Lava

Chào các bạn,

Lava là dung nham mãnh liệt trong lòng núi lửa, chỉ chờ dịp là làm núi lửa nổ bùng. Trong bài hát này lava còn có nghĩa là love.

Mình đã dịch bài hát này với phiên bản lava là dung nham (Lava – Dung nham), bây giờ mình giữ nguyên chữ lava, không dịch, để giữ nguyên một chữ rất đẹp với nhiều ý nghĩa và vừa giữ nguyên ngôn ngữ tình yêu của cặp đôi núi lửa.

Một bài hát rất dễ thương. Mời các bạn cùng nghe nhé.

Chúc các bạn một ngày lava. Đọc tiếp Lava

Tư duy tích cực trong mọi hoàn cảnh

Chào các bạn,

Chúng ta nói Sống tư duy tích cực, mọi nơi, mọi lúc, với mọi người và mọi vật. Hôm nay chúng ta chỉ lập lại điều này từ một góc cạnh khác: Tư duy tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Các bạn, bài đầu tiên mình viết ngày mở trang ĐCN là bài Nửa ly nước, ngày 7 tháng 2, 2009. Đó là bài đầu tiên và nền tảng nhất trong hơn 3 ngàn bài trà đàm của mình. Nửa ly nước có thể nói là nửa ly đầy hay nửa ly cạn, đằng nào cũng đúng. Chỉ là bạn muốn chọn tư duy kiểu nào – đầy hay cạn? Bạn chọn đầy thì đời bạn đầy, bạn chọn cạn thì đời bạn cạn. Đơn giản như thế. Đọc tiếp Tư duy tích cực trong mọi hoàn cảnh

Động lực chăm học

Chào các bạn,

Trong các buôn mình đã đến đã biết, mình cảm nhận những anh em đồng bào sắc tộc Êđê sống ở buôn Cư Nao có cuộc sống khó khăn vì không có đất canh tác.   

Buôn Cư Nao là một buôn mới, được nhà nước xây dựng và di dời anh em đồng bào sắc tộc Êđê từ một buôn làng tận trong vùng sâu vùng xa ra định cư. Chung quanh buôn Cư Nao có nhiều đất nhưng là đất của người Kinh. Do không có đất để canh tác nên gần như lần nào vào buôn đi qua các gia đình, mình đều thấy các mẹ chị cũng như các bố ngồi tụm năm tụm bảy trước cửa nhà để tám chuyện hoặc uống rượu, mình hỏi các bố mẹ sao không đi làm thì được biết: Đọc tiếp Động lực chăm học

Trung Quốc ngụy biện về bãi Tư Chính

19/08/2019 07:55 GMT+7

TTO – Trung Quốc xem khu vực bãi Tư Chính là “một phần của quần đảo Nam Sa và vùng biển liên quan” của Trung Quốc. Lập luận này của Trung Quốc xuất phát từ cơ sở nào, đúng hay sai khi đối chiếu với UNCLOS 1982?

Trung Quốc ngụy biện về bãi Tư Chính - Ảnh 1.

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi tại cửa biển xã Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) – Ảnh: TRẦN MAI

Mọi người đều biết rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982; hơn nữa còn là một trong những thành viên tích cực của nhóm quốc gia đang phát triển, đã có nhiều đóng góp trong quá trình tham gia Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Luật biển lần thứ 3.

Đọc tiếp trên CVD >>

Thu hút đầu tư vào miền Trung – đất lành “chim” chưa đậu – 2 bài

***

Bài 1: Khu kinh tế gặp khó, dự án ì ạch

SGGP 

Không có vùng kinh tế trọng điểm nào có tiềm năng và lợi thế về cảng biển và khu kinh tế, đô thị ven biển lớn như miền Trung. Song, do thiếu tầm nhìn chiến lược, đầu tư dàn trải đã gây nên tình trạng phân tán sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư lớn về miền Trung. Ảnh: NGỌC OAI

Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư lớn về miền Trung. Ảnh: NGỌC OAI

Đọc tiếp trên CVD >>

Người trẻ làm cổ phục

VNP – By Phạm Mỹ

Một nhóm bạn trẻ đam mê cổ phong, văn hóa; vị giáo sư lịch sử đầu ngành; vị công tôn nữ hơn 90 tuổi của nhà Nguyễn đã cùng phục dựng, phỏng dựng lại những trang phục xưa của hoàng tộc và người dân Việt các triều đại. Đáng nói, liên kết giữa các mắt xích này là một thanh niên 9x: Nguyễn Đức Lộc. Cậu đã từ bỏ nghề báo để bắt đầu lập nhóm, mở công ty riêng để nghiên cứu, dệt nên những tấm áo từ quá khứ cách đây cả trăm năm.

Nguyễn Đức Lộc. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Đọc tiếp trên CVD >>