Phát triển văn hóa: Ẩm thực, tiếng Anh, và Internet – Giao lưu cùng “Cảm xúc online” đài TNND Tp HCM

 

    Tham luận tại Đại Hội Phụ Nữ Việt Nam ở Nước Ngoài
    ngày 19 tháng 11 năm 2013 tại Hà Nội

Có lẽ cách phát triển văn hóa lý tưởng nhất với các gia đình ở nước ngoài là con cái nói và viết giỏi tiếng Việt. Nhưng đây là một đòi hỏi quá lý tưởng đến nỗi trong đại đa số các trường hợp nó là điều không thể. Sự thật mà các bố mẹ ngày nay đều nhận ra là rất khó để con cái lớn lên ở nước ngoài mà có thể nói và viết rành tiếng Việt. Nói thì thường chỉ là bập bẹ, còn viết thì hầu như là số không. Môi trường bận rộn ở nước ngoài thường làm cho bố mẹ không thể có đủ thời gian để dạy con cái tiếng Việt.

Vì thế chúng ta cần phải lưu ý đến những phương cách khác thuận tiện hơn và hữu hiệu hơn để giúp duy trì và phát triển văn hóa Việt Nam trong các thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài. Các phương cách đó là: Ẩm thực, tiếng Anh, và Internet.

I. Ẩm Thực

Kinh nghiệm tại nước ngoài cho thấy nghệ thuật ẩm thực của người Việt có hạng rất cao trên thế giới. Các bài viết trên các tờ báo du lịch thế giới như Lonely Planet nói đến nghệ thuật ẩm thực Việt Nam cao hàng đầu thế giới. Năm 2010 CNN sắp hạng thức ăn Việt Nam tốt cho sức khỏe hạng 3 trên thế giới (http://www.cnn.com/2010/HEALTH/08/25/healthiest.ethnic.cuisines/index.html). Tại các nước có nhiều người Việt ở, một số các món ăn Việt Nam như là Phở, Gỏi Cuốn, Chả Giò, Cà Phê Đá, Cà Phê Sữa Đá, đã trở thành rất quen thuộc với dân bản xứ…

Và con cái Việt Nam, dù lớn lên ở nước nào, cũng đều thích thức ăn Việt Nam hơn là thức ăn bản xứ. Không những thích ăn, các em lại còn thích khoe các món ăn Việt Nam với bạn bè và mang cho các bạn ăn. Nói chung là các em rất hãnh diện về thức ăn Việt Nam. Và đó thường là nét văn hóa Việt Nam đầu tiên mà các em đem ra giới thiệu với bạn bè bản xứ.

Vì vậy ở nước ngoài nét văn hóa Việt Nam đầu tiên mà các em thích thú nhất, hiểu biết nhiều nhất, và mang ra giới thiệu rộng rải nhất, là thức ăn Việt Nam. Các em tự hào về thức ăn Việt Nam, và từ đó tự hào về văn hóa và lịch sử Việt Nam nói chung.

Từ ẩm thực, các em bắt đầu quan tâm đến áo dài và trang phục truyền thống Việt Nam, các ngày lễ hội Việt Nam, nghi lễ phong tục Việt Nam, lịch sử Việt Nam, Hai Bà Trưng là hai vị nữ chúa đầu tiên trong lịch sử thế giới (theo History Of The World của National Georgraphic, Mỹ), những cuộc chiến thắng ngoại xâm, Dân ca Dân nhạc Việt Nam, Triết lý Phật giáo…

Cho nên nếu chúng ta bắt đầu bằng thức ăn để đưa các em sâu hơn vào văn hóa Việt Nam thì đó là một cuộc khám phá rất sâu sắc và đầy hứng thú.

II. Tiếng Anh

Dù là không rành tiếng Việt nhưng đa số con em người Việt ở nước ngoài rành tiếng Anh, kể cả ở các nước ít nói tiếng Anh. Thực ra, phần thảo luận về tiếng Anh này cũng có thể dùng để thảo luận về các ngoại ngữ khác. Nhưng tiếng Anh có tầm mức quan trọng vì (1), như đã nói trên, nhiều con em Việt Nam ở nước ngoài biết tiếng Anh, (2) các thế hệ trẻ hiện nay ở trong nước cũng rành tiếng Anh hơn bất kỳ ngoại ngữ nào khác, và (3) tiếng Anh ngày nay được xem như là ngôn ngữ kinh tế thương mãi chính thức của thế giới. Vì vậy chúng ta cần nghĩ đến việc dùng tiếng Anh để giáo dục văn hóa và lịch sử cho các em ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích các em trong nước phát triển việc dùng tiếng Anh để kết nối với bạn bè quốc tế và để làm việc sau này. Tất cả các điều này chúng ta đều có thể thực hiện dễ dàng ít tốn kém với Internet.

