Phong trào Vòng đai xanh và giải Nobel Hòa Bình

Chào các bạn,

Trước chúng ta là một bãi đất khô cằn tại một làng ở Kenya, châu Phi, cách đây 33 năm.
đatkho
Những người đàn ông Kenya sống manh mún làm ăn nhỏ, trong những bộ lạc khác nhau, dưới một chính quyền Kenya hà khắc và tham nhũng cực độ, có rất nhiều người dưới mức nghèo khổ và hỗn loạn.

Chẳng có gì nhiều ở đó, thỉnh thoảng mọi người xô xát vì những thứ lặt vặt, tranh đấu nhau vì không đủ ăn và tài nguyên để sống. Người này hơn thì người kia thiệt.

cayxanh
Các bạn nghĩ sao, nếu giữa bãi đất khô cằn kia bỗng mọc lên những cây xanh, cung cấp lương thực và bóng cây xanh mát cho cả làng?

Cải thiện đất bị xói mòn? Cung cấp không khí để thở? Cung cấp gỗ để làm củi?

Làm mát dịu những con người nóng tính, tác động đến hòa bình cho khu vực?

Ai nghĩ đến việc này? Ai sẽ làm những việc này?

Năm 1976, một người phụ nữ bản địa tên là Wangari Maathai hàng ngày bước chân đi trên mảnh đất khô cằn ở Kenya đó.

Tên chị Wangari Maathai nghe có quen không nhỉ? 🙂

Chị bắt đầu trồng cây.

Chị thành lập phong trào những người dân cùng trồng cây. Phong trào Green Belt Movement ở Kenya.

Chị dẫn dắt phong trào liên tục. Phong trào Green Belt Movement đã trồng được hơn 40 triệu cây trải khắp đất nước Kenya cho tới nay.

Phong trào phát triển thành Pan Africa Green Belt Network, cả châu Phi cùng trồng cây, và giúp những đất nước ở các châu lục khác trồng cây.

Khơi nguồn cảm hứng từ chị, chương trình môi trường của liên hợp quốc vận động phong trào trồng hàng tỉ cây xanh. Kế hoạch là nội trong năm 2009, trồng 7 tỉ cây xanh.

“The billion tree campaign enters a second wave
Together, let’s plant 7 billion trees by the end of 2009!”
(website của Liên Hợp Quốc)

Hành động của chị suốt hơn 30 năm được kính trọng khắp thể giới và đã đem đến cho chị thật nhiều niềm vui.

Nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2004
Nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2004

Năm 2004, chị nhận giải Nobel về Hòa Bình.

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về chị Wangari cùng phong trào Green Belt nhé.

Wangari Maathai – Cảm hứng và hành động

Chị Wangari sinh năm 1940 giữa vùng cao nguyên của Kenya, vào thời mà sự thiếu hụt hoàn toàn thức ăn rất hiểm khi xảy ra. Chị nhớ và yêu tuổi thơ chị với đất đai xanh tươi và màu mỡ, với “những mùa thật thường xuyên đến nỗi mà bạn có thể hầu như đoán chắc chắn được mùa mưa ngâu sẽ đến vào giữa tháng ba”.

Vào cuối thời thuộc địa ở Đông Phi, năm 1959, chị là một trong 300 sinh viên Kenya được chọn qua Mỹ học đại học theo học bổng của quỹ Joseph F. Kennedy. Chị học chuyên về sinh học. Chị theo học tiếp thạc sĩ về sinh học và sau đó trở lại Kenya làm nghiên cứu ở trường đại học Naibori.

Năm 1971, chị là người Đông Phi đầu tiên nhận bằng tiến sĩ ở đại học Naibori ở Kenya.

Ngoài làm công việc nghiên cứu, chị làm tình nguyện cho các tổ chức dân sự vào đầu những năm 1970s ở Kenya – Hội chữ thập đỏ Kenya, Chủ tịch của Environment Liaison Centre và mở rộng sự liên kết giữa các tổ chức dân sự với các chương trình của liên hợp quốc, Hội đồng quốc gia về phụ nữ ở Kenya.
greenbeltmovement
Qua nhiều vị trí làm tình nguyện như vậy, chị Wangari hiểu rằng cội rễ của hầu hết các vấn đề ở Kenya là do suy thoái về môi trường. Chị hiểu rằng các chính phủ nước ngoài và chính phủ Kenya rất hư hỏng, họ khai thác kinh tế bừa bãi chẳng quan tâm đến nhu cầu của người dân, cũng như vấn đề về tăng dân số. Một chút cảm xúc cá nhân, chị nhận thấy những mùa mưa ngâu trong tuổi thơ yêu dấu của chị không còn đều như trước.

