Chiêm ngưỡng dung nhan

Chào các bạn,

Hôm nay mình có vài ý liên quan đến cụm từ “chiêm ngưỡng dung nhan”. Mình sẽ nói về các ý đó dưới đây.

1. Hình như cụm từ này thường được nói đến khi “chiêm ngưỡng dung nhan nàng”. Điều này thì các cậu đều đã rành. Thích cô nào đó, thì thường thích ngồi cách cô ấy một khoảng ngắn, để chiêm ngưỡng dung nhan nàng, dù nàng có biết điều đó hay không. Điều này hay xảy ra trong quán cà phê, khi các cậu trồng cây si cô con gái ông chủ quán đang làm cashier thu ngân.

2. Hình thức dùng thứ hai thường xuyên nhất là “chiêm ngưỡng dung nhan Thiên chúa.” Đây có lẽ là từ visualization của tiếng Anh. Tức là tưởng tượng đến hình ảnh Thiên chúa trong đầu mình để chiêm ngưỡng hay trò chuyện, hoặc có thể là chiêm ngưỡng tượng Chúa và cầu nguyện cùng Chúa.

Nói đến điều này thì đụng chạm một điểm thần học quan trọng. Mười điều răn mà Thiên chúa trao cho Moses trên Mount Horeb (còn gọi là Mount Sinai), trong đó điều thứ hai nói: “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.” Exodus 20:4.

Vì vậy các nhà thờ Do thái giáo, Hồi giáo, Tin lành ngày nay chẳng có hình tượng gì cả. Nhưng nhà thờ Công giáo thì có đủ thứ hình tượng – Chúa cha, Chúa con, Chúa thánh thần (chim bồ câu hay đóm lửa), Mẹ Maria, thánh Giuse và hàng trăm thánh khác.

Giáo hội công giáo bỏ điều răn thứ 2 và chẻ điều răn thứ 10 thành 2 điều răn để đủ lại 10. Và đây là một bất đồng ý kiến lớn giữa công giáo và các nhánh khác.

Nhưng, nếu ta quan sát thì thấy trong những nhánh không có hình tượng gì thì rất khó tập trung vào Thiên chúa, vì chẳng có hình ảnh nào trong đầu mình cả. Thiên chúa chỉ là Không (như nhà Phật) trong đầu mình. Rất khó tập trung vào Không hình ảnh.

Hơn nữa nếu mọi nhánh Kitô giáo đều xem Giêsu là Thiên chúa, thì Thiên chúa có ít nhất là một hình ảnh có thể nhận ra – đó là hình người của Chúa Giêsu.

Ngoài ra, điều răn cấm thờ mọi hình tượng được ban cho vào lúc dân Do thái và các dân tộc vùng đó thờ đủ loại hình tượng kì dị kể cả tượng bò vàng, khoảng 1500 năm trước khi Chúa Giêsu đến với loài người.

Đó là một vấn đề tranh cãi thần học ngày nay vẫn còn.

Loại bỏ các vấn đề thần học đó ra khỏi đầu, kinh nghiệm của mình cho thấy là nếu chúng ta có một hình ảnh cụ thể để tập trung vào đó, chiêm ngưỡng, cầu nguyện và trò chuyện, thì đó là một “pháp môn” rất tốt và dễ với mọi người. Đây cũng rất giống với pháp môn niệm Phật A di đà của Tịnh độ tông, chiêm ngưỡng Tây phương cực lạc, Phật A di đà đẹp đẽ, và chính mình là một vị Phật đẹp đẽ như Phật A di đà. Tập trung vào hình ảnh như thế để hướng dẫn tâm trí. Rất hiệu nghiệm.

3. Và đây là điểm chính mình muốn nói với các bạn. Đời sống làm việc ngày nay quá tất bật từ đầu ngày đến cuối ngày, cho nên ta chỉ làm việc hùng hục, thường xuyên là mang stress về nhà, cho nên cách ứng xử với người trong nhà—vợ chồng, con cái, anh chị em—thường khi dễ sinh cáu bẳn.

