Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Đọc tiếp Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

One woman – Một Phụ nữ

Chào các bạn,

One Woman là bài hát của UN Women với hơn 20 nghệ sỹ khắp thế giới tham gia trình bày.

UN Women là Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc.

Bài hát nêu 13 địa danh tiêu biểu, trong đó có Hà Nội, Việt Nam.

Bài hát nằm trong cuộc đấu tranh: Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, trao quyền cho phụ nữ về kinh tế và thúc đẩy phụ nữ tham gia chính trị.

Chúc các bạn một ngày tốt lành.

TH Đọc tiếp One woman – Một Phụ nữ

Các cô bạn gái thời xưa

Chào các bạn,

Hôm nay Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, chia sẻ ít chuyện phụ nữ thời mình còn nhỏ với các bạn cho vui.

Hồi học cấp III và đại học, mình khá đắt đào, nói chuyện mấy cô thường thích. Mấy anh chàng bạn trai của mình hay thắc mắc tại sao như vậy, trong lúc chúng hắn cao ráo hơn, đọc sách ứng xử với bạn gái tử tế, mà lại không hấp dẫn các cô.

Mình chẳng biết câu trả lời.

Bây giờ ngồi nghĩ lại mình có vài câu trả lời như sau: Đọc tiếp Các cô bạn gái thời xưa

Không tranh cãi

Chào các bạn,

Những ngày Tết buổi tối các em các cháu về nhà má chơi đến khuya mới về lại nhà riêng, má mình mặc dầu đã trên chín mươi tuổi nhưng mắt sáng và tai nghe vẫn rất tốt, cho nên có thói quen theo dõi thời sự phát trên sóng VTV lúc mười chín giờ mỗi ngày, và trong những ngày Tết các buổi phát sóng thời sự buổi tối, không có tối nào là không thông báo về những vụ tai nạn xảy ra trong cả nước, làm em Cường nhớ lại sự cố đã xảy ra với em trong buổi trưa thứ Ba ngày hai mươi tám Tết. Em Cường cho biết: Đọc tiếp Không tranh cãi

3 điều phụ nữ và trẻ em gái cần

Chào các bạn,

Phụ nữ và trẻ em gái khắp thế giới cần 3 điều này: (1) Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, (2) trao quyền kinh tế cho phụ nữ và (3) thúc đẩy phụ nữ tham gia chính trị.

Phụ nữ và trẻ em gái ở nước ta cũng cần 3 điều đó.

Dưới đây là vài nét phác họa tình hình hiện tại về 3 điều này ở nước ta để các bạn có hướng suy nghĩ và hành động. Đọc tiếp 3 điều phụ nữ và trẻ em gái cần

Phụ nữ trong khoa học: Những góc nhìn

TS – 07/03/2018 08:00 – Ann Hibner Koblitz*

Gần như tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có những nữ khoa học, nữ bác sĩ và nhà phát minh nữ nhưng vì nhiều lí do, tên tuổi của những người phụ nữ này vẫn bị khuất lấp hoặc không được ghi nhận. Đến thời kì “làn sóng nữ quyền lần thứ hai” trỗi dậy vào giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1980, những nhà sử học theo chủ nghĩa nữ quyền đã khôi phục lại tên của vô vàn những người phụ nữ vĩ đại trong quá khứ, bao gồm các nhà khoa học và phát minh nữ. Những học giả này đã thách thức các định kiến giới trong những trang sử của hàng thế kỉ đã xóa đi những đóng góp của người phụ nữ trong rất nhiều lĩnh vực bởi các nhà sử học nam.


Nhà toán học Miryam Mirakhani. Ở Iran, quê hương cô, nghiên cứu toán học được coi là một nghề nữ tính. Trong ảnh là bìa của một tờ báo ngày tại Iran vinh danh Mirakhani sau khi cô qua đời.

Đọc tiếp trên CVD >>

Một tư tưởng nữ quyền tiên phong và thấu đáo

– Bùi Trân Phượng

bia

Nam nữ bình quyền do ĐH Hoa Sen và NXB Hồng Đức tái bản, quý 3/2014
(tin Thể Thao & Văn Hoá)

Đặng Văn Bảy (1903-1983) là tác giả sớm nhứt ở Nam bộ đã viết về nữ quyền. Nam nữ bình quyền được viết ở Vĩnh Long từ đầu tháng 8 năm 1925 đến đầu tháng 7 năm 1927, xuất bản năm 1928 ở Sài Gòn và bị cấm khoảng một năm sau đó.

Nay đọc lại, chúng ta thấy đây thực sự là một tiếng nói tiên phong đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ, bảo vệ quyền làm người của phụ nữ. Là một trong những tiếng nói sớm nhứt về vấn đề nầy, Nam nữ bình quyền của Đặng Văn Bảy đồng thời xứng đáng được coi là suy nghĩ và diễn ngôn vào loại đi xa nhứt trong sự đặt lại vấn đề, thách thức trật tự lâu đời và hiện hữu, trật tự trong quan hệ giới, và cả trong quan hệ giữa người cai trị và bị trị, giữa người áp bức và bị áp bức.

Đọc tiếp trên CVD >>