Em cũng chỉ biết chút chút chữ “Bù” là tiếng Stiêng nó có nghĩa là “Người – Làng – Bản” ở tỉnh Bình Phước là những huyện: Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập… toàn những tên thật ngộ.
Riêng về huyện Bù Đăng phân chia hai vùng rõ rệt, cách trung tâm huyện trở về Bình Phước nghĩa là về hướng Tp. HCM thì toàn là anh em đồng bào sắc tộc Stiêng sinh sống nên có những xã như Bù Dố, Bù Rách, Bù Tôm, Bù Klon…
Còn một nửa giáp ranh với tỉnh Đăknông thì có các xã như Sóc Sơn Lang, Sóc Sơn Thành, Sóc Bụi Tre… (Sóc cũng có nghĩa là làng là bản… là tiếng Mnông) những Sóc này là người Mnông sinh sống, nếu có người Stiêng là do con cái lập gia đình rồi theo vợ hoặc chồng.
Khi mới chuyển về em cũng không biết sao chỗ thì gọi là Bù chỗ thì gọi là Sóc, em hỏi và được anh em đồng bào chỉ cho em mới phân biệt được còn không em cũng gọi loạn lên 😀
Em chúc anh Hai cuối tuần nhiều niềm vui và an lành.
Cám ơn Yăh. Bây giờ nói đến tên Bù Đăng tự nhiên anh nhớ là Bù Đăng, Bù Đốp là các nơi rất nổi tiếng trong thời chiến tranh. Bây giờ nhớ đến vẫn còn cảm thấy bi thảm.
Vùng đó là mật khu Đồng Xoài thuộc chiến khu Đ của quân đội miền Bắc thời đó, uy hiếp Sài Gòn. Bù Đăng và Bù đốp do đó có căn cứ của lực lượng đặc biệt của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Và nơi đó có nhiều trận chiến khốc liệt, đặc biệt là trân Đồng Xoài (1965). (Ngày nay Đồng Xoài là thị xã chính của tỉnh Bình Phước. Hồi đó gọi là tỉnh Phước Long).
Cũng trong năm 1965 có các trận khốc liệt khác là trận Pleime và trận La Drang (hình như thời đó gọi là trận Chu Prong) ở Gia Lai. Pleime và La Drang đều thuộc huyện Chu Prong của Gia Lai, cách Pleiku chừng 20km và hơn một chút.
Các trân này có lẽ đều liên quan đến chiến khu Đ và làm cho tình hình chiến tranh rất trầm trọng. Sau đó không lâu, có lẽ chừng vài tháng, TCS có viết bài “Tình Ca Người Mất Trí” và Khánh Ly hát trong các đại học và hội quán (cà phê) sinh viên ở Đà Lạt và Sài Gòn. Đây là một trong những bài hát phản chiến đầu tiên đánh rất mạnh vào tâm thức người dân miền Nam, đặc biệt trong giới trí thức và sinh viên đại học, về chiến tranh, chết chóc, chia ly, hủy diệt và đương nhiên là ý nghĩa của cuộc chiến. Why?
Anh có bài Tình Ca Người Mất Trí bên dưới, do TCS đánh đàn và Khánh Ly hát năm 1967 (hai năm sau trận chiến Đồng Xoài ở Chiến khu Đ, và các trận Pleime và Chu Prong ở Gia Lai). Chia sẻ với yăh và cả nhà một mảnh nhỏ của lịch sử và âm nhạc/văn hóa.
Anh Hai
TB: Sau này ở vùng chiến khu Đ còn các trận quan trọng. Trân An Lộc (1972) để miền Bắc hỗ trợ hòa đàm ở Paris. Trận Phước Long (12/1974 đến 1/1975, quân đội miền Bắc chiếm Phước Long (ngày nay là Bình Phước), mở đầu cho chiến dịch Đại thắng mùa xuân 1975 chiếm toàn miền Nam.
Tình Ca Người Mất Trí
TCS
Tôi có người yêu chết trận Plei-me
Tôi có người yêu ở chiến khu “Đ”
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới.
Tôi có người yêu chết trận Chu Prong
Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
Chết lạnh lùng mình cháy như than.
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Gọi tên anh tên Việt Nam
Gần nhau trong tiếng nói da vàng
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
Thừa đôi tay, dư làn môi
Từ nay tôi quên hết tiếng người.
Tôi có người yêu chết trận A Sao (1)
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo.
Tôi có người yêu chết trận Ba Gia (2)
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò
Không hận thù nằm chết như mơ !
Chú thích:
(1) Trận A sao là trận ở thung lũng A sầu, Thừa Thiên, Huế, 1966.
(2) Trận Ba Gia, ở huyện Sơn Tịnh, Quãng Ngãi, 1965.
Chữ “Bù” có nghĩa gì trong Bù Đăng, Bù Dố, vậy yăh? Và đó là ngôn ngữ gì vậy?
Anh Hai
Số lượt thíchSố lượt thích
Dear Anh Hai,
Em cũng chỉ biết chút chút chữ “Bù” là tiếng Stiêng nó có nghĩa là “Người – Làng – Bản” ở tỉnh Bình Phước là những huyện: Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập… toàn những tên thật ngộ.