Năm 1977, chị giới thiệu với Hội phụ nữ Kenya về ý tưởng cộng đồng trồng cây.

Tiền để cho sứ mệnh chị đưa ra rất đơn giản: ở Kenya và ngay cả nhiều nước trên thế giới ngày nay, đất đai bị xói mòn bởi sự phá hủy rừng. Ít đất đai có nghĩa là vụ mùa nghèo nàn hơn. Nghèo nàn hơn dẫn đến đói nghèo. Đói nghèo dẫn đến bất ổn về chính trị và bạo loạn. Hơn nữa, những khí thải carbon từ những nhà máy công nghiệp tạo ra ô nhiễm môi trường. Trong cả hai trường hợp, Green là câu trả lời. Trồng cây để hấp thụ khí thải carbon và chống xói mòn đất.

Đầu ra của phong trào trồng cây sẽ rất có lợi? Tại sao? Chữa lành cho môi trường và tạo việc làm cho người dân – những người phụ nữ. Ở hầu hết khắp châu Phi, đàn ông nắm giữ của cải và phụ nữ trông nom gia đình và trồng trọt. Và phụ nữ cũng là người gánh chịu hậu quả đầu tiên vì các vấn đề về môi trường. Tạo việc làm cho những người phụ nữ cho họ có thu nhập tốt hơn, giúp gia đình và chữa lành cho quê hương.

Thật là một ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ!

Green Belt có những ngày tháng khó khăn. Bởi lẽ, đối với những người nghèo, họ đã tin rằng bởi họ nghèo, họ không chỉ thiếu tư bản, mà cả kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thử thách của họ. Những người nghèo đã quá quen với suy nghĩ rằng giải pháp cho những vấn đề của họ phải đến từ “bên ngoài”. Họ không thế thấy được những vấn đề vĩ mô.

Để hỗ trợ cộng đồng hiểu được những liên hệ, Green Belt đã tạo ra chương trình giáo dục người dân, trong đó, người dân nhận ra vấn đề của họ, các nguyên nhân, và những giải pháp có thể. Sau đó, họ liên kết những hành động của cá nhân họ với những vấn đề họ thấy được ở môi trường và xã hội.

Trong quá trình đó, những người tham gia khám phá ra rằng họ phải ra một phần của giải pháp. Họ nhận ra năng lực của mình. Họ nhận ra năng lực chưa khai phá của họ và được tiếp năng lực để vượt qua sự ì ạch và hành động. Họ nhận ra rằng họ chính là những người làm vườn và người hưởng lợi từ chính môi trường nuôi dưỡng họ.

Tất cả những cộng đồng nhỏ như nhà thờ, trường học, khu chợ, bộ lạc đã nhận ra rằng, trong khi thật cần thiết để bắt chính phủ của họ có trách nhiệm, điều cũng thật quan trọng, mà còn quan trọng hơn trong đất nước Kenya nghèo đói là, trong quan hệ của những người dân bình thường với nhau, họ làm gương bằng những giá trị lãnh đạo mà họ mong muốn thấy ở chính những người lãnh đạo của họ, có nghĩa là công lý, trung thực và đáng tin tưởng.
greenbeltmovement1
Mặc dù lúc đầu hoạt đồng trồng cây không nói gì đến vấn đề dân chủ và hòa bình, rất sớm sau đó, câu chuyện rõ như dưới ánh sáng mặt trời là việc quản lý môi trường có trách nhiệm không thể xảy ra được nếu không có “không gian mang tính dân chủ”. Do đó, cây xanh trở thành một biểu tượng của sự tranh đấu cho dân chủ ở Kenya. Những người dân bình thường được huy động để thách thức sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng và quản lý môi trường cẩu thả.

Qua phong trào Green Belt, hàng ngàn người dân hàng ngày cầy ruộng lên nương được huy động và tiếp năng lượng để hành động và tác động tới thay đổi. Họ đã học được cách vượt qua nỗi sợ hãi và cảm giác tuyệt vọng và hành động để bảo vệ quyền lợi của họ.

Có những ngày tháng khó khăn, khi chị Wangari bị bắt, bỏ tù và đánh đập khi phong trào trồng cây từ người dân cày của chị chạm vào sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực của chính phủ. Nhưng, cám ơn Chúa, chị vượt qua tất cả.

Theo thời gian, cây xanh đã trở thành biểu tượng của hòa bình và giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn sắc tộc ở Kenya, khi phong trào Green Betl dùng “cây xanh hòa bình” để giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng. Trong suốt quá trình viết lại hiến pháp Kenya, những “cây xanh hòa bình’ tương tự cũng được trồng khắp các vùng của đất nước để phát triển văn hóa hòa bình. Dùng cây xanh để giữ hòa bình cũng là tập tục lâu đời của Châu Phi.

