Cao Thị Lai
Ngay từ lúc con mới bập bẹ bi bô tập nói thì tôi luôn cho con tiếp xúc và gần gũi với các con vật như con mèo, con chó, con gà… Từ chỗ đó, con tôi càng lớn càng rất yêu quý các loài vật.
Câu chuyện tôi sắp kể với các bạn là như thế này:
Tôi có thằng con trai đang bước vào tuổi vị thanh niên. Dù những đêm đi làm hay đi chơi về có khuya đến mấy nhưng con có thói quen gọi con mèo bằng kí hiệu nhất định. Mà con mèo mẹ ấy ngược lại cũng có thói quen giống như thế.
Phát ra tiếng gõ vào cái xoong cheng cheng cheng…, vậy là trong chớp nhoáng con mèo có mặt ngay. Nó bế vuốt ve rồi đặt cạnh người cùng nhau ngủ ngon lành.
– “Con ơi, lần sau con đừng nằm với nó nữa nha con!”
– “Tại sao không tốt hả mẹ?”
– “Vì lông nó rụng ra dính vào người mình không tốt đâu con.”
– “Da, con hiểu rồi mẹ ạ, và từ nay con không cho nó nằm với con nữa.”
– “Con ơi, mẹ bắt được con chuột nhắt, con mang ra ngoài sân đập nó chết đi con!”
– “Mẹ đưa đây cho con.”
Vậy là nó cầm con chuột lên săm soi và thả cho con chuột chạy thoát.
– “Tại sao con lại thả? Con chuột chạy trốn mất rồi.”
– “Mẹ ơi, con không thể nào đập nó chết được vì con thấy tội nó quá!”
– “Con chuột là loại chuyên phá hại mà con. Lần sau con giết nó chết đi và không được thả như thế con ạ!”
– “Da, con biết rồi. Con cảm ơn mẹ nhé!”
– “Con ạ! Mỗi loài vật đều có kí hiệu, tiếng nói riêng của chúng và nó đều có cách tự vệ riêng của chúng. Chúng cũng biết yêu thương và bảo vệ con chúng giống như con người ta vậy.”
– “Vậy à mẹ. Con cảm ơn mẹ đã cho con biết tác dụng và cách tự vệ của các loài vật.”