Cao tốc đến địa ngục

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Bài hát được ban nhạc rock người Úc AC/DC trình diễn; phát hành vào tháng 8-1979.

Năm 1978, Bon Scott (ca sĩ của ban nhạc, và cũng là 1 trong 3 người sáng tác bài hát này – cùng với Angus Young và Malcolm Young) chia sẻ: “13 năm mình ở trên đường. Máy bay, khách sạn, các cô nàng đi theo cổ động ban nhạc, rượu chè… tất cả đều lấy thứ gì đó của bạn.” Bài hát này như là nguyện vọng và di chúc cuối cùng của anh khi anh hét lên, “Đừng cản tôi”. Rõ ràng là không ai có thể cản khi anh ấy uống rượu một mình đến chết năm 1980.

Đọc tiếp Cao tốc đến địa ngục

Chọn đường đi cho chính bạn

Chào các bạn,

Câu này “Chọn đường đi cho chính bạn” thì có lẽ bạn nghe tới lần thứ 10 ngàn rồi, nhưng bạn có hiểu thực hành nó như thế nào không?

Đương nhiên, thực hành bằng cách chính bạn chọn đường đi cho bạn. Và bạn làm như thế. Vậy à? Có thật không?

Đa số mọi người trên đời có một cách chọn đường đi cho chính họ, như nhau: Họ chọn làm điều gì họ thấy mọi người khác quanh họ đang làm, học điều gì mọi người đang học, nghĩ điều gì mọi người đang nghĩ, làm cách mọi người đang làm, suy tư cách mọi người đang suy tư, thèm điều mọi người thèm, muốn điều mọi người muốn, yêu điều mọi người yêu, ghét điều mọi người ghét… Chọn như thế thì thực sự ta chẳng chọn gì. Đó chỉ có nghĩa là chạy theo đám đông, và nói đúng ra là chạy theo đám đông ngớ ngẩn. Đọc tiếp Chọn đường đi cho chính bạn

Tăng tư duy tích cực của bạn lên gấp 7 lần

Chào các bạn,

Làm sao để có thể tư duy tích cực hơn?

Mình cũng muốn tích cực hơn nhưng cứ thực hành vài bữa lại nhác? Làm sao để cải thiện?

Tại sao mình cầu nguyện với Chúa Phật mỗi ngày mà đời sống của mình vẫn nhiều mệt mỏi? What’s wrong with me – Có gì không ổn với mình?

Đọc tiếp Tăng tư duy tích cực của bạn lên gấp 7 lần

Đồng bằng sông Cửu Long: Cát không phép chiếm 86% thị trường

congan.com.vn

Thứ Ba, 20/12/2022 16:59  | Nguyễn Nhân

(CATP) Ngày 19-12 tại TP.Cần Thơ, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF – Việt Nam) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL và giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông” với sự tham gia các nhà quản lý, chuyên gia, cơ quan báo, đài. Tại đây, nhiều chuyên gia cho rằng không nên khai thác “cát biển” để làm nguồn vật liệu thay thế, bởi như vậy là chúng ta đang “cắt đứt đôi chân” của mình.

40% Diện tích đồng bằng sẽ biến mất?

Vùng ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đóng góp 31,37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Tuy nhiên, nơi đây đang chịu tác động mạnh do biến đổi khí hậu cùng các hiện tượng cực đoan như: hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở. Tình trạng khai thác cát quá mức đã làm gia tăng sạt lở bờ sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đồng bằng. Do đó, việc quản lý khai thác cát một cách hiệu quả và bền vững cần những giải pháp căn cơ và lâu dài.

Đọc tiếp Đồng bằng sông Cửu Long: Cát không phép chiếm 86% thị trường

World’s apparel and sneakers hub Vietnam struggles as US ban on Xinjiang cotton bites

reuters.com

By Francesco Guarascio and Khanh Vu

Labourers work at a garment factory in Bac Giang province, near Hanoi
Labourers work at a garment factory in Bac Giang province, near Hanoi October 21, 2015. Vietnam’s textiles and footwear would gain strongly from the TPP, after exports of $31 billion last year for brands such as Nike, Adidas, H&M, Gap, Zara, Armani and Lacoste. REUTERS/Kham
  • Summary
  • Companies
  • Vietnam apparel worst hit by U.S. curbs, data show
  • Apparel suppliers to big brands depend on Chinese input
  • Blow to apparel exports hurts Vietnam’s growth

HANOI, April 27 (Reuters) – Tighter U.S. rules to ban imports from China’s Xinjiang are compounding pressure on Vietnam’s apparel and footwear makers, hitting a sector that has already shed nearly 90,000 jobs since October in the global manufacturing hub as demand slowed.

Among garment exporters, Vietnam has faced the worst hit from the the Uyghur Forced Labor Protection Act (UFLPA), a Reuters review of official U.S. data showed. The law, in place since June, requires companies to prove that they do not use raw material or components produced with Xinjiang’s forced labor.

Advertisement · Scroll to continue

Report an ad

Đọc tiếp World’s apparel and sneakers hub Vietnam struggles as US ban on Xinjiang cotton bites