Vào năm 2002, sự can đảm, kiên tâm, kiên nhẫn và cam kết cao của những thành viên của phong trào Green Belt, và những tổ chức dân sự khác, và công chúng Kenya đã đem đến cuối cùng sự chuyển tiếp hòa bình của đất nước Kenya thành một đất nước dân chủ trong thực tế, và tạo ra nền tảng cho một xã hội ổn định.

Chị được bầu vào quốc hội của Kenya và hiện nay chị phục vụ ở vị trí phó bộ trưởng về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống hoang dã.

Trong hơn 30 năm phong trào Green Belt hoạt động, những hoạt động tàn phá môi trường vẫn tiếp tục không ngưng nghỉ.
Chị Wangari, nhóm Green Belt và những nhà môi trường kêu gọi, rằng nhân loại cần chuyển đổi lối tư duy, dừng lại việc đe họa hệ thống duy trì sự sống của hành tinh này. Chúng ta được kêu gọi, để giúp Mẹ Đất chữa lành vết thương của mẹ, và trong quá trình đó, chữa lành vết thương của chính chúng ta – thật ra là vậy, để ôm lấy tạo vật trong toàn bộ sự đa dạng, vẻ đẹp và kỳ diệu của nó.

Điều này sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn thấy sự cần thiết để làm sống lại cảm giác thuộc về của chúng ta về một gia đình lớn hơn.

Hội đồng Nobel ở Na Uy đã thách thức thế giới mở rộng hơn sự hiểu biết về Hòa bình: chẳng thể có hòa bình nếu không có phát triển đồng đều, và chẳng thế có phát triển mà không có sự quản lý bền vững về môi trường trong một không gian dân chủ và hòa bình. Suy thay đổi tư duy này là một ý tưởng mà thời gian của nó đến rồi đó. Chị Wangari chia sẻ như vậy ở Hội đồng giải Nobel.

Những năm gần đây, chị đi khắp thế giới để nói chuyện chia sẻ những kinh nghiệm của chị và giúp đỡ cho phong trào hòa bình và môi trường ở các đất nước đang phát triển và phát triển.

Sẽ chẳng thể đủ để nói hết về chị Wangari, người phụ nữ của niềm cảm hứng bất tận này. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chị ở trang web của Green Belt Movement: http://greenbeltmovement.org/
Hay tìm kiếm tên chị “wangari maathai” qua một cỗ máy tìm kiếm Internet.

Ở đây, mình chia sẻ với các bạn cảm xúc của chị khi nhận được giải Nobel:
greenbeltmovement2
Những cây Hy vọng

Giải Nobel đã cho tôi một cơ hội để bàn luận về những vấn đề mà tôi đã làm 30 năm qua. Tôi đã nói liên tục cho tới khi tôi khản cả giọng. Nó (giải Nobel) cũng đã cho tôi cơ hội để nói tới một khán giả rộng lớn hơn. Điều này tôi thấy thật rất tuyệt vời. Những người Kenya đã thực sự rất hạnh phúc, từ chủ tịch nước tới những người dân làng. Mọi người thực sự thực sự hạnh phúc. Tôi thấy thật khó có thể xử lý với những cảm xúc này, vậy tôi vội vã lấy một cái cây, đào một cái lỗ, và trồng nó. Tôi nghĩ quan trọng là chúng ta không cân bằng một cây xanh như là một cây xanh cho hòa bình. Điều tôi muốn mọi người hiểu là cây xanh là một biểu tượng. Rất nhiều cuộc chiến tranh chúng mà chúng ta đang tranh đấu trên hành tinh ngày hôm nay liên quan tới tài nguyên thiên nhiên. Cuộc vận động (Green Belt) cố gắng tiếp năng lực cho các cơ sở địa phương, người phụ nữ, và mọi người trong cộng đồng để làm điều gì đó với môi trường. Cây xanh đối với tôi là hy vọng, nó là tương lai. Khi tôi nhìn thấy một cây xanh, tôi nhìn thấy sự hứa hẹn. Nó bắt đầu bằng một cái hạt. Cuối cùng nó trở thành một cái cây to. Nó trở thành một hệ sinh thái trong chính nó. Nó là nhà cho những sinh vật. Nó là biểu tượng của nhiều thứ. Một cái cây là mọi thứ đối với tôi.
.

