Sức mạnh của dừng lại

Chào các bạn,

Kỳ nghỉ vừa rồi, mình đã tham dự khóa tu mùa đông (winter retreat) tại Làng Mai, Bordeaux, Pháp. Trong khoá retreat, có một thực tập mà mình rất thích và cố gắng giữ tự thực tập và áp dụng sau khoá retreat, đó là việc dừng lại khi có tiếng chuông.

Bạn nào đã đọc cuốn An lạc từng bước chân của thầy Thích Nhất Hạnh sẽ biết là ở Làng Mai có một thực tập là khi nghe thấy tiếng chuông hay tiếng chuông đồng hồ, bất kể khi đang làm, nói chuyện rửa bát, đang đọc sách, đang đi.. thì sẽ dừng lại và theo dõi hơi thở cho đến khi tiếng chuông ngừng, sau đó lại tiếp tục làm.

Ngày đầu tiên, trong buổi hướng dẫn cho các thiền sinh, các sư cô chỉ hướng dẫn rất nhẹ nhàng việc dừng lại. Ban đầu nếu quên thì cũng không sao, nhìn người khác làm là tự khắc mình có thói quen thực tập theo. Và giải thích đây là một cách training để chúng ta tập dừng lại, tĩnh lặng mà không phản ứng ngay tức khắc (re-act) khi có người nói gì, hay đọc được cái gì hay thấy hiện tượng gì.

Khi được thực tập trực tiếp ở Làng Mai, mình đã cảm thấy rằng nếu tất cả nhân loại thực tập được cách dừng lại này thì ngăn chặn được biết bao bao chiến tranh đau khổ. Con người chúng ta rất yếu mềm đến nỗi rất dễ bị những yếu tố bên ngoài “đào tạo” tạo thành thói quen re-active – phản ứng bị động thay vì pro-active – phản ứng chủ động và kiểm soát cái tâm mình. Điều này khoa học tâm lý và thần kinh cũng đã chứng minh. Bạn quan tâm hay có kinh nghiệm ở các môn về tâm lý học trị liệu, khoa học thần kinh (psychology, neuroscience, cognitive science…) chia sẻ thêm về bằng chứng khoa học thì thật hay. Ở khóa retreat này mình cũng gặp nhiều nhà trị liệu và nhà tâm lý học (therapist, psychologist).

Mình nhận thấy rằng thói quen re-active – phản ứng ngay tức khắc rất dễ khiến con người mất tĩnh lặng, và không kiểm soát được phản ứng và cảm xúc của mình lúc đó. Việc dừng lại trước hết để xem có thực sự cần thiết phải phản ứng ngay tức khắc hay nên phản ứng như thế nào sao cho khiêm tốn thành thật và yêu người mà không làm tổn thương người khác.

Trong khoá này mình có gặp một người đã từng là sĩ quan quân đội của Libya. Khi còn trẻ, anh muốn đi học nhưng bị bắt vào quân đội cầm súng từ khi 15 tuổi với lời hứa là sẽ có học bổng cho đi học sau khi vào quân đội. Sau đó thì mọi hứa hẹn là nothing, thay vào đó là phải cầm súng chém giết, bắn nhau. Sau 15 năm, bao nhiêu bắn giết khi chiến tranh kết thúc, anh này bị trầm cảm, bế tắc và cảm giác tội lỗi dằn vặt kinh khủng và muốn tự tử trong khi anh có 4 đứa con nữa. Nhưng rất may có người giới thiệu và anh được tài trợ để đến Làng Mai thực tập theo lối sống chánh niệm. Anh nói, mong ước những người lính của anh đã được học cách sống tĩnh lặng dừng lại này sớm hơn để không phải bắn giết nhau quá nhiều như vậy. Anh hy vọng và mong muốn mang phương pháp thực tập này trở về Libya để hướng dẫn cho trẻ em.

Việc thực tập dừng lại khi nghe tiếng chuông và tập trung vào hơi thở không chỉ là dừng lại cho qua vài giây đó.

Dừng lại là tĩnh lặng.

Dừng lại là bất bạo động, là Gandhi, Mandela.

Dừng lại để thấy Chúa, Phật có ở trong mình.

Dừng lại là khiêm tốn để thấy khi mình khi bị tát một cái, mình có thể đưa nốt má kia cho người ta tát như Jesus dạy hay chưa, hay là mình chỉ muốn tát lại cho người ta vài cái.

