9 thoughts on “Nói chung, bạn có tin là tòa án Việt Nam công minh”

  1. mọi người rất muốn tin , nhưng thực tế khi nhìn thấy trong xã hội thì rất khó để có được niềm tin đó.Rất tiếc.

    Like

  2. Phần trả lời gồm 80% không tin và 20% tin. Câu trả lời này bắt chúng ta phải quan tâm rất nghiêm chỉnh vào vấn đề, bởi vì nếu 80% người trong nước không tin vào tòa án thì chúng ta không thể có một nền chính trị pháp trị. Nếu nhân dân không tin vào tòa án thì chúng ta chỉ có thể có luật rừng mà thôi. Mạnh được yếu thua. Không thể có công lý.

    Nếu người ta đến tòa án, người ta cũng chỉ tin vào những cách thức mua thẩm phán và chạy án.

    Hoặc là người hoàn toàn gạt bỏ tòa án ra ngoài và dùng sức mạnh của chính mình: “Mày làm phiền ông, ông đốt nhà mày.”

    Hoặc là cả hai: Tay bên nay thì mua tòa, tay bên kia thì đốt nhà.

    Lòng tin vào tòa án, như là lòng tin vào phán quan Bao Công khi xưa, chính là nền tảng cho một xã hội kỷ cương, trật tự, và hòa ái.

    Nhưng làm thế nào để tòa án có thể đáng tin cậy?

    1. Kỷ luật tư pháp: Thẩm phán và các nhân viên tòa án lem nhem là phải bị kỷ luật nghiêm minh.

    2. Càng có nhiều ánh sáng rọi vào hệ thống tòa án càng tốt–nghĩa là báo chí phải được tự do điều tra các vấn đề liên quan đến tòa án và mang kết quả điều tra ra ánh sáng cho nhân dân biết (Thay vì bị sa thải, đóng cửa hay kỷ luật vì quá hăng say trong công việc).

    3. Cải tiến thủ tục tòa án và luật lệ về đạo đức tư pháp. Ví dụ: Thẩm phán không có quyền gặp riêng một bên kiên (nguyên đơn hay bị đơn hay đại diện của họ) vì bất kỳ lý do gì, kể cả lý do quen biết trước đây bây giờ chỉ đi uống cà phê. Hay, thẩm phán không được xử trong các vụ kiên có người quen biết mình.

    4. Thẩm phán độc lập, nghĩa là được không ai ra lệnh cho thẩm phán phải xử thế nào–thẩm phán cứ theo luật và kết luận của riêng mình mà hành xử.

    Đây không phải và vấn đề nhỏ, và không phải là vấn đề dễ giải quyết. Trong các quốc gia chậm tiến, ngành tư pháp thường rất yếu, và thẩm phán thường chỉ là gia nô cho những thế lực kinh tế chính trị. Nhưng nếu ta muốn xây dựng một quốc gia pháp trị, mạnh mẽ, đủ sức phát triển kinh tế chính trị tầm cao trên thế giới, ta phải đặc biệt quan tâm vảo tính trong sạch và độc lập của ngành tư pháp.

    Chúc các bạn một ngày vui. 🙂

    Like

  3. Anh Hoành kính!
    Có một hiện tượng đáng suy nghĩ là nhà nước giáo dục luật pháp đến từng thôn đội nhưng phản ứng chung là dân không muốn nghe. Có phải vì nói một đằng làm một nẻo không? Mỗi người chỉ cần bằng quan sát cá nhân đã đủ chỉ ra vài dẫn chứng tiêu cực của ngành hành pháp rồi. Nhiều vụ chưa xử đã có thể dự đoán chính xác kết quả.
    Giải pháp của anh hay, về lí thuyết thì không mới, về thực thi thì không có.
    Anh thứ lỗi, em chỉ muốn trao đổi thực, và muốn nghe ý kiến của anh, chứ không phải ngồi yên nguyền rủa bóng tối đâu, em vẫn mong một cái gì đó tích cực cho xã hội. Song em thiếu niềm tin.
    Ái.

