Bình tâm thời khó khăn

Chào các bạn,

Nếu các bạn đã thực tập đối phó với hỏa hoạn trong các building nhiều tầng, các bạn sẽ hiểu điều đầu tiên người ta dạy là (1) biết cửa ra (thường có bảng “exit” sáng), (2) đi về hướng cửa, nhưng qua mỗi cửa phòng nên giúp dộng cửa vài cái để đánh thức người bên trong, (3) đến cầu thang đi bộ xuống (không đi thang máy vì thang máy có thể chết máy giữa chừng), và (4) quan trọng nhất là đi từ tốn có trật tự, xuống từ lầu nào đó (thứ 101 chẳng hạn), xuống tới đường phố. Không chạy ồ ạt.

“Đi từ tốn, trật tự, không chạy ồ ạt” là điểm quan trọng nhất, vì nếu mọi người chạy ồ ạt thì sẽ ngã té, dẫm lên nhau mà chết, và tạo tắt nghẽn cầu thang, chẳng đi đâu được. Đọc tiếp Bình tâm thời khó khăn

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

lao động – “VIỆC CHO PHÉP DUY NHẤT MỘT CÔNG TY “ĐỘC QUYỀN” THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LÀ HẠN CHẾ CHO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. BÂY GIỜ ĐÃ LÀ THỜI ĐIỂM CHÍN MUỒI ĐỂ ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, PHÁT TRIỂN MOBILE MONEY, BÙNG NỔ VỀ FINTECH…, CẦN MỞ RA CHO NHỮNG CÔNG TY CÓ ĐỦ TIỀM LỰC CÔNG NGHỆ ĐỂ ĐỔI MỚI, TĂNG TÍNH CẠNH TRANH, GIẢM PHÍ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG”, MỘT CHUYÊN GIA NHẬN ĐỊNH. THẾ NHƯNG, CHO TỚI LÚC NÀY, CHƯA CÓ MỘT SỰ THAY ĐỔI NÀO ĐƯỢC CHÍNH THỨC ĐƯA RA.

Đọc tiếp Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Xẻ núi, bạt rừng làm điện gió ở Quảng Trị

LĐO | 25/07/2021 | 12:03

Nhiều dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị đang thi công tại Hướng Hoá, nơi nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào cuối năm 2020. Riêng tại xã Tân Hợp, Tân Liên, Húc, Hướng Lộc có 4 dự án Nhà máy điện gió Amaccao, Hoàng Hải, Tài Tâm, Tân Hợp. Những hình ảnh từ trên cao cho thấy, nhiều khoảng rừng, nương rẫy, đồi núi bị máy móc san gạt nham nhở.

Tại huyện Hướng Hóa, có 2 dự án điện gió đã đi vào hoạt động với công suất 60 MW tại xã Hướng Linh. Địa điểm triển khai 2 dự án này được ví là vùng “cửa gió” vì có gió rất mạnh, khiến việc sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Tại huyện Hướng Hóa, có 2 dự án điện gió đã đi vào hoạt động với công suất 60 MW tại xã Hướng Linh. Địa điểm triển khai 2 dự án này được ví là vùng “cửa gió” vì có gió rất mạnh, khiến việc sản xuất của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện, có 26 dự án điện gió đã được UBND tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư và đang triển khai. Dự kiến, đến 31.10.2021, có 18/26 dự án điện gió kịp hòa lưới điện. Để kịp tiến độ, các dự án này cấp tập thi công ngày đêm.
Hiện, có 26 dự án điện gió đã được UBND tỉnh Quảng Trị cấp chủ trương đầu tư và đang triển khai. Dự kiến, đến 31.10.2021, có 18/26 dự án điện gió kịp hòa lưới điện. Để kịp tiến độ, các dự án này cấp tập thi công ngày đêm. Trong ảnh, là đường vào dự án Nhà máy điện gió Tân Hợp (huyện Hướng Hóa) được xẻ qua rừng.

Đọc tiếp Xẻ núi, bạt rừng làm điện gió ở Quảng Trị

Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam: Vẫn còn hình thức

tia sáng – 21/07/2021 07:00 – Châu Dương Quang

Gần đây, giáo dục Việt Nam liên tục ghi nhận những trường được cấp phép và hoạt động phi lợi nhuận, mô hình đã chứng minh hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, dường như sự khác biệt giữa mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận và vì lợi nhuận ngày càng mang tính hình thức hơn là thực chất, và điều này tạo ra các kẽ hở pháp lý mà một số bên có thể lợi dụng.


Everglades College từng là trường tư vì lợi nhuận được Arthur Keiser mua lại, xin được cơ chế trở thành trường tư không vì lợi nhuận. Nhưng một thời gian sau Everglades lại mua trường Keiser vì lợi nhuận của chính Arthur Keiser. Tờ Nytimes đã có bình luận “Một số nhà đầu tư của đại học tư nhân đã thu lợi bẩn nhờ vào quá trình phi lợi nhuận”. Nguồn ảnh: Nytimes.

Đọc tiếp Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam: Vẫn còn hình thức

Lời rừng, hay lẽ tử sinh của tri thức bản địa

Ông là Briu Pố, ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Lên Tây Giang, hỏi về ông, người lớn, cán bộ đều biết. Còn vì sao biết, chuyện dài. Ông hay lên ti vi nói về đại đoàn kết, dân cần chi, cán bộ ra sao, trồng cây ba kích, luật tục rồi nghệ thuật điêu khắc người Cơ Tu. Tôi từng nghe một cán bộ ở tỉnh thốt lên: “Ông già lý luận không bẻ được, chữ nghĩa theo kịp xu hướng mới”. Tôi biết nhiều vị cán bộ huyện… né ông vì bệnh nói thẳng như cây chò, lại xuất thân là thầy giáo người Cơ Tu đầu tiên có bằng đại học, kiến thức về rừng đủ để người ta không qua mặt được.

“Anh bao nhiêu tuổi rồi?”. “Bảy mấy đó, không biết” – ông cười hề hề – “Hồi đó có khai sinh đâu”. Ừ. Mà có thì người ở núi, người già thôi, cũng chỉ tính tuổi theo mùa rẫy. Mỗi năm một mùa rẫy. Rẫy là rừng đó. Vì thế rừng là không gian, là thời gian, là lịch pháp, là đồng hồ sinh học đời người. Với người Cơ Tu, rừng như trường ca, thăm thẳm, mịt mùng, mờ ảo, gần gũi, gắn bó, xa vời, mê hoặc, sợ hãi. Nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes đã từng có một tác phẩm về Tây Nguyên là Rừng, đàn bà, điên loạn. Rừng như người đàn bà đẹp, tài năng, dữ dội, dịu dàng, bảo bọc, như một tác phẩm kinh dị, lại như một bài thơ mềm như mưa thu, như mê cung của thần thoại… gom tất cả lại là tính thiêng, người ta cuộn trong lòng nó, thờ cúng nó, như mẹ. Rừng là mẹ.

Đọc tiếp Lời rừng, hay lẽ tử sinh của tri thức bản địa