Riêng về huyện Bù Đăng phân chia hai vùng rõ rệt, cách trung tâm huyện trở về Bình Phước nghĩa là về hướng Tp. HCM thì toàn là anh em đồng bào sắc tộc Stiêng sinh sống nên có những xã như Bù Dố, Bù Rách, Bù Tôm, Bù Klon…
Còn một nửa giáp ranh với tỉnh Đăknông thì có các xã như Sóc Sơn Lang, Sóc Sơn Thành, Sóc Bụi Tre… (Sóc cũng có nghĩa là làng là bản… là tiếng Mnông) những Sóc này là người Mnông sinh sống, nếu có người Stiêng là do con cái lập gia đình rồi theo vợ hoặc chồng.
Khi mới chuyển về em cũng không biết sao chỗ thì gọi là Bù chỗ thì gọi là Sóc, em hỏi và được anh em đồng bào chỉ cho em mới phân biệt được còn không em cũng gọi loạn lên 😀
Em chúc anh Hai cuối tuần nhiều niềm vui và an lành.
Em M Lành
Số lượt thíchSố lượt thích
Cám ơn Yăh. Bây giờ nói đến tên Bù Đăng tự nhiên anh nhớ là Bù Đăng, Bù Đốp là các nơi rất nổi tiếng trong thời chiến tranh. Bây giờ nhớ đến vẫn còn cảm thấy bi thảm.
Vùng đó là mật khu Đồng Xoài thuộc chiến khu Đ của quân đội miền Bắc thời đó, uy hiếp Sài Gòn. Bù Đăng và Bù đốp do đó có căn cứ của lực lượng đặc biệt của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Và nơi đó có nhiều trận chiến khốc liệt, đặc biệt là trân Đồng Xoài (1965). (Ngày nay Đồng Xoài là thị xã chính của tỉnh Bình Phước. Hồi đó gọi là tỉnh Phước Long).
Cũng trong năm 1965 có các trận khốc liệt khác là trận Pleime và trận La Drang (hình như thời đó gọi là trận Chu Prong) ở Gia Lai. Pleime và La Drang đều thuộc huyện Chu Prong của Gia Lai, cách Pleiku chừng 20km và hơn một chút.
Các trân này có lẽ đều liên quan đến chiến khu Đ và làm cho tình hình chiến tranh rất trầm trọng. Sau đó không lâu, có lẽ chừng vài tháng, TCS có viết bài “Tình Ca Người Mất Trí” và Khánh Ly hát trong các đại học và hội quán (cà phê) sinh viên ở Đà Lạt và Sài Gòn. Đây là một trong những bài hát phản chiến đầu tiên đánh rất mạnh vào tâm thức người dân miền Nam, đặc biệt trong giới trí thức và sinh viên đại học, về chiến tranh, chết chóc, chia ly, hủy diệt và đương nhiên là ý nghĩa của cuộc chiến. Why?
Anh có bài Tình Ca Người Mất Trí bên dưới, do TCS đánh đàn và Khánh Ly hát năm 1967 (hai năm sau trận chiến Đồng Xoài ở Chiến khu Đ, và các trận Pleime và Chu Prong ở Gia Lai). Chia sẻ với yăh và cả nhà một mảnh nhỏ của lịch sử và âm nhạc/văn hóa.
Anh Hai
TB: Sau này ở vùng chiến khu Đ còn các trận quan trọng. Trân An Lộc (1972) để miền Bắc hỗ trợ hòa đàm ở Paris. Trận Phước Long (12/1974 đến 1/1975, quân đội miền Bắc chiếm Phước Long (ngày nay là Bình Phước), mở đầu cho chiến dịch Đại thắng mùa xuân 1975 chiếm toàn miền Nam.
Tình Ca Người Mất Trí
TCS
Tôi có người yêu chết trận Plei-me
Tôi có người yêu ở chiến khu “Đ”
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới.
Tôi có người yêu chết trận Chu Prong
Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
Chết lạnh lùng mình cháy như than.
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Gọi tên anh tên Việt Nam
Gần nhau trong tiếng nói da vàng
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam
Ngày mới lớn tai nghe quen đạn mìn
Thừa đôi tay, dư làn môi
Từ nay tôi quên hết tiếng người.
Tôi có người yêu chết trận A Sao (1)
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo.
Tôi có người yêu chết trận Ba Gia (2)
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua
Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò
Không hận thù nằm chết như mơ !
Chú thích:
(1) Trận A sao là trận ở thung lũng A sầu, Thừa Thiên, Huế, 1966.
(2) Trận Ba Gia, ở huyện Sơn Tịnh, Quãng Ngãi, 1965.
Số lượt thíchLiked by 2 people
Dear Anh Hai
Em cảm ơn anh Hai đã cho em biết về lịch sử những miền đất em đã có dịp đi qua rất nhiều lần, cũng như nơi mà em đã lớn lên.
Giờ em mới biết bài hát này là bài “Tình Ca Người Mất Trí” Bài hát nghe thiết tha và thấm thía.
Em M Lành
Số lượt thíchSố lượt thích
Em cảm ơn anh Hoành và chị mattaxuanlanh đã chia sẻ.
Anh Hoành ơi! Bài hát thật xúc động anh ạ.
Số lượt thíchSố lượt thích