Bread and roses: Bài hát của ngày 8/3

 

Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Lịch sử đấu tranh đòi quyền bình đẳng với nam giới của phụ nữ là một cuộc đấu tranh lâu dài và …thầm lặng nhưng không kém phần bền bỉ.

Không chỉ ở các nước ảnh hưởng văn hóa Khổng giáo mới có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mà hầu như toàn nhân loại đều xem phụ nữ là…thứ yếu, luôn luôn đứng sau đàn ông 😀

Ví dụ như phụ nữ Pháp chỉ giành được quyền bầu cử từ năm 1944, và chính thức được thi hành nghĩa vụ công dân từ năm 1945 (sau đàn ông Pháp khoảng…một thế kỷ).

Đọc tiếp Bread and roses: Bài hát của ngày 8/3

Sildeshow Phụ Nữ

 

Chào cả nhà,

Nhân ngày 8/3, gởi đến các bạn slideshows song ngữ “Phụ Nữ” (Women), gồm một số châm ngôn về phụ nữ, và về liên hệ giữa phụ nữ và nam giới.

Chúc tất cả các tác giả cũng như bạn đọc ĐCN tại bất kì nơi đâu trên thế giới Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3 đầy hoa hồng và phúc lành.

Bình an & Sức khỏe,

Túy-Phượng

 

Tình Mẹ

Chào các bạn,

Nói đến yêu người vô điều kiện là nhiều người chúng ta chạy dài. Ối giời ơi, xin bác tha em! Yêu vô điều kiện chỉ có trong sách thôi. Chẳng ai làm được. Chẳng thể nào có được. Em yêu chỉ có một cô mà các điều kiện hàng ngày của cô ấy đã làm em sắp khuỵu rồi đây, đừng bảo là “yêu mọi người”! 🙂

Tình yêu vô điều kiện nghe như là một điều không tưởng. Không thể có thật!

Nhưng…

Đọc tiếp Tình Mẹ

Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Women's Liberation
Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chin thập kỷ đấu tranh vì sự bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là câu chuyện về những người phụ nữ bình thường đã tạo nên những dấu ấn lịch sử; nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh hàng thế kỷ của phụ nữ để tham gia vào xã hội một cách bình đẳng như nam giới. Vào thời Hy Lạp cổ đại, Lysistrata đã khởi đầu một cuộc biểu tình của nữ giới yêu cầu chấm dứt chiến tranh; suốt Cách Mạng Pháp, những người phụ nữ Paris đã diễu hành ở Versailles, kêu gọi cho “Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái”, và đòi quyền được bỏ phiếu của phụ nữ.

Đọc tiếp Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Xin lỗi, tha thứ và cám ơn

 

XIN LỖI

1. Xin lỗi cho những lời hứa tôi đã không thể nào thực hiện, dẫu rằng biết sẽ làm cho ai đó thấy thất vọng…

2. Xin lỗi cho những phút tôi vô tâm, thờ ơ với nỗi đau của bạn…

3. Xin lỗi vì những ích kỷ, những vụng về, những hiểu lầm của tôi đã làm phiền đến bạn.

Đọc tiếp Xin lỗi, tha thứ và cám ơn

Thơ vui 8/3

 

Chào cả nhà,

Xin gửi đến các đức ông chồng và các mẹ, vợ, các chị em những bài “thơ giãn” sưu tầm đặc biệt riêng cho ngày 8/3 cho vui cửa vui nhà.

Thân ái chúc các bạn phụ nữ một ngày trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc bên gia đình yêu thương với các đức ông chồng đáng yêu qua những tâm sự não nuột của các đấng mày râu sau:

 

Bài 1: Đàn Bà Lắm …

Chiều chiều bìm bịp kêu chiều.
Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi!
Ban ngày làm việc tả tơi,
Ban đêm hầu vợ phận tôi đêm trường!
Nằm chung thì bảo…..chật giường,
Nằm riêng lại bảo…..tơ vương con nào!
Lãng mạn thì bảo…..tào lao,
Đứng đắn lại bảo…..người sao hững hờ!!!
Khù khờ thì bảo…..giai tơ,
Khôn lanh thì bảo…..hái mơ bao lần!!!!
Cả đời cứ mãi phân vân
Tơ lòng con gái biết mần sao đây!!!

 

Đọc tiếp Thơ vui 8/3

Những phím dương cầm tím tái

 

Bốn chín ngày

Mẹ xa bốn chín ngày rồi
chỉ còn những vật dùng quen ở mãi
còn những phím dương cầm tím tái
tay con giờ gặp lại
xạc xào rung…
ngày ba lần con mời mẹ xơi cơm
di ảnh mẹ đôi mắt
trời thăm thẳm
cây xõa bóng hiên nhà như chịu tang ngõ vắng
nhớ bước ngày nào đưa mẹ tập dưỡng sinh
có ai vẽ như ngày xưa trẻ lại
hoa rụng về cành trời thấp lại hồng lên
sao trời chỉ cho con có mẹ một lần
cho con gom những câu thơ mới
bốn chín ngày mẹ đi về mãi mãi
để con ở lại với ngày mai
gió thổi và hoa trôi
xin gió, xin hoa cho con câu thơ gặp mẹ mỉm cười

LÊ HÀ
(Tạp chí Tháp Bút-Trung tâm văn hóa TP Hà Nội- CLB văn học- số 17/12/2011)

Đọc tiếp Những phím dương cầm tím tái

8 tháng 3

 

Hoa tràn ngập trên những con phố. Nam giới có ganh tị không khi nữ giới không chỉ có riêng một ngày cho họ?

8 tháng 3, em…áo dài bước ra phố. Em biết con phố xinh thêm mỗi nhịp bước chân qua! Tám tháng ba, em là bông hồng nhỏ khoe hương giữa cuộc đời.

8-3-1908, khẩu hiệu “bread and roses” ngập các ngả đường thành phố New York… Em, con gái, yêu gia đình bằng một tình yêu dịu dàng và nhẫn nại. Chẳng cần biết ai có quan tâm, em vẫn sẽ cắm một đóa hồng vào chiếc lọ thủy tinh, đặt nó lên bàn, và chuẩn bị một bữa ăn.

Đọc tiếp 8 tháng 3

Đặc điểm và Truyền thống Người Phụ Nữ Việt Nam

 

Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Trải qua bốn nghìn năm, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng và lưu truyền trong nền văn học dân gian: bà Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng, bà mẹ Dóng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân… Nguồn tư liệu khảo cổ học cũng bảo tồn những hình tượng thật của người phụ nữ “uy nghi chống nẹ trên chuôi kiếm” hoặc “nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”, Hai Bà Trưng, bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê. Tây Sơn như Thái hậu Vương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, đô đốc Bùi Thị Xuân… đã được ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc.

Đọc tiếp Đặc điểm và Truyền thống Người Phụ Nữ Việt Nam

Phố 8/3 ở Hà Nội

VnExpress

Vài năm nay ở thủ đô có một con phố mang tên ngày Quốc tế phụ nữ. Không chỉ phố, các trường mầm non, chợ, khu tập thể xung quanh đều được gắn kèm với con số mùng 8/3.

Đọc tiếp Phố 8/3 ở Hà Nội

pho0-1349807515_480x0.jpg

Được hình thành từ khu tập thể nhà máy Dệt 8/3, phố 8/3 được đặt tên vào tháng 7/2000.

pho1a-1349807516_480x0.jpg

Phố dài 500 mét, từ bờ tây sông Kim Ngưu đến Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Xưa kia phố thuộc đất trại Quỳnh Lôi, huyện Thọ Xương.