Nhưng nếu giữa ngày ta có một lúc nghỉ nào đó để ngủ trưa hay ngồi Thiền, thì có thể dùng thời gian đó, chỉ hai ba phút, để “chiêm ngưỡng dung nhan” ai đó trong gia đình, như là vợ mình để có thể thấy những nét đáng yêu của vợ, những cực nhọc của vợ mỗi ngày, hay một nhóc trong nhà để thấy nó đáng yêu thế nào, và mình bỏ bê nó thường xuyên thế nào… Ngay cả visualize người yêu của mình như thế cũng sẽ làm mình hiểu người yêu hơn.

Đây cũng là một cách Thiền để nối kết chặt chẽ với vòng người gần gũi mình nhất. Xây dựng nền tảng bền vững cho gia đình và tình yêu.

Chúc các bạn luôn thấy rõ được Thượng đế cũng như người thân.

Mến,

Hoành

© copyright 2015
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Chiêm ngưỡng dung nhan”

  1. Có câu: “Phúc cho ai không thấy mà tin”.

    Mà con người thường hay quên, nhất là khi sung túc no đủ. Nên dù có thấy rồi, chiêm nghiệm rồi, nhưng cũng nhanh quên khi đã no cơm ấm cật. Và niềm tin cũng dần dần bé lại.

    Khó nhất là tu tại gia, nhì là ở chợ thứ ba mới đến chùa.

    Thích

  2. Em đọc bài này và câu “Giáo hội công giáo bỏ điều răn thứ 2 và chẻ điều răn thứ 10 thành 2 điều răn để đủ lại 10. Và đây là một bất đồng ý kiến lớn giữa công giáo và các nhánh khác” làm em nhớ đến một thắc mắc rất lớn của em lúc trước: “Trời đất, nếu đã gọi là lời răn của Thiên Chúa sao con người dám tự tiện bỏ đi một điều rồi bẻ một điều thành hai cho đủ 10? Điều đó có tự mâu thuẫn với điều răn về quyền lực của Thiên Chúa hay không khi con người thích giữ điều nào thì giữ, bỏ điều nào thì bỏ, bẻ điều nào ra thì bẻ?”

    Nhưng bây giờ thì em hiểu tại sao lại có vấn đề tranh cãi thần học này rồi ạ, em cũng đã hiểu mục đích của việc này do nhu cầu có một hình ảnh cụ thể để “chiêm ngưỡng” như anh nói đến trong bài “kinh nghiệm của mình cho thấy là nếu chúng ta có một hình ảnh cụ thể để tập trung vào đó, chiêm ngưỡng, cầu nguyện và trò chuyện, thì đó là một “pháp môn” rất tốt và dễ với mọi người”.

    Em nghĩ nếu bám sát theo 10 lời răn Moses nhận được, thì chính xác là “Thiên chúa chỉ là Không (như nhà Phật) trong đầu mình. Rất khó tập trung vào Không hình ảnh”, và cả Moses và Phật đều sống ở thời trước khi Jesus ra đời. Hiện nay chúng ta đã có Jesus, em nghĩ những người tin Jesus rất đơn giản khi đã có sẵn hình ảnh cụ thể này trong Kinh thánh Tân Ước.

    Bài này cũng dẫn em đọc lại bài dịch của chị Quỳnh Linh về Mười điều răn và comment của Anh, rất hay ạ:

    https://dotchuoinon.com/2010/10/28/cac-di%E1%BB%85n-van-lam-thay-d%E1%BB%95i-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-m%C6%B0%E1%BB%9Di-di%E1%BB%81u-ran/

    Em cảm ơn anh,
    e. Hường

    Thích

  3. !,2 là bình thường, 3 mới thực sự cần thực hành hằng ngày để thông cảm hơn, vị tha hơn và yêu thương người thân hơn. Cảm ơn anh trần Đinh Hoành

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s