh ung thư này. Thuốc thì đã có, vấn đề còn lại là các thầy thuốc có thấy được mức độ trầm trọng của căn bệnh để kê toa dùng thuốc hay không.

Bác sĩ TĂNG HÀ NAM ANH

Xử lý thế nào?

Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (có hiệu lực từ ngày 1-7- 2008), những hành vi sau đây bị xem là hành vi bạo lực gia đình:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Cưỡng ép quan hệ tình dục…

Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chẳng hạn, trong việc xử phạt hành chính, theo nghị định 87 ngày 21-11-2001 của Chính phủ (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình), hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng…

Trong việc xử lý hình sự, người ngược đãi hoặc hành hạ vợ, chồng, con… gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm có thể bị xử tội “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu” theo điều 151 Bộ luật hình sự với hình thức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11-30%… có thể bị xử tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” theo khoản 1, điều 104 Bộ luật hình sự với hình thức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nhưng cần lưu ý, hành vi rơi vào khoản 1, điều 104 nói trên chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.

Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng có đưa ra những biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Như người từ đủ 16 tuổi trở lên dù đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải nhưng vẫn tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình có thể bị đưa ra góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Kế tiếp, người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Tiếp nữa, người đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Ngoài ra, nếu có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người vi phạm có thể bị chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân trong thời hạn ba ngày.

Cụ thể, người vi phạm không được phép đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân); không được sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.

LS TRẦN CÔNG LY TAO

>> Bình Thuận: Một vụ bạo hành gia đình tàn ác
>> Không thể chấp nhận, không thể tha thứ

Các tin khác

Thu

thu 2

Em đến rồi Thu em đó sao
Lắng nghe trong gió tiếng rì rào.
Heo may liễu rũ bên bờ nhớ
Biển hát, thì thầm mây vút cao.

Ta nhớ mùa thu tự thuở nào
Cúc vàng khoe sắc dạ xôn xao
Mắt hiền e ấp long lanh sáng
Tóc xõa bờ vai thắm ngọt ngào.

Em đi trong nắng chiều xưa ấy
Tà áo nhẹ lay dáng đợi chờ
Chung lối ta về mình sánh bước
Khao khát tình yêu trao ước mơ.

Ta kết vần thơ buổi xế chiều
Thu vàng hương ngát.Trăng huyền siêu
Dòng đời trôi dạt thuyền về bến
Bát ngát mênh mông đón thủy triều.

Hồng Phúc

Phong trào Vòng đai xanh và giải Nobel Hòa Bình

Chào các bạn,

Trước chúng ta là một bãi đất khô cằn tại một làng ở Kenya, châu Phi, cách đây 33 năm.
đatkho
Những người đàn ông Kenya sống manh mún làm ăn nhỏ, trong những bộ lạc khác nhau, dưới một chính quyền Kenya hà khắc và tham nhũng cực độ, có rất nhiều người dưới mức nghèo khổ và hỗn loạn.

Chẳng có gì nhiều ở đó, thỉnh thoảng mọi người xô xát vì những thứ lặt vặt, tranh đấu nhau vì không đủ ăn và tài nguyên để sống. Người này hơn thì người kia thiệt.

cayxanh
Các bạn nghĩ sao, nếu giữa bãi đất khô cằn kia bỗng mọc lên những cây xanh, cung cấp lương thực và bóng cây xanh mát cho cả làng?

Cải thiện đất bị xói mòn? Cung cấp không khí để thở? Cung cấp gỗ để làm củi?

Làm mát dịu những con người nóng tính, tác động đến hòa bình cho khu vực?

Ai nghĩ đến việc này? Ai sẽ làm những việc này?

Năm 1976, một người phụ nữ bản địa tên là Wangari Maathai hàng ngày bước chân đi trên mảnh đất khô cằn ở Kenya đó.

Tên chị Wangari Maathai nghe có quen không nhỉ? 🙂

Chị bắt đầu trồng cây.

Chị thành lập phong trào những người dân cùng trồng cây. Phong trào Green Belt Movement ở Kenya.

Chị dẫn dắt phong trào liên tục. Phong trào Green Belt Movement đã trồng được hơn 40 triệu cây trải khắp đất nước Kenya cho tới nay.

Phong trào phát triển thành Pan Africa Green Belt Network, cả châu Phi cùng trồng cây, và giúp những đất nước ở các châu lục khác trồng cây.

