Dân ca dân nhạc VN – 20 Bài Tổ Của Đờn Ca Tài Tử Miền Nam

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn 20 Bài Tổ Của Đờn Ca Tài Tử, qua bài viết “Hai Mươi Bài Tổ Cổ Nhạc Miền Nam” dưới đây cùng audio clips có cả dẫn giải của cả 20 bài.

Mời các bạn cùng tham khảo và thưởng thức.

Túy Phượng

oOo

HAI MƯƠI BÀI TỔ
CỔ NHẠC MIỀN NAM
Song song với nghệ thuật trình diễn trên sân khấu là Hát Bội, các bộ môn ca Huế, Nhạc Lễ và Nhã Nhạc cung đình cũng theo bước chân khẩn hoang của những người dân miền Trung vào Nam, qua mỗi vùng đất nước, thâu nhận thêm những bài dân ca, câu hò, điệu lý của từng vùng mà tạo thành một loại ca nhạc “sa lông”, tức là loại nhạc thính phòng để đờn ca giải trí vui chơi trong lúc nhàn hạ chứ không có trình diễn gọi là Nhạc Tài Tử. Đọc tiếp Dân ca dân nhạc VN – 20 Bài Tổ Của Đờn Ca Tài Tử Miền Nam

Dân ca dân nhạc VN – Nói Thơ Vân Tiên

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một bộ môn độc đáo khác trong Dân ca Dân nhạc Miền Nam: “Nói Thơ Vân Tiên”.

“Nói Thơ Vân Tiên” là một giai điệu thấm sâu trong lòng người dân Lục tỉnh mỗi khi trà dư tửu hậu. Giai điệu này còn được các bà mẹ dùng trong thể loại Hát Ru Con (Hát Đưa Em).

Câu truyện Lục Vân Tiên, truyện thơ nổi tiếng nhất miền Nam do cụ Nguyễn Đình Chiểu viết những năm 50 của thế kỷ 19, và được xuất bản lần đầu năm 1874, có cốt truyện tóm tắt như sau: Đọc tiếp Dân ca dân nhạc VN – Nói Thơ Vân Tiên

Dân ca dân nhạc VN – Nhạc Lễ Miền Nam

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn bộ môn Nhạc lễ của miền Nam.

Nhạc lễ là một loại nhạc nghi thức quan trọng được dùng trong các dịp hôn lễ, tang lễ, và cúng tế. Theo truyền thuyết thì nguồn gốc của Nhạc lễ miền Nam khởi nguồn từ Nhạc lễ cung đình xưa.

Đình Trung Gò Công thuở nhỏ mình hay theo ông ngoại vào cúng đình. Ảnh ở đầu bài là bên trong đình.
Đình Trung Gò Công thuở nhỏ mình hay theo ông ngoại vào cúng đình. Ảnh ở đầu bài là bên trong đình.

Hiện nay trong các Đình, Miếu và Lễ tang, Nhạc lễ là một phần âm nhạc không thể thiếu trong khi cúng tế. Tất cả các bài Nhạc lễ rất khó về ký âm. Cùng với nhiều nhạc cụ đi liền bài, phù hợp với nội dung cúng tế. Tính cách sáng tạo các bài và các nhạc cụ dòng nhạc này vẫn hiện đang tiếp tục phát huy.

Những ban nhạc lễ, tùy theo lớn hay nhỏ, sẽ có một số nhạc cụ truyền thống như: Đọc tiếp Dân ca dân nhạc VN – Nhạc Lễ Miền Nam

A leap of faith – Bước nhảy của lòng tin

Chào các bạn,

Chúng ta đã nghe đến cụm từ “a leap of faith – bước nhảy của lòng tin”. Cụm từ này có nghĩa là “hãy tin” mà không cần lý giải, không cần bằng chứng, cứ tin. Như là tin vào Chúa mà chẳng cần biết đúng sai. Một nghĩa thứ hai là: “Hãy nhắm mắt làm liều điều gì đó, như là làm kinh doanh, và tin là Chúa sẽ đỡ mình”.

Cả hai cách hiểu này đều có thể gọi là đúng, nhưng chúng ta cần hiểu chính xác. Đọc tiếp A leap of faith – Bước nhảy của lòng tin

Chưa cãi nhau bao giờ

Chào các bạn,

Nhiều lần mình đi ngang qua nhà bố Lo ở thôn Một nhưng chưa vào thăm gia đình được, có rất nhiều lần định ghé vào thăm nhưng lại gặp chuyện này, chuyện kia, nên vẫn còn khất đó! Cho đến tối Chúa nhật vừa qua, sau khi mình đến thăm các gia đình ở gần bên, trước khi về mình nói với hai mẹ cùng đi với mình vào thăm nhà bố Lo rồi hãy về.