    Like

  4. Hi Tấn Ái,

    Ái nói rất đúng. Nhưng chúng ta nói hai vấn đề hơi khác nhau. Một đằng là giáo dục luật pháp cho dân, một đằng là giáo dục đức hạnh cho thẩm phán và các nhân viên ngành tư pháp, cùng bảo vệ quyền độc lập của ngành tư pháp. Nếu dân không tin ngành tư pháp, thì tại sao dân phải tốn thời giờ học luật làm gì?

    Vấn đề là từ xưa đến nay là, khi nói đến cải tổ hệ thống luật pháp thì ta luôn luôn nghe, “Trong năm nay chúng ta đã làm 75 luật mới, sửa đổi và điều chỉnh 350 đạo luật và tuyển thêm 2000 nhân viên ngành tư pháp…” Mấy cái này chẳng ăn nhập gì đến phẩm chất và đức hạnh của thẩm phán và nhân viên tư pháp, và lòng tin của dân vào tòa án.

    Nếu nhà nước (và các tổ chức tài trợ quốc tế) nhìn vào điểm chính của vấn đề–dân tin tòa hay không? và làm sao để dân tin tòa–thì có lẽ các phương cách cải thiện tư pháp sẽ hiệu lực hơn.

    Nhưng làm hay không lại là chuyện khác 🙂

    Like

  5. Anh Hoành công bố cái này với tư cách cá nhân thì được, chứ với tư cách là của Đọt chuối non thì khéo lại phiền với cái NĐ 97 đấy anh ơi – lol. Theo em thì chừng nào mà hệ thống tư pháp chưa tách hẳn ra khỏi hệ thống đảng thì chừng đó chúng ta còn thấy thẩm phán xử theo chỉ đạo của chi bộ. Và chừng nào mà lương của thẩm phán còn thấp thế thì anh ta còn nhận tiền để xử bậy. Thực ra tăng lương chưa chắc đã khiến cho người ta làm việc nghiêm túc nhưng ít ra lúc đó việc xử công minh còn là “a matter of choice”!

    Like

  6. Chào anh Hoành và Ái!

    Giáo dục pháp luật cho người dân là việc nên làm vì chỉ có hiểu luật với vận dụng luật và làm đúng pháp luật. Theo quan điểm của em thì dù dân có muốn nghe hay không nghe thì mình vẫn phải đi làm cái việc này. Nó góp phần không nhỏ vào trật tự xã hội.

    Giáo dục cho thẩm phán thì theo em vô phương! Giáo dục về chỉ có hiệu quả khi “con người không biết”. Không biết nên mới phải dạy là thế. Các thẩm phán làm gì không biết, biết nhưng vẫn làm ngơ. Chuyện này giống như chuyện có đống rác giữa đường, chẳng ai thèm dọn, biết rác có hại nhưng chẳng ai dại đứng ra làm vật tế thần cả. Đó cũng là lý do tại sao tên khủng bố chỉ có một mình mà có thể không chế cả đám đông – vì ai cũng lo thân mình mặc dù ai cũng biết rằng nếu cả đám nhào vô thì tên khủng bố chết chắc.
    Vấn đề là sai phạm hệ thống thì không thể giải quyết triệt để bằng cách kêu gọi tinh thần cá nhân.
    Nói rộng ra một chút dân có tin vào nhà nước hay không và làm sao để dân tin vào nhà nước? Nếu nhìn ở khía cạnh này thì ngành tư pháp cũng chỉ là phần nhỏ trong bức tranh toàn cảnh

    Like

  7. Ái đẫ nghe rồi, nghe anh Hoành, nghe Ngọc và Linh, nghe Minh Triết; theo Ái thì còn ít người quan tâm quá!
    Làm thế nào đây? Mà vấn đề đặt ra là vấn đề có quan hệ xã hội mà. Dân ta chịu đòn quen rồi sao?