Khơi nguồn cảm hứng từ chị, chương trình môi trường của liên hợp quốc vận động phong trào trồng hàng tỉ cây xanh. Kế hoạch là nội trong năm 2009, trồng 7 tỉ cây xanh.

“The billion tree campaign enters a second wave
Together, let’s plant 7 billion trees by the end of 2009!”
(website của Liên Hợp Quốc)

Hành động của chị suốt hơn 30 năm được kính trọng khắp thể giới và đã đem đến cho chị thật nhiều niềm vui.

Nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2004
Nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2004

Năm 2004, chị nhận giải Nobel về Hòa Bình.

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về chị Wangari cùng phong trào Green Belt nhé.

Wangari Maathai – Cảm hứng và hành động

Chị Wangari sinh năm 1940 giữa vùng cao nguyên của Kenya, vào thời mà sự thiếu hụt hoàn toàn thức ăn rất hiểm khi xảy ra. Chị nhớ và yêu tuổi thơ chị với đất đai xanh tươi và màu mỡ, với “những mùa thật thường xuyên đến nỗi mà bạn có thể hầu như đoán chắc chắn được mùa mưa ngâu sẽ đến vào giữa tháng ba”.

Vào cuối thời thuộc địa ở Đông Phi, năm 1959, chị là một trong 300 sinh viên Kenya được chọn qua Mỹ học đại học theo học bổng của quỹ Joseph F. Kennedy. Chị học chuyên về sinh học. Chị theo học tiếp thạc sĩ về sinh học và sau đó trở lại Kenya làm nghiên cứu ở trường đại học Naibori.

Năm 1971, chị là người Đông Phi đầu tiên nhận bằng tiến sĩ ở đại học Naibori ở Kenya.

Ngoài làm công việc nghiên cứu, chị làm tình nguyện cho các tổ chức dân sự vào đầu những năm 1970s ở Kenya – Hội chữ thập đỏ Kenya, Chủ tịch của Environment Liaison Centre và mở rộng sự liên kết giữa các tổ chức dân sự với các chương trình của liên hợp quốc, Hội đồng quốc gia về phụ nữ ở Kenya.
greenbeltmovement
Qua nhiều vị trí làm tình nguyện như vậy, chị Wangari hiểu rằng cội rễ của hầu hết các vấn đề ở Kenya là do suy thoái về môi trường. Chị hiểu rằng các chính phủ nước ngoài và chính phủ Kenya rất hư hỏng, họ khai thác kinh tế bừa bãi chẳng quan tâm đến nhu cầu của người dân, cũng như vấn đề về tăng dân số. Một chút cảm xúc cá nhân, chị nhận thấy những mùa mưa ngâu trong tuổi thơ yêu dấu của chị không còn đều như trước.

Năm 1977, chị giới thiệu với Hội phụ nữ Kenya về ý tưởng cộng đồng trồng cây.

Tiền để cho sứ mệnh chị đưa ra rất đơn giản: ở Kenya và ngay cả nhiều nước trên thế giới ngày nay, đất đai bị xói mòn bởi sự phá hủy rừng. Ít đất đai có nghĩa là vụ mùa nghèo nàn hơn. Nghèo nàn hơn dẫn đến đói nghèo. Đói nghèo dẫn đến bất ổn về chính trị và bạo loạn. Hơn nữa, những khí thải carbon từ những nhà máy công nghiệp tạo ra ô nhiễm môi trường. Trong cả hai trường hợp, Green là câu trả lời. Trồng cây để hấp thụ khí thải carbon và chống xói mòn đất.

Đầu ra của phong trào trồng cây sẽ rất có lợi? Tại sao? Chữa lành cho môi trường và tạo việc làm cho người dân – những người phụ nữ. Ở hầu hết khắp châu Phi, đàn ông nắm giữ của cải và phụ nữ trông nom gia đình và trồng trọt. Và phụ nữ cũng là người gánh chịu hậu quả đầu tiên vì các vấn đề về môi trường. Tạo việc làm cho những người phụ nữ cho họ có thu nhập tốt hơn, giúp gia đình và chữa lành cho quê hương.

Thật là một ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ!