Việc thực tập này không quá khó. Các bạn nếu không có tiếng chuông chùa hay chuông nhà thờ, ở trường học có thể nghe tiếng trống. Ngoài đường có thể thay bằng tiếng chuông điện thoại, hay tín hiệu đèn xanh đèn đỏ như Thầy có đề cập trong cuốn sách. Hay gần đây nhất Google đã phát triển mindful bell application, bạn có thể cài đặt cho máy tính của mình. Điều này Thu Hương có giới thiệu trong bài Những tiếng chuông ngân.

Chúc các bạn biết dừng lai trong chánh niệm.

Thân,
Thu Hằng

Một suy nghĩ 8 thoughts on “Sức mạnh của dừng lại”

  1. Hằng làm chị make a wish phải đi Làng Mai và gặp thầy Thích Nhất Hạnh quá! 🙂 Mà hình như mọi người đang vận động để có Làng Mai ở Việt Nam em ạ.
    Chúc em một năm mới bình an và nhiều may mắn 🙂

    Thích

  2. “Dừng lại để thấy có Chúa / Phật ở trong lòng mình”. Cảm ơn Hằng!

    Có phải việc các nhà sư luôn “A Di Đà Phật” trước khi trả lời ai việc gì, đó cũng là một cách dừng lại?

    Mình nhớ ai đó đã bày mình: Mỗi khi nhận biết tâm tham / tâm sân chớm khởi lên, hãy cười và tự niệm thầm “Nam mô, đừng tiếp tục”. Đừng tiếp tục là dừng lại.

    “Dừng lại” để nhận biết và kiểm soát các cảm xúc và suy nghĩ của ta trong từng phút giây…

    Thích

  3. Em cảm ơn cả nhà đã chia sẻ 🙂

    Chị Thuận ơi đúng đó. Đây là lời kêu gọi ký tên vào lá thư để gửi lãnh đạo Việt Nam cho phép Làng Mai được mở chính thức ở Việt Nam, chị có thể xem trên website của Làng http://plumvillage.org/news/love-letter-to-vietnam/,

    Dạ anh Thảo, em nghĩ đó cũng là một cách để cho tâm tĩnh lặng trước khi nói của các nhà sư theo Tịnh độ Tông

    Thích

  4. Dear Hằng,

    Cảm ơn Hằng đã chia sẻ những bài viết giản dị, sống động và sâu sắc, rất hợp với những người trẻ.

    Mình đã từng tham dự khóa tu của Sư Ông ở Làng Mai Thái Lan năm 2013. Khi nghe pháp thoại của Sư Ông, những bài pháp thoại cũng quen thuộc thôi (như mình thường nghe trên trang langmai.org.) nhưng không hiểu sao những khối buồn đau, tủi nhục từ hồi còn nhỏ đến giờ trong người mình vỡ ra, và mình đã khóc rất nhiều. Sau khi khóc thì mình như thành một người mới, can đảm đứng lên sống lại một kiếp khác, giống như được tái sinh kiếp khác.

    Mơ ước của mình là một lần được sang Làng Mai bên Pháp tham dự một khóa tu. Và mình đang hy vọng đủ duyên để được tham dự khóa tu mùa hè tại Làng Mai Pháp năm nay. Hằng có thể vui lòng cho mình xin e-mail của Hằng vì mình muốn hỏi thêm một vài thông tin. E-mail của mình là maibui21@gmail.com.

    Cảm ơn Hằng rất nhiều.

    Thích

  5. Cảm ơn bạn Mai đã chia sẻ 🙂

    Mình rất vui khi nghe những chia sẻ chân thành của bạn. Mình cũng cảm nhận và thấy rất nhiều người có cảm xúc như bạn đã khóc, mình cũng khóc một cách ngon lành khi nghe Sư Ông pháp thoại mặc dù như bạn nói đều là những thứ quen thuộc lặp lại.

    Về việc đi Làng Mai mình đã email cho bạn rồi. Bạn check email nhé

    Chúc Mai ngày vui ^^

    Thích

  6. Cảm ơn Hằng đã chia sẻ một phương pháp có thể nuôi dưỡng thói quen phản ứng chủ động và chánh niệm,thật là hay.như vầy.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s