Trees of Hope

The Nobel Prize gives me an opportunity to discuss these issues that I have been working on for 30 years. I have been talking until I am hoarse. It has also given me the opportunity to speak to a large audience of people. This I find very very wonderful. Kenyans were really happy, from the president to the people in the villages. Everyone was really, really happy. I found it very difficult to deal with those emotions, so I hurried to get a tree, dug a hole, and planted it. I think it is important for us not to equate the tree as a tree to peace. What I would like people to understand [is] the tree is a symbol. A lot of wars that we are fighting on the planet today have to do with these national resources. The campaign tries to empower the grass roots, women, then every person in the community to do something about their environment. The tree for me is hope, it is the future. When I look at the tree I see promise. It starts from a seed. Eventually it becomes a huge tree. It becomes an ecosystem in itself. It is a home for other species. It is a symbol of many things. A tree is everything to me.

Lời kết

Khi chị Wangari Maathai chia sẻ những kinh nghiệm của chị ở Bảo tàng Tự Do, thành phố Chicago, Mỹ tháng Tư vừa rồi, điều kinh ngạc nhất từ khán giả không chỉ là sự cảm thông sâu sắc của những người đặt câu hỏi, mà bởi con số kinh ngạc của những câu hỏi bắt đầu với “Tôi có thể làm gì để giúp đỡ?” (What can I do to help?) và “Chị có lời khuyên nào cho một ai đó muốn thuộc về phong trào hơn” (What advice would you give someone who wants to get more involved?) – không chỉ sự đa dạng về màu da và văn hóa, mà cả độ tuổi. Những gia đình, trẻ em, người lớn tuổi – họ đều đến nghe những chia sẻ đầy cảm hứng từ chị.

Chúng ta sẽ làm gì để tiếp thêm sức cho “tinh thần xanh” ở Việt Nam?
Chúng ta sẽ làm gì để tiếp thêm sức cho  Hà Nội Xanh, Nhiệt Huyết, Làm Việc Tốt và các nhóm dân sự khác?

Tất cả công việc chị Wangari Maathai làm đều bắt nguồn từ tình yêu và niềm cam kết vô hạn của chị cho sứ mệnh. Khi chị nhìn thấy bãi đất cằn khô, chị thấy một rừng cây xanh. Khi chị nhìn thấy sự chết chóc và héo tàn, chị thổi làn gió sự sống vào khoảng không. Khi chị nghe thấy âm thanh của xung đột, chị hát lên thứ âm nhạc của hòa bình.

Bạn sẽ thổi làn gió gì vào một khoảng không khô cằn?

Chúc các bạn một ngày tuyệt vời,

Hiển.

4 thoughts on “Phong trào Vòng đai xanh và giải Nobel Hòa Bình”

  1. Một ý tưởng thật tuyệt vời và sâu sắc. Nó làm em liên tưởng đến hai chữ “hành động” – cầm cái cuốc, đào đất, gieo một hạt giống, tưới nước, chăm sóc cho đến khi cây lớn lên. Nghe thì đơn giản mà bắt tay vào làm thì cần thật nhiều kiên trì và nhẫn nại mà khó hơn là kết nối được hàng triệu người cùng tham gia và tạo thành một làn sóng thay đổi cho cả dân tộc nữa chứ. Em thực sự cảm phục những nỗ lực này của Wangari Maathai, Cảm ơn anh, một bài viết công phu và nhiều ý nghĩa.

    Anh khỏe nhé 🙂

    Like

  2. Cám ơn Hòa.

    Thật ý nghĩa nhỉ. Mỗi người hãy trồng một cái cây.

    Một cái cây với bất kỳ ý nghĩa nào.

    Cái cây lớn dần lên với thân cây to, vững chắc bám chặt vào đất, vươn lên trời xanh, tỏa tán lá xanh cho cộng đồng và thế hệ sau.

    Một lần, anh đi dạo ở khu New Haven Green, trường đại học Yale và ngồi bệt trên rễ của một cái cây để đọc sách.

    Một cái cây to và xanh, và tấm biển nhỏ xíu ở dưới, đề là cây này do một vị tướng trồng năm 1909 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của tổng thống Lincoln.

    Điều đó làm anh giật mình ra phết.

    Hòa khỏe nhé 🙂

    Like

  3. Cảm ơn anh Hiển.Cảm ơn cả Hòa đã giúp mình đọc được bài viết này. e rằng ở Tây Nguyên ” đất đai là sở hữu nhà nước”, việc học cách làm của chị Vagari có gặp khó dễ gì không? Nhưng quả thực bài viết đã gợi cho mình nhiều ý nghĩ rất thú vị. Hy vọng bao giờ cũng là niềm tin để con người đi tiếp, phải không các bạn?Một lần nữa cảm ơn

    Like

  4. Cám ơn chị Linh Nga. Em rất vui là chị thấy bài viết bổ ích và có ý nghĩ muốn làm cái gì đó cho Tây Nguyên.

    Em nghĩ là ở đâu có ý chí thì ở đó có đường đi. 🙂

    Like

Leave a comment