Green Belt có những ngày tháng khó khăn. Bởi lẽ, đối với những người nghèo, họ đã tin rằng bởi họ nghèo, họ không chỉ thiếu tư bản, mà cả kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thử thách của họ. Những người nghèo đã quá quen với suy nghĩ rằng giải pháp cho những vấn đề của họ phải đến từ “bên ngoài”. Họ không thế thấy được những vấn đề vĩ mô.

Để hỗ trợ cộng đồng hiểu được những liên hệ, Green Belt đã tạo ra chương trình giáo dục người dân, trong đó, người dân nhận ra vấn đề của họ, các nguyên nhân, và những giải pháp có thể. Sau đó, họ liên kết những hành động của cá nhân họ với những vấn đề họ thấy được ở môi trường và xã hội.

Trong quá trình đó, những người tham gia khám phá ra rằng họ phải ra một phần của giải pháp. Họ nhận ra năng lực của mình. Họ nhận ra năng lực chưa khai phá của họ và được tiếp năng lực để vượt qua sự ì ạch và hành động. Họ nhận ra rằng họ chính là những người làm vườn và người hưởng lợi từ chính môi trường nuôi dưỡng họ.

Tất cả những cộng đồng nhỏ như nhà thờ, trường học, khu chợ, bộ lạc đã nhận ra rằng, trong khi thật cần thiết để bắt chính phủ của họ có trách nhiệm, điều cũng thật quan trọng, mà còn quan trọng hơn trong đất nước Kenya nghèo đói là, trong quan hệ của những người dân bình thường với nhau, họ làm gương bằng những giá trị lãnh đạo mà họ mong muốn thấy ở chính những người lãnh đạo của họ, có nghĩa là công lý, trung thực và đáng tin tưởng.
greenbeltmovement1
Mặc dù lúc đầu hoạt đồng trồng cây không nói gì đến vấn đề dân chủ và hòa bình, rất sớm sau đó, câu chuyện rõ như dưới ánh sáng mặt trời là việc quản lý môi trường có trách nhiệm không thể xảy ra được nếu không có “không gian mang tính dân chủ”. Do đó, cây xanh trở thành một biểu tượng của sự tranh đấu cho dân chủ ở Kenya. Những người dân bình thường được huy động để thách thức sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng và quản lý môi trường cẩu thả.

Qua phong trào Green Belt, hàng ngàn người dân hàng ngày cầy ruộng lên nương được huy động và tiếp năng lượng để hành động và tác động tới thay đổi. Họ đã học được cách vượt qua nỗi sợ hãi và cảm giác tuyệt vọng và hành động để bảo vệ quyền lợi của họ.

Có những ngày tháng khó khăn, khi chị Wangari bị bắt, bỏ tù và đánh đập khi phong trào trồng cây từ người dân cày của chị chạm vào sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực của chính phủ. Nhưng, cám ơn Chúa, chị vượt qua tất cả.

Theo thời gian, cây xanh đã trở thành biểu tượng của hòa bình và giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn sắc tộc ở Kenya, khi phong trào Green Betl dùng “cây xanh hòa bình” để giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng. Trong suốt quá trình viết lại hiến pháp Kenya, những “cây xanh hòa bình’ tương tự cũng được trồng khắp các vùng của đất nước để phát triển văn hóa hòa bình. Dùng cây xanh để giữ hòa bình cũng là tập tục lâu đời của Châu Phi.

Vào năm 2002, sự can đảm, kiên tâm, kiên nhẫn và cam kết cao của những thành viên của phong trào Green Belt, và những tổ chức dân sự khác, và công chúng Kenya đã đem đến cuối cùng sự chuyển tiếp hòa bình của đất nước Kenya thành một đất nước dân chủ trong thực tế, và tạo ra nền tảng cho một xã hội ổn định.

Chị được bầu vào quốc hội của Kenya và hiện nay chị phục vụ ở vị trí phó bộ trưởng về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống hoang dã.

Trong hơn 30 năm phong trào Green Belt hoạt động, những hoạt động tàn phá môi trường vẫn tiếp tục không ngưng nghỉ.
Chị Wangari, nhóm Green Belt và những nhà môi trường kêu gọi, rằng nhân loại cần chuyển đổi lối tư duy, dừng lại việc đe họa hệ thống duy trì sự sống của hành tinh này. Chúng ta được kêu gọi, để giúp Mẹ Đất chữa lành vết thương của mẹ, và trong quá trình đó, chữa lành vết thương của chính chúng ta – thật ra là vậy, để ôm lấy tạo vật trong toàn bộ sự đa dạng, vẻ đẹp và kỳ diệu của nó.

