Cuộc sống miền núi qua ống kính nhiếp ảnh gia nhí
![]() |
15 học sinh ở trường dân tộc bán trú Mản Thẩn (Si Ma Cai, Lào Cai) lần đầu được cầm máy ảnh và học cách chụp hình trong chương trình ‘Photo voice’ (Tiếng nói qua ảnh) do tổ chức Oxfam và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường thực hiện ở Đăk Nông, Ninh Thuận và Lào Cai. 75 bức ảnh của các em trưng bày ở sân trường vào ngày 31/3. Dự kiến dịp 1/6, tất cả ảnh của trẻ em dân tộc thiểu số 3 tỉnh này sẽ được trưng bày tại Hà Nội. |
![]() |
Bức ảnh của một học sinh chụp các bạn chui xuống bể múc nước dọn nhà vệ sinh. Nước sạch là vấn đề nan giải ở vùng cao Si Ma Cai. |
![]() |
Học trò tham gia dọn vệ sinh môi trường cho bản làng sạch đẹp. |
![]() |
Hai học sinh đang cõng đồ đạc về nhà sau một tuần ở trường. |
![]() |
Bức ảnh một tác giả khác ghi lại khoảnh khắc các bạn không ngại bùn đất bắt cá. |
![]() |
Một em gái đang nghịch nước. Anh trai đi học cả ngày, bố mẹ lại bận đi làm kiếm tiền, cô bé 4 tuổi phải chơi một mình. |
![]() |
Tác giả Tố Uyên chụp giờ thực hành môn công nghệ. Với học sinh vùng cao, đồ thực hành là quả đu đủ, rau cải do các em tự trồng ngoài vườn trường. |
![]() |
Tố Uyên cũng ghi lại hình ảnh các bạn làm bánh khoai trong cuộc thi ‘Điều em muốn nói’. Uyên muốn thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong những hoạt động ngoại khóa hiếm hoi và em mong có nhiều hơn nữa. |
![]() |
Trò chơi bập bênh phổ biến với học sinh trường cấp 1 và cấp 2 Mản Thẩn. Thông thường các em chơi trò này vào buổi chiều. |
![]() |
Không chỉ học hành, vui chơi, nhiều em còn giúp những nhà dân neo người cạnh trường trồng trọt. |
![]() |
Những bức ảnh về thiếu nước được các em chụp khá nhiều. Ở vùng cao, người dân luôn phải tiết kiệm nước. Trong ảnh, em Hồng khắc họa hình ảnh ba đứa trẻ 2 tuổi, 5 tuổi, 7 tuổi đang múc nước từ một cái bể rất sâu để có nước rửa tay chân. |
Xem thêm: Vùng cao qua góc ảnh của trẻ em H’Mông
Phan Dương
Vùng cao qua góc ảnh của học sinh H’Mông
![]() |
Bên cạnh chủ đề trường học, đề tài về gia đình, văn hóa người H’Mông cũng được các em khai thác. Trong tấm hình này, em Páo chụp hai người đàn ông trong thôn vác con lợn 80 kg vừa mổ xong để chuẩn bị cho lễ cưới. Em chú thích: ‘Tiệc cưới của người dân tộc thường là 8 món, một bàn ngồi 8 người. Các món được chế biến là thịt lợn, đậu phụ với thịt, lòng xào rau… Đối với người thành phố những món ăn này chưa phải là ngon, nhưng với người quê em thì nó đã ngon rồi’. |
![]() |
Páo còn ghi lại hình ảnh bố đang cho trâu ăn. Trong gia đình em, con trâu là tài sản vô giá, cho sức kéo, cày bừa. Tất cả thành viên đều có nghĩa vụ chăm sóc trâu. |
![]() |
Em Hồng chụp lại hình ảnh bà và mẹ em đang tách hạt ngô để đi bán và dành một ít chế biến thức ăn cho gia đình. Vào dịp cuối tuần, em tranh thủ giúp bố mẹ việc nhà. |
![]() |
Em Chu ghi lại hình ảnh mẹ là cô Cư Thị Chà (51 tuổi) đang nấu cơm. Bữa ăn nhà Chu thường chỉ có cơm và rau. Rau trồng trong khe núi xa, mỗi lần vào đó, bố Chu thường đi hái rau đủ ăn cho vài ngày. |
![]() |
Trong đám cưới ở làng, mọi người sẽ được ăn cơm trắng, hàng ngày, các nhà thường ăn ngô. Ảnh do em Chu chụp. |
![]() |
Chu ghi lại cảnh người lớn, trẻ nhỏ trong làng tụ tập trước màn hình tivi trong đám cưới. Bức ảnh kèm theo chú thích: ‘Bức ảnh này chụp các bà, cô và các bạn nhỏ đang xem phim Tây Du Ký… Em cảm thấy rất vui vì chụp được bức ảnh này, bởi các bà, các cô và các bạn nhỏ đang xem tivi rất là sung sướng. Qua ảnh, em mong bộ phim Tây Du Ký sẽ mãi không cuối để mọi người xem cho vui vẻ’. |
![]() |
Em Mao chụp mẹ là cô Cư Thị Dể (48 tuổi) đang may váy. Mẹ Mao may đồ cho các thành viên trong gia đình, những lúc thừa sẽ mang đi bán lấy tiền mua thức ăn. Trước khi may, cô phải thêu một số hoa văn để ghép vào váy. Công việc này cầu kỳ, tốn thời gian nên những lúc như vậy Mao và bố phải làm việc nhà cho mẹ. |
![]() |
Em Mẩy chụp hình ảnh ba chị em đang đi chăn trâu. Ngoài giờ học, các em phụ giúp bố mẹ làm những công việc trong gia đình. |
Phan Dương
Nhìn những em bé chơi đùa bên mấy con trâu, mình lại nhớ về thuở nhỏ. Ai bảo chăn Trâu là khổ?
ThíchThích