Ở ngoài đường nhìn vào căn nhà ngang mở cửa, mình đi vào thấy một nhà ngổn ngang những khung xe, niền và bánh xe đạp cũ, tháo ra vất lung tung bừa bãi trên nền nhà không còn lối để bước vào. Đọc tiếp Chưa cãi nhau bao giờ

Tản mạn về từ Hán Việt – Sinh thì là chết? (phần 11.3)

Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com

Các phần trước của loạt bài “Sinh thì là chết?” (11.111.2) đã ghi nhận các khả năng liên hệ sinh thì với cách đọc Hán Việt và phương ngữ ở phía Nam Trung Quốc (TQ). Phần này chú trọng đến các phương ngữ ở VN và từ đó đưa ra một cách giải thích về nguồn gốc của sinh thì. Hi vọng với các cách nhìn khác nhau, ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của cụm từ sinh thì: trong đó không thể thiếu các yếu tố của phương ngữ, chữ Nôm, chữ Hán và tôn giáo (Phật Giáo và Công Giáo).

Đọc toàn bài ở đây

Populations of rare langur found in Quang Binh mountain

Ha Tinh langur (Trachypithecus hatinhensis). — Photo coutersy of WAR

QUANG BINH (VNS) — Rare Ha Tinh langurs were found on a mountain in central Quang Binh, according to the local Forest Ranger Department.

The Ha Tinh langur (Trachypithecus hatinhensis) is an endangered primate species, according to the International Union for Conservation of Nature and Viet Nam’s red list. The woodsmen who found 60 of the langurs in the province’s Thach Hoa Commune in Tuyen Hoa District helped department staff identify the animals. Đọc tiếp Populations of rare langur found in Quang Binh mountain

Trò thảnh thơi, thầy bơ phờ

28/01/2015 08:23 GMT+7

TT – “Học kỳ I đã kết thúc từ tháng 12 nhưng đến thời điểm này (cuối tháng 1), tôi vẫn chưa làm xong sổ sách” – cô T., giáo viên âm nhạc ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), cho biết.

Một giáo viên tiểu học ở TP.HCM viết nhận xét vào sổ liên lạc sau học kỳ I năm học 2014-2015 – Ảnh: N.Hùng

Không còn học sinh tiểu học khoe được học sinh giỏi hay xuất sắc, giấy khen không còn rập khuôn một mẫu mà được viết tay với những “hạng mục” khen thưởng khác nhau, giáo viên không còn vào điểm (trong học bạ, sổ liên lạc) mà phải viết nhận xét.

Đó là những thay đổi đáng kể sau học kỳ I năm học 2014-2015, học kỳ đầu tiên cả nước thực hiện thông tư 30 của Bộ GD-ĐT về đánh giá học sinh tiểu học.

Những áp lực thành tích thường thấy trước đây đối với học trò không còn. Tuy nhiên với thầy cô thì khác, hầu hết đều kêu oải, nhất là giáo viên bộ môn. Đọc tiếp Trò thảnh thơi, thầy bơ phờ

Những phận đời nghệ sĩ tại chùa Nhật Quang

VENhiều năm nay, ngôi chùa nằm trên địa bàn quận Gò Vấp, TP HCM là nơi chứng kiến những hoàn cảnh, số phận khác nhau của hàng trăm nghệ sĩ sân khấu.

Chùa Nhật Quang (Nhật Quang Tự) là tên gọi phổ biến của chùa nghệ sĩ, nơi an nghỉ của hàng trăm nghệ sĩ sân khấu trên địa bàn TP HCM. Năm 1958, nghệ sĩ cải lương Phùng Há vận động hội Ái hữu nghệ sĩ mua mảnh đất lớn tại quận Gò Vấp, TP HCM với mục đích làm nơi chôn cất cho các nghệ sĩ sau khi qua đời.

WP-20150124-020-4602-1422345607.jpg

Khuôn viên chùa nghệ sĩ.

Đọc tiếp Những phận đời nghệ sĩ tại chùa Nhật Quang

Kiếm tiền tỷ nhờ trồng thanh long ở U Minh Hạ

VEMạnh dạn thử nghiệm trồng cây thanh long trên vùng đất nhiễm phèn U Minh Hạ đã đem về cho hai anh em nông dân miền Tây cả tỷ đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Hữu Phước được xem là người khởi xướng cho phong trào trồng thanh long làm giàu ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Thanh-Long-Ca-Mau-JPG-2071-1422263030.jp

Thanh long trồng ở U Minh Hạ của gia đình ông Phước có chất lượng khá cao.

Đọc tiếp Kiếm tiền tỷ nhờ trồng thanh long ở U Minh Hạ