Điều này sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn thấy sự cần thiết để làm sống lại cảm giác thuộc về của chúng ta về một gia đình lớn hơn.

Hội đồng Nobel ở Na Uy đã thách thức thế giới mở rộng hơn sự hiểu biết về Hòa bình: chẳng thể có hòa bình nếu không có phát triển đồng đều, và chẳng thế có phát triển mà không có sự quản lý bền vững về môi trường trong một không gian dân chủ và hòa bình. Suy thay đổi tư duy này là một ý tưởng mà thời gian của nó đến rồi đó. Chị Wangari chia sẻ như vậy ở Hội đồng giải Nobel.

Những năm gần đây, chị đi khắp thế giới để nói chuyện chia sẻ những kinh nghiệm của chị và giúp đỡ cho phong trào hòa bình và môi trường ở các đất nước đang phát triển và phát triển.

Sẽ chẳng thể đủ để nói hết về chị Wangari, người phụ nữ của niềm cảm hứng bất tận này. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chị ở trang web của Green Belt Movement: http://greenbeltmovement.org/
Hay tìm kiếm tên chị “wangari maathai” qua một cỗ máy tìm kiếm Internet.

Ở đây, mình chia sẻ với các bạn cảm xúc của chị khi nhận được giải Nobel:
greenbeltmovement2
Những cây Hy vọng

Giải Nobel đã cho tôi một cơ hội để bàn luận về những vấn đề mà tôi đã làm 30 năm qua. Tôi đã nói liên tục cho tới khi tôi khản cả giọng. Nó (giải Nobel) cũng đã cho tôi cơ hội để nói tới một khán giả rộng lớn hơn. Điều này tôi thấy thật rất tuyệt vời. Những người Kenya đã thực sự rất hạnh phúc, từ chủ tịch nước tới những người dân làng. Mọi người thực sự thực sự hạnh phúc. Tôi thấy thật khó có thể xử lý với những cảm xúc này, vậy tôi vội vã lấy một cái cây, đào một cái lỗ, và trồng nó. Tôi nghĩ quan trọng là chúng ta không cân bằng một cây xanh như là một cây xanh cho hòa bình. Điều tôi muốn mọi người hiểu là cây xanh là một biểu tượng. Rất nhiều cuộc chiến tranh chúng mà chúng ta đang tranh đấu trên hành tinh ngày hôm nay liên quan tới tài nguyên thiên nhiên. Cuộc vận động (Green Belt) cố gắng tiếp năng lực cho các cơ sở địa phương, người phụ nữ, và mọi người trong cộng đồng để làm điều gì đó với môi trường. Cây xanh đối với tôi là hy vọng, nó là tương lai. Khi tôi nhìn thấy một cây xanh, tôi nhìn thấy sự hứa hẹn. Nó bắt đầu bằng một cái hạt. Cuối cùng nó trở thành một cái cây to. Nó trở thành một hệ sinh thái trong chính nó. Nó là nhà cho những sinh vật. Nó là biểu tượng của nhiều thứ. Một cái cây là mọi thứ đối với tôi.
.

Trees of Hope

The Nobel Prize gives me an opportunity to discuss these issues that I have been working on for 30 years. I have been talking until I am hoarse. It has also given me the opportunity to speak to a large audience of people. This I find very very wonderful. Kenyans were really happy, from the president to the people in the villages. Everyone was really, really happy. I found it very difficult to deal with those emotions, so I hurried to get a tree, dug a hole, and planted it. I think it is important for us not to equate the tree as a tree to peace. What I would like people to understand [is] the tree is a symbol. A lot of wars that we are fighting on the planet today have to do with these national resources. The campaign tries to empower the grass roots, women, then every person in the community to do something about their environment. The tree for me is hope, it is the future. When I look at the tree I see promise. It starts from a seed. Eventually it becomes a huge tree. It becomes an ecosystem in itself. It is a home for other species. It is a symbol of many things. A tree is everything to me.

