Đi hái cà-phê

Chào các bạn,

Lâu lắm, hôm nay mình mới gặp lại mẹ Thanh. Trong những mẹ mình biết, mẹ Thanh là một trong những mẹ nhanh nhẹn thuộc hàng nhất nhì. Nhờ nhanh nhẹn tháo vát, mẹ Thanh đã nuôi được sáu người con ăn học tử tế vì bố Thanh đã mất khá lâu. Trong sáu người con, có em Thanh, con gái lớn đang học trường Cao đẳng nghệ thuật và em Thủy đang học Cao đẳng Sư phạm, hai em đang trọ học tại Tp. Buôn Ma Thuột còn bốn em nhỏ ở gia đình vẫn tiếp tục đi học.

Mẹ Thanh ngoài bốn mươi tuổi nhưng tóc mẹ Thanh đã bạc gần hết, tuy vậy khuôn mặt mẹ Thanh còn rất trẻ.

Gặp mẹ Thanh, mình nói: “Lâu lắm rồi hôm nay mới gặp lại mẹ Thanh. Hình như mẹ Thanh đi làm xa mới về phải không?”.

Mẹ Thanh cười nói: “Mẹ Thanh đi hái cà-phê thuê ở Đăkmin mới về mấy ngày nay. Mẹ Thanh phải tranh thủ đi hái cà-phê thuê ở Đăkminkiếm tiền đóng tiền học cho các con!”.

Mình hỏi: “Mẹ Thanh đi làm ở Đăkmin được một tháng không?”

Nhẩm tính một tí, mẹ Thanh nói: “Đi được bốn mươi lăm ngày và được trả tiền công: Năm triệu hai trăm ngàn đồng”.

Mình nói: “Mẹ Thanh đi hái cà-phê một tháng rưỡi được chừng đó tiền là rất giỏi. Có những em đi làm bốn mươi lăm ngày giống mẹ Thanh nhưng khi về chỉ được chủ trả một triệu bốn trăm ngàn đồng. Nguyên nhân có những ngày các em làm nhưng không được chủ chấm công, các em không biết, đến khi hái xong đem số chấm công ra thanh toán tiền công các em mới biết, và lúc đó các em nói cách gì người chủ cũng không chịu!”

Mẹ Thanh nói: “Các mẹ cũng bị chủ lừa đó Yăh!”.

Mình nói: “Các em trẻ bị lừa, không chấm đủ ngày công các em đã làm, còn các mẹ bị chủ lừa kiểu gì?”.

“Khi mới đến làm, chủ trả tiền công mỗi ngày một trăm hai mươi ngàn đồng, với điều kiện mỗi ngày hai người phải hái được mười bao, nếu hái hơn mười bao chủ sẽ trả thêm hai mươi ngàn đồng cho một bao. Mẹ Thanh cũng như một số mẹ hái mỗi ngày được mười ba hoặc mười bốn bao, nhưng khi về người chủ không chịu trả thêm số bao hái dư như họ đã nói trước. Riêng mẹ Thanh, ngày thanh toán tiền cho mẹ Thanh, anh chồng thấy mẹ Thanh làm rất giỏi và nhanh nhẹn nên nói chị vợ trả tiền những bao mẹ Thanh hái dư, nhưng chị vợ không chịu và hai vợ chồng đã cãi nhau to tiếng trước mặt mẹ Thanh.”

Hai vợ chồng chủ trẻ hơn mẹ Thanh nên mẹ Thanh gọi hai vợ chồng người chủ là em và xưng chị, đó cũng là cách của anh em đồng bào sắc tộc Buôn Làng mình thường xưng hô khi nói chuyện với người Kinh.

“Vì vậy khi hai vợ chồng chủ cãi nhau, mẹ Thanh nói: Hai em đừng cãi nhau làm mất hạnh phúc gia đình. Những gì hai em nói, bây giờ hai em không trả, chị và mọi người không sao vì chị tin còn có Chúa! Chúa biết hết mọi sự nên Chúa sẽ phân xử sau này!

Sau khi nghe mẹ Thanh nói như vậy, người vợ đã trả thêm cho mẹ Thanh cũng như các mẹ khác mỗi người ba trăm ngàn đồng và hẹn mẹ Thanh mùa cà-phê sang năm nhớ đến hái cho họ.”

Matta Xuân Lành

Một suy nghĩ 10 thoughts on “Đi hái cà-phê”

  1. Đa số mọi người trên thế giới đều biết kính sợ thánh thần, nếu ta nhắc cho họ là có thánh thần biết họ.

    Rất, rất, rất ít người trên thế giới không tin và không sợ thánh thần.

    Vấn đề là người ta tin vào thánh thần khi lời đó nói ra từ một ngươi thánh thiện. Nhưng khi người gian ác nói về thánh thần thi người ta không tin.

    Đa số người nghe có được cảm ứng nhận ra người thiện kẻ ác như thế.

    Thích

  2. Em cảm thấy buồn cho những người có những hành động không thành thật trắng trợn như vậy.

    Cảm ơn chị Xuân Lành về những chia sẻ để em biết thêm về môi trường làm việc của người thuộc dân tộc thiểu số.

    Nam

    Thích

  3. Cám ơn chị Thanh, chị thật thánh thiện.

    Cám ơn chị Lành kể chuyện hằng ngày cho chúng em và cám ơn tất cả bà con Buôn Làng mà chị gặp hằng ngày.

    Chúc chị và bà con luôn bình an.

    Thích

  4. Dear Anh Hai và các bạn

    Em cảm ơn Anh Hai _ Tường _ Nam _ Thu Hương _ Thu Hằng đã chia sẻ.

    Em cảm nhận về đời sống tâm linh đúng như Anh Hai chia sẻ:

    Đối với một người chưa biết gì về thánh thần thì sự hiểu biết và tin vào thánh thần của họ đúng là tùy thuộc vào người thể hiện niềm tin

    Bằng chính đời sống cụ thể hằng ngày của mình, một đời sống thánh thiện hay gian ác!

    Và em cũng không ngờ mẹ Thanh, một người mẹ chẳng được học hành bao nhiêu! Lại biết cư xử tuyệt vời như vậy!

    Em M Lành

    Thích

  5. 1) Tin sâu sắc vào sự phân xử công bằng của Chúa. 2) Nghĩ đến hạnh phúc của người. 3) Không cầu được cho mình, dù đó là điều chính đáng.

    Mình nghĩ là nhờ 3 điều ấy mà lời nói nhẹ nhàng và đầy lòng xác tín của mẹ Thanh đã chuyển hóa được lòng người vợ.

    Một câu chuyện hay. Cảm ơn Xuân Lành.

    Thích

  6. Cám ơn Xuân Lành,

    Việc hành xử cách có Chúa trong lòng mình hoàn toàn không liên hệ gì đến việc mình có nhiều chữ nghĩa , đã đọc bao nhiêu kinh sách, có là chức sắc cao cấp của giáo hội hay không. Nó chỉ lệ thuộc một điều duy nhất: Mình có thật sự yêu Chúa và tin Chúa với trái tim của một trẻ thơ hay không.

    Thích

  7. Em cảm ơn Soeur Xuân Lành-Thư ký xuất sắc của đời sống buôn làng luôn kịp chọn lọc, ghi lại được những mẩu chuyện thật đẹp và tinh tế cho mọi người cùng thưởng thức, hiểu đúng và ngẫm nghĩ .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s