Nghệ thuật hát cổ họng Tuvan

Chào các bạn,

Nghệ thuật hát cổ họng Tuvan, hay Khoomei, hay Hooliin Chor (tiếng Mông Cổ nghĩa là ‘hòa âm cuống họng’), hay nghệ thuật hát cổ họng Mông Cổ là một biến thể đặc biệt của nghệ thuật hát bội âm (overtone, là những âm có cao hơn âm cơ bản thấp) của người Mông Cổ, Nội Mông, Tuva và Siberia (các nước Đông Bắc Á). Tức là hát 2 âm thấp cao cùng một lúc, như là 2 ca sĩ. Các âm thấp cao thường có những tần số có thể cộng hưởng nhau, tạo thành hòa âm của các nốt cộng hưởng.

Nghệ thuật hát cổ họng Tuvan đã được ghi trong Danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể Đại diện của Nhân loại của UNESCO năm 2009, dưới tên Khoomei, nghệ thuật hát Mông Cổ. Đọc tiếp Nghệ thuật hát cổ họng Tuvan

Bồ tát thật

Chào các bạn,

“Bồ tát diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh mà thật không có chúng sinh được diệt độ. Vì cớ sao? Vì nếu Bồ tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh… tức chẳng phải Bồ tát.” (Kinh Kim Cang, Đoạn 3)

Diệt độ tất cả chúng sinh là yêu tất cả mọi người, yêu tất cả mọi chúng sinh, vô điều kiện, yêu như là yêu chính mình, không phân biệt mình và người khác, chúng sinh khác.

Nếu bạn chia sẻ quần áo cho người nghèo, cơm cháo cho người bệnh, tri thức cho người học, mà bạn thấy mình là người cho, thấy người nhận là người được bạn cho và thấy bạn đang làm việc cho đi, thì bạn không phải là người chia sẻ thật. Đọc tiếp Bồ tát thật

Nộp tiền đi dạy

Chào các bạn,

Mấy tuần nay các thầy cô giáo huyện Krông Păk chộn rộn hoang mang chao đảo, về việc phòng giáo dục cắt bỏ dạy hợp đồng của một số đông thầy cô giáo. Có những thầy cô giáo dạy hợp đồng đã bảy tám năm, cứ ngỡ sắp được nhận vào biên chế như đã được hứa hẹn từ ban đầu ngay khi mới xin vào trường dạy, nhưng không ngờ đùng một cái lại nhận được quyết định cắt hợp đồng nghỉ dạy. Đọc tiếp Nộp tiền đi dạy

Tại sao nhân lực trình độ cao ít về nông thôn lập nghiệp?

Hai năm trước, World Bank xuất bản một ấn phẩm mang tên Đổi mới Nông nghiệp Việt Nam: Nhiều giá trị hơn từ đầu tư ít hơn (Transforming Vietnamese Agriculture: Gainning More from Less, 2016). Báo cáo này đã chỉ rõ những khó khăn, thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải và đưa ra những giải pháp cũng như dự đoán những thành tựu tiềm năng từ những giải pháp này. Báo cáo này cũng chỉ ra những thách thức và đòi hỏi đổi mới để tăng tính khả thi của các giải pháp đó.

Đọc tiếp trên CVD >>

Để không ai bị bỏ lại phía sau

  • NGUYỄN QUANG ĐỒNG 
(CHUYÊN GIA CHÍNH SÁCH CÔNG VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG IPS)
  • 18.03.2018, 05:55

TTCT – Toàn văn CPTPP cuối cùng cũng đã được công bố. Và như mọi cuộc chơi kinh tế khác, khó có chuyện lợi ích mà hiệp định mang lại sẽ được phân bổ đồng đều cho mọi nhóm dân cư, mọi doanh nghiệp. Sẽ có người hưởng lợi nhiều và sẽ có những người thua thiệt.

Để không ai bị bỏ lại phía sau
Nông nghiệp sẽ chịu sức ép lớn từ CPTPP trong khi chẳng mấy nông dân hiểu biết chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới trong lĩnh vực của mình. Ảnh: MAI VINH

Câu hỏi lớn đặt ra là những nhóm thua thiệt là ai, bị tác động đến mức độ nào? Và theo đó, bài toán tiếp theo mà từng chính phủ, trong đó có Việt Nam, sẽ cần phải giải là chính sách nội địa trong từng nước sẽ phải điều chỉnh thế nào – để ít những nhóm thiệt thòi, những nhóm yếu thế – qua can thiệp chính sách từ chính phủ, được san sẻ lợi ích từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hoặc chí ít ra cũng không bị “bỏ lại phía sau”.

Đọc tiếp trên CVD >>