Lời kết

Khi chị Wangari Maathai chia sẻ những kinh nghiệm của chị ở Bảo tàng Tự Do, thành phố Chicago, Mỹ tháng Tư vừa rồi, điều kinh ngạc nhất từ khán giả không chỉ là sự cảm thông sâu sắc của những người đặt câu hỏi, mà bởi con số kinh ngạc của những câu hỏi bắt đầu với “Tôi có thể làm gì để giúp đỡ?” (What can I do to help?) và “Chị có lời khuyên nào cho một ai đó muốn thuộc về phong trào hơn” (What advice would you give someone who wants to get more involved?) – không chỉ sự đa dạng về màu da và văn hóa, mà cả độ tuổi. Những gia đình, trẻ em, người lớn tuổi – họ đều đến nghe những chia sẻ đầy cảm hứng từ chị.

Chúng ta sẽ làm gì để tiếp thêm sức cho “tinh thần xanh” ở Việt Nam?
Chúng ta sẽ làm gì để tiếp thêm sức cho  Hà Nội Xanh, Nhiệt Huyết, Làm Việc Tốt và các nhóm dân sự khác?

Tất cả công việc chị Wangari Maathai làm đều bắt nguồn từ tình yêu và niềm cam kết vô hạn của chị cho sứ mệnh. Khi chị nhìn thấy bãi đất cằn khô, chị thấy một rừng cây xanh. Khi chị nhìn thấy sự chết chóc và héo tàn, chị thổi làn gió sự sống vào khoảng không. Khi chị nghe thấy âm thanh của xung đột, chị hát lên thứ âm nhạc của hòa bình.

Bạn sẽ thổi làn gió gì vào một khoảng không khô cằn?

Chúc các bạn một ngày tuyệt vời,

Hiển.

Thứ hai, 14 tháng 9 năm 2009

Bài hôm nay:

Giá trị tình bạn , Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, Chị Huỳnh Huệ.

Nói chung, bạn có tin là tòa án Việt Nam công minh, Nghiên cứu xã hội, anh Trần Đình Hoành.

Youth Talents, English Discussion, and Trần Đình Hoành.

Teach him , Danh Ngôn, song ngữ, chị Huỳnh Huệ.

Sống vì con , Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến.

Một chút tâm tình, Thơ, anh Hồng phúc.

Văn hóa đưa mọi người lại gần nhau, Văn Hóa, Trà Đàm, Tuổi Trẻ, anh Trần Đình Hoành giới thiệu.

Xây nhịp cầu cuộc sống, Trà Đàm, song ngữ, anh Quang Nguyễn và chị Thảo Uyên.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Cố gắng mới để tái lập nói chuyện hòa bình ở Trung Đông – Đặc sứ Mỹ George Mitchell nói chuyện với lãnh đạo Do Thái về sự gia tăng xây dựng nhà của của Do Thái ở West Bank, một trở ngại lớn cho nói chuyện hòa bình. Trong khi đó, thủ tướng Do Thái gặp mặt tổng thống Ai Cập.

Cuộc tấn tông xe xăng của NATO ngày 4 tháng 9 làm thiệt mạng 30 thường dân – Điều tra của chính phủ Afghanistan cho biết.

Phóng viên ở Hồng Kông biểu tình chống việc 3 phóng viên bị đánh đập khi lấy tin bạo động ở Urumqi Tân Cương ngày 4 tháng 9.

Trung quốc mở điều tra “chống đổ hàng chống bao cấp” (anti-dumpting, anti-subsidy) đối với vài sản phẩm xe hơi và thịt gà của Mỹ.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Việt Nam nỗ lực bảo vệ tầng ozone – Bắt đầu từ ngày 1-1-2010 toàn bộ các chất CFC (clorofluorocarbon) làm suy giảm tầng ozone sẽ bị cấm nhập khẩu vào VN.

Phải lòng Việt Nam – Dù đã trải bước chân lên lãnh thổ của 48 quốc gia, dù đã từng đầu tư làm ăn thành công ở Mỹ, dù đã rất nổi tiếng và còn nhiều cơ hội phát triển ở chính đất nước mình, Ông chọn VN làm quê hương thứ hai chính là từ tình yêu đối với đất nước xinh đẹp này, như ông từng nhiều lần thổ lộ: “Tôi đã phải lòng VN”.