    Like

  8. Hi Ái, Minh Triết, Linh & Ngọc, và các bạn,

    Về vấn đề tham nhũng và thiếu đạo đức của thẩm phán ảnh hưởng đến lòng tin của dân vào tòa án, thì rõ ràng là cách giải quyết cần có tính cách hệ thống một tí. Mình đã nói đến 4 điểm chính có tính cách hệ thống, phù hợp với khung cảnh chính trị xã hội hiên tại. Và trong 4 điều đó thì điều quan trọng nhất vẫn là khuyến khích báo chí hoạt động manh mẽ hơn một tí. Nếu mọi chuyện đều được đưa ra ánh sáng thì ít người lem nhem, và nhiều người cố gắng làm tốt. Nói gì thì nói chỗ sáng thì vẫn ít tội phạm hơn chỗ tối.

    Dĩ nhiên là quản lý báo chí lại không phải là chuyện dễ trong một quốc gia mà nền pháp lý còn yếu, vì báo chí cũng là một trong những khí cụ người ta có thể lạm dụng dễ nhất. Nếu không quản lý tốt, báo chí lại trở thành một thùng rác khổng lồ.

    Dù sao đi nữa thì báo chí tại Việt Nam hiện đang không phát triển được hết năng lực tích cực của mình. Mình nghĩ rằng nếu báo chí có được một hệ thống tự quản trị, và hệ thống kỷ luật Đảng đứng ngoài việc tự quản trị đó (và chỉ nhúng tay vào như là ngoại lệ bắt buộc phải làm khi hệ thống tự quản trị không giải quyết được vấn đề, hoặc khi emergency vì lý do gì đó) thì hệ thống tự quản trị có thể trưởng thành từ từ, giúp báo chí từ từ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Điều này nói thì dễ làm thì khó, vì các quí vị có quyền thường thích dùng NGỌAI LỆ 365 lần một năm.

    Các vấn đề khác như là tiền lương đủ sống như Linh nói cũng là một điểm quan trọng.

    Tách rời khỏi hệ thống đảng thì thực sự là không cần, vì ở nơi nào trên thế giới các quí vị trong chính phủ (hành pháp, tư pháp và lập pháp) thường thuộc một đảng nào đó. Điều quan trọng là người ta có thể làm việc độc lập được không? Tức là nhà nước có thể làm việc độc lập được bao nhiêu đối với hệ thống đảng. Đây là vấn đề văn hóa chính trị, rất khó nói, vì mục đích của các đảng luôn luôn là có một chính sách chính trị và đưa người vào chính quyền để thực hiên chính sách chính trị của đảng càng nhiều càng tốt.

    Công minh, liêm khiết và độc lập của thẩm phán và ngành tư pháp phải nhờ vào báo chí, các luật lệ về đạo đức thẩm phán, và lương tâm của chính người thẩm phán.

    Về việc Ái nói ít người quan tâm quá cũng đúng. Nếu đa số người dân quan tâm đến hiệu năng của nhà nước thì đương nhiên là nhà nước sẽ có năng lực hơn. Nhưng làm thế nào cho mọi người quan tâm hơn, lai là chuyện khác. Theo mình nhận xét, đa số các quốc gia mới thóat khỏi chế độ thuộc địa vài mươi năm nay, dân vẫn còn quen văn hóa (thuộc địa) là nhà nước là bố mẹ, gọi mình thì dạ bảo mình thì vâng, và nhân viên nhà nước cũng vẫn xem mình là phụ mẫu chi dân như nhà nước thời thuộc địa, cho nên dân không quan tâm nhiều đến hiệu năng quản lý của nhà nước, coi như là quan tâm của mình không có kilogram nào.

    Muốn người dân quan tâm thì ta phải làm thế nào để cho người dân thấy tiếng nói của họ có được ảnh hưởng vào hiệu năng của nhà nước. Nếu dân không cảm thấy ai nghe tiếng của mình cả, thì quan tâm làm gì cho mất công.

    Cám ơn mọi người. Cứ tiếp tục bàn thảo và nghiên cứu. 🙂

    Like

Leave a comment