III. Internet

Nếu chúng ta có một số websites chuyên về văn hóa và lịch sử Việt Nam bằng tiếng Anh, thì đó là những nơi mà các em nước ngoài có thể đến thường xuyên để học hỏi.

Và nếu tại các websites đó lại còn có những diễn đàn bằng tiếng Anh để các em có thể làm quen trò chuyện và thảo luận, thì đó là nơi để (1) các em trong nước và ngoài nước có cơ hội kết nối với nhau và (2) các em trong nước có cơ hội sử dụng và thực hành tiếng Anh hàng ngày.

Các websites và diễn đàn tiếng Anh như vậy vừa có nhiệm vụ giáo dục văn hóa lịch sử, vừa giáo dục tiếng Anh, vừa là nơi kết nối giữa trong và ngoài nước. Đương nhiên là ta có thể đặt bất cứ lãnh vực văn hóa nào vào những websites đó, như là ẩm thực, dân ca dân nhạc – kể cả các loại nhạc truyền thống được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Nhân Loại, các lãnh vực nghệ thuật Việt Nam, các danh lam thắng cảnh – kể cả các di tích được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới – và thông tin du lịch…

Những websites như vậy có lẽ ai cũng có thể làm được. Nhưng để các websites này có tính cách chuyên môn và bền vững, thì đây là công việc mà các tổ chức nhà nước và các tổ chức NGO nên quan tâm thực hiện.

Chúng tôi tin rằng đây là những việc dễ làm, ít tốn kém, nhưng hiệu quả trong trường kỳ thì có thể rất lớn cho các thế hệ trẻ của chúng ta.

Trần Lê Túy Phượng
 

Giao lưu với chương trình “Cảm xúc online”, đài Tiếng Nói Nhân Dân, Tp HCM. Mời các bạn click vào ảnh đưới đây để download và nghe:

DSC_1666

Một suy nghĩ 6 thoughts on “Phát triển văn hóa: Ẩm thực, tiếng Anh, và Internet – Giao lưu cùng “Cảm xúc online” đài TNND Tp HCM”

  1. Em cảm ơn chị Phượng đã chia sẻ bài tham luận. Nghe bài nói chuyện qua radio giọng cô phát thanh viên và chị Phượng thân thương quá. Lâu quá rồi em không nghe radio. Nghe radio có một cảm xúc rất khác biệt, lại càng nhớ nhà nữa huhu

    Thích

  2. Dear Chị Hai

    Em cảm ơn Chị Hai về bài chia sẻ rất phong phú cụ thể không vượt quá khả năng nhưng rất khả thi

    Để qua đó mọi người có thể tự hào duy trì bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình

    Chị Hai dù đã xa quê lâu nhưng khi nói tiếng mẹ đẻ vẫn còn chất giọng vui tươi và trẻ trung.

    Em chúc mừng Chị Hai có buổi Giao lưu với chương trình “Cảm xúc online”, đài Tiếng Nói Nhân Dân, Tp HCM rất đặc sắc.

    Tiếc rằng Chị Hai không hát tặng mọi người ca khúc “Quê Hương là chùm khế ngọt” hoặc bài dân ca “Lý quay tơ” 😛

    Cuối cùng em Tạ ơn Chúa vì Chị Hai đã có một chuyến đi ăm ắp yêu thương ấm áp tình thân và an bình.

    Em M Lành

    Thích

  3. Chào cả nhà,

    Mọi người vẫn khỏe?

    @ Quỳnh Linh… cám ơn em luôn support chị. Hôn Cá dùm chị nhé. 🙂 XO

    @ Thu Hằng… sorry chị làm cho em nhớ nhà. Cám ơn em đã support & chia sẻ với chị Hằng nghe. 🙂 XO

    @ Xuân Lành… cám ơn em luôn đồng hành chia sẻ với chị. Đây chỉ là chương trình giao lưu nên không có chuyện hát hò như Lành đã thấy. Em thích 2 bài “Quê Hương là chùm khế ngọt” & “Lý quay tơ” ?
    Chị hứa lần sau khi chị em mình thăm nhau chị nhất định sẽ hát cho em nghe 2 bài này ha. 🙂 XO

    Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng mọi người.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s