“Điều kỳ diệu Việt Nam” – Đấy là cách nói của nhà báo Martin Spiewak khi nói đến thế hệ người Việt sinh ra tại Đức những năm cuối tám mươi thế kỷ trước. Phần đông con cái những người Việt nhập cư – những bạn trẻ thế hệ 8X, 9X người Việt sinh ra ở Đức hiện là những học sinh giỏi đứng đầu các lớp, thủ khoa các kỳ thi tuyển vào các trường đại học, các kỳ thi Olympic một số môn tự nhiên.

Người Việt ở châu Phi – Người Việt ở các quốc gia châu Phi chưa đầy 10.000 người, đông nhất là ở Angola. Lực lượng cán bộ, chuyên gia y tế và giáo dục người Việt có lẽ là những người đầu tiên đặt chân tới các quốc gia lục địa đen xa xôi này từ năm 80 của thế kỷ trước.

Giấc mơ của những vũ điệu tóc – Tối 12/9, Davines Hair Show “Tỉnh thức” – đêm trình diễn thời trang tóc đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội. Khán phòng không còn chỗ trống, chỉ còn âm nhạc, ánh sáng, tiếng kéo và tiếng vỗ tay. Tất cả chìm trong cảm xúc.

Di sản 200 tuổi đang… trẻ lại – Từ ngổn ngang đổ nát, hoang tàn sau “mùa hè đỏ lửa” 1972, nay thành cổ Quảng Trị đang từng ngày thay da đổi thịt trong chiếc áo thị xã tỉnh lỵ từ cách đây 200 năm.

Từ nồi cháo, cân gạo đến cánh cửa tri thức – Dân làng khắp xóm 10 (xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, Nam Định) không ai là không biết đến thầy Huỳnh cùng ngôi chùa đầy tình thương mang tên Phúc Sơn. Họ trìu mến gọi Đại đức Thích Thanh Huỳnh là thầy, bởi lẽ những điều mà vị trụ trì ngôi chùa này đang mang lại cho người dân nơi đây thật đáng kinh ngạc..

Chủ tịch nước gặp các Hoa Trạng Nguyên 2009

Trò chuyện với đại biểu trẻ nhất ĐH tài năng trẻ VN

Tình yêu kỳ diệu – Bạn bè Đạt từng cá độ với nhau coi chừng nào Ngọc bỏ Đạt. Họ lập luận: “Tình yêu giữa một đứa con gái đẹp, gia đình khá giả, nền nếp gia phong, có trình độ văn hóa với một thằng học vấn chưa hết lớp 4 và bị… bại liệt thì chuyện chia tay chỉ là vấn đề thời gian”. Vậy mà đã 18 năm nay, tình yêu của họ vẫn bền bỉ, chân thành như thách thức những quy luật thông thường của lối sống thực dụng thời hiện đại… (anh Phạm Đức Toàn giới thiệu link)
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Giá Trị Tình Bạn

GIÁ TRỊ CỦA BẠN HỮU

friends

Để nhận ra giá trị MỘT THÁNG,
Xin hỏi người mẹ sinh con thiếu tháng .

Để nhận ra giá trị MỘT TUẦN,
Xin hỏi chủ bút tờ tuần báo.

Để nhận ra giá trị MỘT GIỜ,
Xin hỏi đôi người yêu đang đợi gặp.

Để nhận ra giá trị MỘT GIẬY,
Xin hỏi người vừa tránh một tai nạn .

Để nhận ra giá trị PHẦN NGHÌN GIÂY
Xin hỏi người đoạt huy chương bạc Olympic

Để nhận ra giá trị BẠN BÈ,
Xin hỏi người không có tên ai để kể .

Hãy trân quý từng phút giây bạn có
Hôm qua là lịch sử
Ngày mai là bí ẩn
Hôm nay là tặng phẩm
Đó là lý do hôm nay được gọi là quà.

circle of friends

VALUE OF FRIENDS

To realize the value of ONE MONTH,
ask a mother who gave birth to a premature baby.

To realize the value of ONE WEEK,
ask an editor of a weekly newspaper.

To realize the value of ONE HOUR,
ask the couple who is waiting to meet.

To realize the value of ONE MINUTE,
ask a person who missed the train.

To realize the value of ONE SECOND,
ask a person who just avoided an accident.

To realize the value of ONE MILLISECOND,
ask the person who won a silver medal in the Olympics.

To realize the value of FRIENDS,
ask a person WHO cannot name one.

Treasure every moment that you have!
Yesterday is history.
Tomorrow is a mystery. Today is a gift.
That’s why it’s called the present!

friends 2
(Unknown author)

Mời các bạn xem một file video về Tình Bạn. Các bạn click vào Ban Huu để xem và download file.

Chúc các bạn luôn biết quý trọng Hôm Nay và sống cho hôm nay với những món quà cuộc đời dâng tặng bạn,
trong đó có những người bạn, một kho báu.

Cũng xin gửi cho em Leo_pretty lời muốn nói về những người bạn luôn ở bên em, mong em được bình an…

Youth Talents — English discussion

Dear các bạn,

The government has all kinds of activities for the youth, such as the youth-talents conference below. But on our DCN “social study” question a while ago:   “Bạn nghĩ thế nào về tính năng động của giới trẻ” we have these answers:

1. Cực kỳ năng động: 10%
2. Khá năng động: 24%
3. Tạm được: 30%
4. Không năng động mấy: 26%
5. Chẳng năng động tí nào: 9%

We have 1/3 below average, 1/3 average and 1/3 above average.  That is not very bad but not good enough for the country to move forward very well.

So how do you explain that, other than saying that DCN study is unreliable 🙂

Great day!

Hoanh

.

450 gương mặt tuổi trẻ tài cao lần đầu tụ hội

Sáng nay, 450 gương mặt tài năng trẻ Việt Nam đủ mọi lĩnh vực đã tụ hội tại Hà Nội trong lần đầu đại hội Tài năng trẻ. Nhiều gương mặt trong số đó đã trở nên quen thuộc như nghệ sĩ Xuân Bắc, hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng, lực sĩ Phạm Văn Mách…

Với khẩu hiệu “Tài năng trẻ Việt Nam kết nối toàn cầu, dựng xây đất nước”, đại hội tài năng trẻ lần đầu quy tụ tất cả những gương mặt tài năng (tuổi đời không quá 35, doanh nhân trẻ không quá 40) trên khắp các lĩnh vực. Đây là những cá nhân đang học tập, làm việc trong và ngoài nước có phẩm chất, thành tích nổi trội.

Diễn ra trong 3 ngày, đây là cơ hội để các bạn trẻ gặp gỡ, giao lưu và bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của mình về công tác phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ ở nước ta. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có những buổi giao lưu với hàng trăm bạn trẻ trước thềm đại hội.

Theo anh Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đại hội là bước đầu để Trung ương Đoàn thực hiện đổi mới và đẩy mạnh công tác tài năng trẻ trong những năm tới. Trong đó, việc tập hợp, phát huy trí tuệ, tâm sức của lớp trẻ sẽ được chú trọng. Nhân lần gặp gỡ này, Hội đồng kết nối tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu cũng sẽ được thành lập.

VnExpress.net ghi lại một số gương mặt tài năng trẻ tiêu biểu về dự đại hội:

Nguyễn Công Hùng (ngồi), 27 tuổi, vượt qua vô vàn thử thách của người khuyết tật, anh hiện là Giám đốc Công ty tin học Công Hùng (Nghệ An), được tạp chí Echip trao giải Hiệp sĩ công nghệ thông tin. Năm 2006 anh là gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc…
Trịnh Lê Anh, giảng viên Khoa Du lịch, ĐH KHXHNV (ĐH QG Hà Nội), là MC cho nhiều đài truyền hình. Anh là một trong ba MC lĩnh vực khoa giáo được yêu thích nhất VTV năm 2008, huy chương vàng game show Hộp đen Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2008. Cùng năm, Lê Anh là đại biểu thanh niên VN tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á.
Mùa A Minh, công an tỉnh Lai Châu, tham gia phá 31 chuyên án, 4 vụ án lớn về ma túy. Từng nhiều lần được Tổng cục Cảnh sát, UBND tỉnh và Công an tỉnh tặng bằng khen anh còn là thanh niên tiêu biểu công an tỉnh 3 năm liên tiếp gần đây. Năm 2009, anh được Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến công hạng Ba.
Lưu Trọng Hiếu, đại biểu trẻ nhất đại hội (15 tuổi). Với sáng chế “Cặp cứu sinh” (vừa là cặp sách vừa là phao cứu sinh) khi mới 12 tuổi, Hiếu giành giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo thanh, thiếu niên toàn quốc”. Năm 2008, 2009 Hiếu là Gương mặt trẻ tiêu biểu, Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Nguyễn Trần Ngọc Hiếu, cô bác sĩ quân y mới 25 tuổi, chia sẻ về đam mê theo ngành y của mình: “Tôi chọn nghề y và muốn theo đuổi nghề nghiệp suốt đời ngay từ khi học lớp 5. Khi đó kinh tế khó khăn, sức khỏe của ông, bà, bố mẹ tôi không tốt do ảnh hưởng của chiến tranh, từ đó trong tôi hình thành quyết tâm theo đuổi nghề bác sĩ, đem tài năng chăm sóc cho mọi người”.
Đặng Hồng Anh, Chủ tịch HĐQT thế hệ 8X Công ty địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal). Năm 2008, anh được nhận giải thưởng Sao đỏ còn Sacomreal là doanh nghiệp đạt giải Sao vàng đất Việt.
Nghệ sĩ trẻ Nguyễn Ngọc Quế Trân (phải) đang là ngôi sao sáng của nghệ thuật cải lương. Năm 2008, cô là nghệ sĩ cải lương được khán giả yêu thích nhất của HTV Adward. Để có đươc thành công, ngoài đam mê, Quế Trân đã khổ luyện từ lúc 8 tuổi với không ít lần “rơi nước mắt vi nghề”.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan (áo xanh) cùng nhiều gương mặt tài năng lớp trước đã có buổi giao lưu với các bạn trẻ trước thềm đại hội.
Đại biểu tham dự đại hội cũng lần đầu tiên có cơ hội giao lưu, bộc bạch cùng hàng trăm bạn trẻ tài năng đủ mọi lĩnh vực trên khắp đất nước.

Nguyễn Hưng

Teach Him

Teach him, if you can, the wonder of books… But also give him quiet time to ponder the eternal mystery of birds in the sky, bees in the sun and flowers on a green hillside.

(Xin dạy con trẻ, nếu có thể, điều kì diệu của sách… Nhưng cũng xin để trẻ có thời khắc lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn thiên thu của những cánh chim trên bầu trời, những lưng ong dưới ánh nắng và những bông hoa bên triền đồi xanh ngát .)

teach him
In the school, teach him it is far more honorable to fail than to cheat…

(Ở trường, xin hãy dạy trẻ thà thi rớt còn danh dự hơn gian lận…)
.

Teach him to have faith in his own ideas, even if everyone tells him he is wrong.

(Xin dạy trẻ tin vào ý kiến của chính mình, cho dù mọi người xung quanh nói rằng cháu đã sai .)
.

Teach him to be gentle with gentle people and tough with the tough.

(Xin dạy cháu dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những ai thô bạo.)
.

Try to give my son the strength not to follow the crowd when everyone getting on the band wagon…

(Xin gắng dạy con tôi sức mạnh không hùa theo đám đông khi những người xung quanh kéo bè kết phái…)
.

Teach him always to have sublime faith in himself, because then he will have sublime faith in humankind.

(Hãy dạy cho cháu luôn tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân, bởi nhờ đó cháu mới có được niềm tin mãnh liệt vào nhân loại.)

Unknown author

Một Chút Tâm Tình

Trăng  núi

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

Nhớ ai mà biển bạc đầu
Núi bao nhiêu tuổi hóa mầu trẻ non.
Trăng chờ ngày tháng, trăng già
Nhớ thương, thương nhớ đậm đà người ơi.
Dòng đời đâu khác biển khơi
Lúc thì êm ả, lúc vơi, lúc đầy
Vần thơ nối kết vòng tay
Tấm lòng nhân ái dựng xây cuộc đời.
Ta đi đi khắp phương trời
Nghĩa nhân luôn nhắn gọi mời dấn thân.

biển
NHỜ ĐÂU

Nhờ đâu mà biển mênh mông
Nếu sông ngừng chảy biển nông cạn nguồn.
Sông ơi! sông có biết không ?
Rừng xanh, núi đá sinh nguồn nuôi sông.
Cội nguồn lặng lẽ nhưng không
Cho sông chảy mãi biển đông dâng đầy.
Đáp tình biển hóa làn mây
Mưa về phương núi tưới cây xanh rừng.
Tuần hoàn huyền diệu vô cùng
Nhờ ơn tạo hóa muôn trùng người ơi !.

Hồng Phúc